Nhà máy thủy điện hòa bình được xây dựng trên dòng sông nào của vùng trung du và miền núi bắc bộ

kể tên 1 số nhà máy thủy điện ở miền núi phía Bắc [trung du miền núi Bắc Bộ] của nước ta? Và đường xây dựng trên sông nào?

Các câu hỏi tương tự

Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện? 

A. Hoà Bình. 

B. Thác Bà. 

C. Uông Bí. 

D. Sơn La.

Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?

A. Hoà Bình.

B. Thác Bà.

C. Uông Bí.

D. Sơn La.

Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Dầu lửa

B. Khí đốt

C. Than đá

D. Than gỗ.

Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông Đà. Thủy điện Sơn La là thủy điện có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay.

Đáp án: A.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình.

B. Móng Cái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kan.

C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

D. Cẩm Phả, Cao Bằng, Hà Giang, Uông Bí.

Xem đáp án » 11/09/2019 27,763


Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Cho đến nay đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.
 

Công trình khởi công xây dựng ngày 6/11/1979, khánh thành ngày 20/12/1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 MW, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 KW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ KWh. Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã được khánh thành. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có nhiệm vụ chính là:

-  Chống lũ: Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55%lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.

-  Phát điện: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994 cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm [Thành phố Hồ Chí Minh] hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam.
 

Những năm gần đây, nhà máy thủy điện Hòa Bình đang ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến sự tuyệt vời trong kiến trúc và không khỏi trầm trồ thán phục khả năng của con người khi ngăn sông, đắp đập để làm ra một nhà máy thủy điện có quy mô hoành tráng như vậy. Và đây cũng được xem là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hòa Bình mà bạn nên tới
 

Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là

Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào ?

Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là

Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

Đâu không phải là thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc ?

Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

Vào mùa đông, khu vực Tây Bắc đỡ lạnh hơn Đông Bắc là do

Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ trên sông Đà.

Thủy điện Hòa Bình [TĐHB] - công trình thế kỷ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 tại TP Hoà Bình. Nơi những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân khắp mọi miền Tổ quốc có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, công việc vất vả, hiểm nguy, nhưng nhiệt huyết của tuổi trẻ lao động đã thúc giục những bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân biến dòng sông thành nguồn điện sáng. Mọi người không quản khó khăn, gian khổ, hăng say lao động tới 3 ca, 4 kíp, trắng đêm "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Những khẩu hiệu lao động giờ đây đã trở thành huyền thoại như "Cao độ 81 hay là chết” đã thể hiện tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say, vượt khó của thế hệ trẻ trên công trường.

Ròng rã hơn 5.000 ngày đêm miệt mài lao động, sáng tạo của các kỹ sư, công nhân, công trình TĐHB chính thức hòa lưới tổ máy số 1 vào cuối năm 1988, cuối năm 1994 hoàn thành toàn bộ công trình với 8 tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.920 MW. 

Sau hơn 30 năm vận hành, đến năm 2021, nhà máy đã cung cấp cho đất nước tổng sản lượng trên 250 tỷ kWh, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước của tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TĐHB tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, bảo đảm an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

TĐHB còn phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt.

Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, TĐHB đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 [khi hồ chứa đã đầy] lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ. 

TĐHB còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng, tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ chiếm 65 - 70% tổng lượng xả từ tất cả hồ thủy điện lớn ở phía Bắc, giúp các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng.

Theo đồng chí Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty TĐHB, Nhà máy TĐHB là công trình thủy điện lớn thứ hai ở Việt Nam và cũng là một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều năm liên tục là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện quốc gia, đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Để tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá của các hồ thuỷ điện trên thượng nguồn, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước, đầu năm 2021, dự án Nhà máy TĐHB mở rộng chính thức được khởi công, xây dựng thêm 2 tổ máy công suất 240 MB, nâng tổng công suất Nhà máy TĐHB lên 2.400 MB, bằng công suất thủy điện Sơn La.

Dự án Nhà máy TĐHB mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đang được liên doanh các nhà thầu triển khai đồng bộ các hạng mục, mục tiêu đưa tổ máy số 1 phát điện vào quý II/2024; tổ máy số 2 phát điện và hoàn thành công trình vào quý IV/2024. Sản lượng phát điện bình quân 488,3 triệu kWh/năm.

Có thể nói, Nhà máy TĐHB giai đoạn 2 là sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Hồng Trung

Video liên quan

Chủ Đề