Nhà máy điện rác lớn nhất thế giới

Toàn cảnh nhà máy điện rác 7.000 tỷ đồng ở Hà Nội đã sắp đi vào hoạt động

Dự án nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng.

Dự án chính thức được khởi công từ tháng 9/2019. Khi đi vào vận hành, đây sẽ là nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau nhà máy điện rác Thâm Quyến [công suất đốt 5.000 tấn rác khô mỗi ngày].

Ngày 28/11, trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Tổng giám đốc phát triển thị trường tại Đông Nam Á của công ty Thiên Ý [đơn vị phụ trách dự án] - cho biết, hiện dự án đã hoàn thành được khoảng 90% tiến độ.

"Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện dự án hiện đang bị chậm tiến độ 5 tháng so với hợp đồng đã ký với UBND TP Hà Nội. Nguyên nhân là do các chuyên gia Trung Quốc không thể sang Việt Nam, số lượng công nhân làm việc giảm đáng kể", bà Vân nói.

Đại diện chủ dự án cho biết, nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu. Mỗi giờ nhà máy tạo ra 75 MW điện, tuy không cao so với các nhà máy nhiệt điện, nhưng bù lại có thể giúp Hà Nội xử lý 4.000 tấn rác khô, tương đương 5.000 -5.500 tấn "rác tươi" mỗi ngày.

Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn được chia ra làm 3 giai đoạn. Dự kiến, cuối tháng 1/2022, giai đoạn một gồm một tổ máy sẽ bắt đầu được đưa vào vận hành, căn chỉnh, hiệu chỉnh kỹ thuật. Lò đốt đầu tiên sẽ được vận hành với công suất 800 tấn/ngày [tương đương 1.000 tấn "rác tươi" vào nhà máy.

Giai đoạn 2 sẽ có tổ máy với 2 lò đốt với hệ thống kỹ thuật khác cũng sẽ được cân chỉnh và vận hành vào cuối tháng 2/2022, công suất đốt 2.400 tấn/ngày [tương đương 3.000 tấn "rác tươi" vào nhà máy]. Cuối tháng 3/2022, hệ thống còn lại được đưa vào vận hành, tất cả 5 lò đốt sẽ hoạt động với công suất đốt 4.000 tấn/ngày [tương đương với 5.000-5.500 tấn "rác tươi". 

Đại diện chủ dự án cho hay, hiện khối lượng rác của TP Hà Nội là 7.000 tấn/ngày và lượng rác của Hà Nội chở lên bãi rác Nam Sơn là từ 5.000 - 5.500 tấn/ngày. Khi nhà máy điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động sẽ xử lý được toàn bộ khối lượng rác đang đưa lên bãi rác Nam Sơn.

Nhà máy có 14 cửa đổ rác được thiết kế phù hợp với từng loại xe khác nhau. Khi xe đến gần, cửa đổ rác sẽ tự động mở.

Nhà máy được thiết kế để mỗi xe chỉ mất 3 phút đi vào đổ rác rồi đi ra. Đầu tiên, xe sẽ chạy qua trạm cân để xác định khối lượng. Sau đó, xe chạy lên cầu vượt vào nhà máy.

Hiện các hạng mục của nhà máy đang được gấp rút hoàn thiện.

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tại công trường, tất cả công nhân đều phải đeo khẩu trang đầy đủ.

Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nhà máy sẽ không phải phân loại rác thải từ đầu nguồn mà tất cả rác thải đều đốt được. Ngoài ra, nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ. Nhiệt độ trong lò đốt luôn được đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn nên có ưu điểm rất lớn về bảo vệ môi trường, độ bền của lò đốt được ổn định lâu dài.

Các công nhân "treo mình" làm việc tại dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn.

Hiện tại, bên ngoài nhà máy đã được thiết kế thành khuôn viên vui chơi, người dân có thể đến tập thể dục và tham quan. Bên trong nhà máy có một khu riêng sẽ là nơi tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ môi trường.

Trần Thanh

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Ngày 20/1, Nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức đi vào hoạt động với công suất đốt giai đoạn 1 đạt 800 tấn rác/ngày. Tới tháng 3/2022, khi tất cả các lò đi vào hoạt động nhà máy sẽ đốt tới 70% số rác Hà Nội thải ra mỗi ngày.

Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn do Tập đoàn Thiên Ý làm chủ đầu tư, nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn. Đây là nhà máy Điện rác lớn nhất Việt Nam và là nhà máy điện rác lớn thứ hai thế giới, sau công trình tại Thâm Quyến, Trung Quốc.

Dự án này được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu, công suất đốt 4.000 tấn rác mỗi ngày, thu được 75 MW điện mỗi giờ.

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động, góp phần làm giảm 'gánh nặng' cho việc xử lý rác thải tại Hà Nội.

Nguồn nguyên liệu rác sẽ được lấy trực tiếp từ rác thải sinh hoạt không phân loại của 9 quận nội thành và 5 huyện [Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn].

Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 6.500 tấn rác thải sinh hoạt. Số lượng rác thải này được thu gom, phân luồng vận chuyển về 2 khu xử lý rác tập trung của thành phố là Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.

Riêng với Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, mỗi ngày nhà máy tiếp nhận khoảng 5.000 tấn/ngày. Với việc Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động ổn định, sẽ xử lý khoảng 70% tổng lượng rác phát sinh hàng ngày của Hà Nội.

Hàng nghìn tấn rác thải của địa bàn Hà Nội sẽ được Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đốt để sản sinh năng lượng.

Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, lò đốt số 3 sẽ đi vào hoạt động từ ngày 20/1 với công suất đạt 800 tấn rác/ngày. Lượng rác tiếp nhận mỗi ngày tại nhà máy là 1.000 tấn/ngày. Trong thời gian này, tổ máy số 2 sẽ phát điện với công suất 15MW.

Trước đó, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã từng thông báo vận hành thử nghiệm trong tháng 9/2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch, thiếu công nhân, các chuyên gia nước ngoài và khó khăn nhập máy móc khiến tiến độ hoàn thành chững lại.

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 20/2, lò đốt số 2 và 4 sẽ vận hành với công suất 800 tấn/lò/ngày. Tổ máy phát điện số 1 phát điện với công suất cả tổ 1 và 2 là 45 MW.

Từ ngày 25/3, lò đốt số 1 và số 5 hoạt động. Đây là giai đoạn số 3 cũng là giai đoạn cuối cùng của dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn. Công suất của 2 lò đốt đạt 800 tấn/lò/ngày. Tổng công suất phát điện của 3 tổ máy [tổ 1, 2,3] là 75MW. Khối lượng tiếp nhận rác vào nhà máy đạt mức 5.000 tấn/ngày.

Bùi Hằng [T/h]

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 163/QĐ-UBND chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [huyện Sóc Sơn].

Theo đó, từ ngày 20/1, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn sẽ chính thức đi vào hoạt động với việc vận hành lò đốt rác số 3 công suất 800 tấn rác/ngày, công suất phát điện 15MW. Sau khi hoàn thiện cả 3 giai đoạn, tổng công suất tiếp nhận, xử lý rác thải của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn là 5.000 tấn/ngày.

Theo quyết định, tiến độ dự án sẽ được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1, ngày 20/1, lò đốt số 3 sẽ chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/ngày; rác tiếp nhận vào nhà máy 1.000 tấn/ngày. Tổ máy số 2 phát điện công suất 15MW.

Giai đoạn 2, ngày 20/2, lò đốt số 2, số 4 sẽ chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 3.000 tấn/ngày. Tổ máy số 1 phát điện. Công suất phát của cả 2 tổ máy [1 và 2] là 45MW.

Giai đoạn 3, ngày 25/3, lò đốt số 1, số 5 sẽ chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 5.000 tấn/ngày. Tổ máy số 3 phát điện. Tổng công suất phát điện của 3 tổ máy [1, 2, 3] là 75MW.

Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn của Tập đoàn Thiên Ý nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy được giới thiệu "sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu", công suất đốt 4.000 tấn rác mỗi ngày, thu được 75 MW điện mỗi giờ.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn từng thông báo tháng 9/2021 vận hành thử nghiệm tuy nhiên dự án đã bị chậm tiến độ nhiều tháng vì dịch Covid-19 bùng phát, nhà máy thiếu công nhân và chuyên gia nước ngoài, việc nhập máy móc thiết bị cũng chậm trễ.

Người dân thủ đô kỳ vọng công trình này sẽ sớm đi vào hoạt động ổn định, bởi các bãi chôn lấp rác của Hà Nội đều đã quá tải từ lâu.

Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 6.500 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom, phân luồng vận chuyển về 2 khu xử lý rác tập trung của thành phố là Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn [huyện Sóc Sơn], tiếp nhận khoảng 5.000 tấn/ngày và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn [thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì], tiếp nhận khoảng 1.500 tấn/ngày. Việc xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. 

Với việc Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động ổn định, sẽ xử lý khoảng 70% tổng lượng rác phát sinh hàng ngày của Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề