Nhà ở nông thôn có kiến trúc như thế nào

Vẻ đẹp kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam truyền thống TIN121087

Ngày đăng: 21/08/2017

Xuất phát từ nền nông nghiệp, Việt Nam là một quốc gia mang nhiều nét văn hóa đậm đà, đặc trưng riêng. Kiến trúc- xây dựng nhà ở cũng là một trong những đặc trưng độc đáo, góp một phần tạo nên kho tàng văn hóa – nghệ thuật kiến trúc của dân tộc và phản ánh sự tài hoa, bản sắc của người Việt từ xưa cho đến nay.

Kiến trúc nhà ở nông thôn- mà đặc biệt là hình ảnh ngôi nhà trong quan niệm truyền thống của người Việt không chỉ là một nơi để ở, để đi, để trở về, là nơi che nắng che mưa,… mà còn là nơi giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, nét đẹp của gia đình, là nơi lưu giữ và kế thừa những giá trị mà các thế hệ ông cha đã để lại. Bởi vậy, cả đời người cũng chỉ cố gắng xây được ngôi nhà cho khang trang, sạch đẹp, mong muốn con cháu gìn giữ và phát huy. Chẳng vậy mà trong mỗi người dân Việt, dù đi đâu, thì nhà luôn là nơi cuối cùng mà mỗi người muốn được trở về, được trọn vẹn trong sự quay quần, ấm áp của tình yêu thương gia đình.

Kiến trúc nhà ở nông thôn gần gũi

Trên khắp cả nước, do khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội mà mỗi vùng, nhà ở cũng có những đặc trưng riêng để phù hợp nhất với thói quen và nhu cầu sử dụng của từng vùng. Ví dụ như nhà ở nông thôn vùng Nam bộ cũng có khác biệt với kiến trúc nhà ở nông thôn Bắc Bộ. Hay kiến trúc nhà ở của đồng bào dân tộc khác với kiến trúc nhà ở vùng đồng bằng. Kiến trúc nhà ở miền núi khác biệt so với nhà ở vùng ven biển… Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc nhà ở nông thôn Việt nam mà đặc trưng là kiểu kiến trúc nhà ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tham khảo những mẫu nhà cấp 4 nông thôn để có thêm ý tưởng thiết kế và xây dựng nhà ở đẹp cho gia đình mình.

Văn hóa kiến trúc nhà ở nông thôn đang có vấn đề

10:00 01/04/2020
Có vẻ như đã - đang còn tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân còn tương đối hạn chế kiến thức về văn hóa kiến trúc?! Và dường như điều này không chỉ xuất hiện ở riêng vùng nông thôn mà cả thành phố nữa. Tìm được một ngôi nhà hiện đại xấu xí tại nhiều đô thị cũng không khó hơn là tại các vùng quê.

  • Cấp phép xây nhà ở nông thôn không cần bản vẽ


Từ trước đến nay Việt Nam không hề thiếu những kiến trúc sư tài năng như Hoàng Đạo Kính, Ngô Viết Thụ, Hoàng Thúc Hào, Võ Trọng Nghĩa… nhưng nếu nói về kiến thức kiến trúc phổ thông trong đời sống một bộ phận không nhỏ" người dân lao động thì vẫn còn rất thiếu.

Cũng bởi tầm nhìn về văn hóa nói chung còn bị hạn chế thành ra rất nhiều người không hề có một khái niệm về ngôi nhà đẹp cho riêng mình. Vậy nên khi xây nhà họ bê nguyên xi những gì mình đã nhìn thấy trên tivi, mạng Internet, hoặc bắt gặp ở cứ đâu đó trong cộng đồng… rồi "sao y bản chính" hoặc là cóp nhặt một hoặc vài chi tiết nào đó rồi mang đặt lên ngôi nhà của mình.

Những ngôi biệt thự thô kệch đang phá hỏng cấu trúc cảnh quan nông thôn.

Chính vì sự vay mượn như thế mới xuất hiện hàng loạt những ngôi nhà ở mang tính chất lai căng nửa ta nửa tây; nửa hiện đại nửa cổ điển, kiểu như: Một ngôi biệt thự nông thôn đội trên phần nóc cái tòa chóp của Nhà hát Lớn Hà Nội. Rồi thì một ngôi biệt thự kia phần dưới chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc Pháp nhưng phần ngọn lại là kiểu kiến trúc của vùng Ả - rập, vùng Tây Á. Lại không thiếu những ngôi nhà mà phần gốc là kiểu kiến trúc truyền thống nhưng mảng nóc thì lại "đậm đà bản sắc"… Ba Tư hoặc của vùng Trung Á… thôi thì muôn kiểu tạp pí lù, không khác gì một nổi lẩu với đủ món thượng vàng hạ cám.

Ở chiều ngược lại, tác động tiêu cực lên cảnh quan của một ngôi biệt thự xấu tại nông thôn nhiều khi lại lớn hơn so với một ngôi nhà hộp xấu tại thành phố. Sự khác biệt về kích thước là một yếu tố, nhưng ở các khu vực đô thị, con người vốn đã chấp nhận sự lộn xộn trong không gian và vì vậy mà dễ bỏ qua một ngôi nhà xấu. Nhưng tại nông thôn, nơi mà không gian giữa các ngôi nhà được mở ra theo cả chiều cao và chiều rộng, một toà biệt thự xấu sẽ giống như "cái gai trong mắt" người quan sát, làm hỏng gần như toàn bộ bố cục chung quanh.

Vậy thì những ngôi biệt thự nông thôn Việt Nam xấu ở điểm nào?! Quan trọng nhất, chúng ta phải nói đến tính rời rạc - phần nhiều biệt thự nông thôn về cơ bản chỉ là hai, ba ngôi nhà hộp liền kề không có tường ngăn cách với nhau. Nếu như những ngôi nhà hộp này được sắp xếp thành một khối theo hàng dọc, giống như một ngôi nhà ngang được xây cao lên, thì cũng không có gì đáng nói cả. Nhưng mà chính vì cách đặt các khối một của toà biệt thự không thẳng hàng [thường là theo hình chữ "L" cụt] mà người quan sát có thể nhận ra từng ngôi nhà hộp nhỏ làm nên toà biệt thự. Điều này còn rõ hơn khi toà biệt thự sử dụng hai kiểu mái khác nhau cùng một lúc như mái bằng và mái chóp.

Thông thường thì những ngôi biệt thự nông thôn sẽ có một khoảnh vườn nhỏ trên - dưới 1 sào Bắc bộ. Sự rời rạc được thể hiện ngay ở đây với việc hầu hết gia đình để khoảnh vườn này trở thành "diện tích chết", được sử dụng chỉ với mục đích làm nơi đỗ xe, hoặc là nột khu vườn tạp không hề được quy hoạch. Một toà biệt thự ba, bốn tầng nằm giữa một "không gian chết" như thế thì cũng không khác gì được xây trên một ốc đảo biệt lập, nhưng khác với ốc đảo là những mảng màu xanh giữa sa mạc, thì những ngôi biệt thư này lại như xa mạc giữa bối cảnh đầy màu xanh của nông thôn.

Sự rời rạc cũng thể hiện trong ngôi nhà. Nhiều ngôi biệt thự được xây dựng với trần cao quá, trong khi việc bài trí nửa trên [so với tầm mắt trung bình của con người] lại không được quan tâm, do vậy điều đó vô tình lại tạo ra một "không gian chết" nữa. Tất nhiên là xây trần cao có tác dụng điều hoà không khí trong những ngày hè nóng nực, nhưng bất kỳ ích lợi nào của việc đó lại bị mất hết do cách bố trí số cửa ra vào và cửa sổ vốn đã ít ỏi. Dòng không khí không được tự do thổi khắp ngôi nhà rồi thoát ra ngoài, tạo nên sự tù túng, nóng nực, buộc những người trong nhà phải dựa hoàn toàn vào các thiết bị điện lạnh.

*

Sau khi đã xác định xong về sự xấu xí và thiếu hiệu quả về mặt công năng của những ngôi biệt thự vùng nông thôn, chúng ta có thể chuyển sang nói về cách cải thiện tình trạng này. Những bước sửa đổi trên thực tế nhằm làm đẹp lên các ngôi biệt thự nông thôn, có lẽ chúng ta nên để cho các kiến trúc sư giải quyết. Thế nhưng ngay cả việc tìm được một kiến trúc sư ở các vùng nông thôn cũng rất khó.

Những ngôi biệt thự xấu xí đang càng ngày ít đi ở nông thôn Scotland [ảnh chỉ mang tính minh họa]

Hầu hết các kiến trúc sư thực thụ đều tập trung làm việc tại đô thị vì đây là thị trường có nhu cầu nhiều hơn. Cùng với đó thì trong nhiều trường hợp, bởi xuất phát từ tư tưởng "một năm làm nhà ba năm làm cửa" cho nên thật khó để người nông dân sẵn sàng chi ra thêm một số tiền để thuê kiến trúc sư thiết kế cho "cái tổ" của mình vì trong quá trình xây nhà, bởi hạn chế về tiền bạc mà họ phải "liệu cơm gắp mắm".

Chính sự thiếu bàn tay chỉ dẫn của các kiến trúc sư thành ra mới dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kiến trúc biệt thự nông thôn. Gia chủ tự thoả thuận với nhà thầu về thiết kế biệt thự, trong khi cả hai bên đều không có kiến thức về kiến trúc, do vậy họ chỉ biết chạy theo những gì đã từng thấy trên Internet, tivi… thay vì nhìn ra không gian xung quanh để tìm hiểu xem một ngôi nhà đẹp cần gì - kể cả một chiếc mái nhà có đẹp đến đâu đi nữa, thì toàn bộ ngôi nhà cũng sẽ trở nên xấu xí nếu phần mái đó không phù hợp với cảnh quan chung quanh.

Đây là một điều vừa đáng tiếc, vừa đáng ngạc nhiên, vì kiến trúc truyền thống nông thôn Việt Nam vốn khá là quy củ. Kể cả với một ngôi nhà hai gian ba chái vùng đồng bằng hay một ngôi nhà sàn ở khu vực miền núi, cao nguyên… thì thông thường cũng được xây dựng theo những quy tắc rất logic như cửa nhà xoay về hướng Nam, và theo lối phong thủy truyền thống kiểu "trước cau, sau chuối"… Những quy tắc này vừa tăng tính công năng sử dụng của ngôi nhà, vừa khiến nó trở thành một phần tất yếu của bức tranh cảnh quan làng quê, chứ không phải làm một "tâm điểm" hội tụ những điều xấu xí nhất của các phong trào kiến trúc thị như nhiều ngôi biệt thự nông thôn đã - đang xuất hiện.

*

Từ rất lâu tại các vùng nông thôn của Scotland đã có những hội nhóm mang một cái tên rất thân thiện: "Cùng nhau sửa nhà". Mỗi khi có một hội viên có nhu cầu tu sửa nhà thay vì xây mới thì các hội viên khác sẽ cùng chung tiền và đóng góp công sức để giúp người đó sửa lại nhà. Nhờ có những hội nhóm này mà nhiều ngôi nhà cổ Scotland đã được cứu vớt khỏi cảnh xuống cấp hay bị phá đi để làm biệt thự.

Những ngôi biệt thự mang hình thù nửa tây nửa tàu tại các vùng nông thôn là một biểu hiện của sự du nhập các yếu tố kiến trúc ngoại lai vào không gian Việt, và sự xấu xí của chúng cho thấy rõ thất bại của cách tiếp cận này. Mà một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng nói trên là xuất phát từ việc hạn chế về tầm nhìn văn hóa. Xem ra, một ngôi nhà chỉ có thể đẹp khi nó hoà nhập được vào với bản sắc văn hóa, với linh hồn của khu vực đó, mà tại nông thôn Việt Nam thì đó là đường làng, cổng làng, đình chùa mếu mạo, đồng ruộng, chợ phiên…

Thiết nghĩ, thay vì xoá bỏ đi tất cả để dựng lên [cậy có tiền!] những tòa biệt thự vô hồn và lạc lõng bởi sự vay mượn vô lối như đã - đang xuất hiện nhan nhản tại khắp các vùng nông thôn từ miền xuôi tới miền ngược như hiện nay. Chỉ có như thế may ra mới có thể bảo tồn được không gian văn hóa thuần Việt tại các vùng nông thôn tại thời điểm trước mắt cũng như lâu dài.

# nhà ở nông thôn văn hóa kiến trúc vùng quê
Facebook Twitter Link gốc

Đặt vấn đề

Nhà ở nông thôn là một vấn đề văn hóa xã hội đã được đề cập tới từ nhiều năm trước đây với nhiều góc nhìn khác nhau từ các chuyên ngành xã hội, kiến trúc, quy hoạch không gian, lịch sử. sinh thái môi trường…điều này thể hiện sự phức tạp cũng như tính cấp thiết trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Điều này cũng là lẽ hợp lý vì chúng ta có tới gần 70% dân số là nông dân, hiện đang sống tại nông thôn.

Công nghiệp hóa, đô thị hóa….đang dần biến không gian cư trú ở nông thôn thành “sân sau” của đô thị, nơi chứa đựng cả những cái tốt lẫn những điều bất cập: Ô nhiễm môi trường do rác thải đô thị, ô nhiễm các dòng sông và nguồn nước, ô nhiễm những tệ nạn xã hội và cả sự biến dạng của không gian cư trú nông thôn, trong đó có nhà ở nông thôn

Để phát triển hài hòa và bền vững hơn ở nông thôn, Đảng và Nhà nước triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí làm thước đo cho khái niệm này, trong đó nhà ở nông thôn mới [NONTM] phải đảm bảo các yêu cầu: NƠNTM “3 cứng” [nền cứng, khung cứng, mái cứng]. Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Đối với khu vực đồng bằng, diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m²/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m²/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m² trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m² trở lên. Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên. Kiến trúc, mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống truyền thống của địa phương, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống cũng như kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng…. [Dựa theo theo Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương Đảng, Bộ Xây dựng đã điều chỉnh một số tiêu chí nhà ở nông thôn đã được quy định tại Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bổ sung thêm hướng dẫn thực hiện theo thông tư trên]. Những tiêu chí nêu trên có lẽ mới chỉ phản ánh về phương diện hình thức, chưa phản ánh đúng và đủ những yếu tố tác động và cấu thành cấu trúc NONTM, chưa làm rõ được bản chất của vấn đề, do đó sẽ không thấy hết được những việc cần phải làm trong định hướng phát triển NONTM.

Có thể thấy nhà ở thấp tầng đang dần được thay thế bằng nhà ở cao tầng. Đây là một xu hướng khách quan, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế đô thị công nghiệp dịch vụ. Nhưng ở nông thôn, nơi đang diễn ra quá trình thay thế phương thức sản xuất cũ bằng những mô hình phát triển kinh tế mới, điều này sẽ tác động tới bộ mặt nông thôn thế nào? Công nghiệp và dịch vụ của nông thôn sẽ dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra các giá trị gia tăng là điểm khác biệt đối với các ngành công nghiệp của đô thị hiện hữu. Có nhiều quan điểm cho rằng: Một khu vực nông thôn phát triển mạnh sẽ dẫn đến quá trình đô thị hóa như các đô thị công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước châu Âu phát triển cũng đã có nhiều quan điểm khác cho rằng: Nông thôn sẽ xuất hiện quá trình đô thị hóa, nhưng là sự đô thị hóa theo hướng trở thành một đô thị nông nghiệp. Vì vậy, NONTM cũng sẽ không đi theo con đường phát triển của nhà ở tại các đô thị đã hình thành như hiện nay – Đó cũng là sự phát triển bền vững hơn cho môi trường nông thôn

Vì lý do đó, tác giả muốn nhìn nhận NONTM dưới góc độ là một vấn đề xã hội, được hình thành và phát triển một cách khách quan, tìm ra các quy luật chi phối sự hình thành NONTM, từ đó có được các giải pháp kiến trúc cũng như quản lý phù hợp với thực tiễn phát triển nông thôn mới của chúng ta

Kiến trúc nhà ở nông thôn sau hơn 30 năm đổi mới

[Tạp chí KTVN 229] – Diện mạo kiến trúc và đời sống nông thôn nước ta sau hơn 30 năm đổi mới và sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến rõ rệt. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cùng gia tăng dân số và công cuộc CNH – HĐH đang làm cho kiến trúc nhà ở nông thôn nhiều nơi thay đổi toàn diện. Tuy nhiên, phát triển nhưng thiếu kiểm soát trong mảng quy hoạch và kiến trúc nhà ở như hiện nay cảnh báo những nguy cơ về tổ chức không gian kiến trúc ở đang bị mất đi bản sắc. Trong đó sự biến đổi nhanh về hình thức kiến trúc nhà ở truyền thống sang hình thức kiến trúc nhà ở kiểu đô thị trong thời gian qua diễn ra tràn lan, không phù hợp với kiến trúc cảnh quan khu vực nông thôn nhất là trong Tiểu vùng nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng mà bài viết này đề cập đến.

Nhà ở dạng gian thò, gian thụt phổ biến ở vùng ĐBSH

Thực trạng tổ chức không gian làng, xãTiểu vùng nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng [TVNĐBSH]

Làng xã tại TVNĐBSH được chia thành 03 vành đai, có đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc như sau: [i] Vành đai sát biển có đê biển gắn với trồng rừng ngập mặn, nuôi tôm cua và các loại hải sản khác. Khu vực này hình thành trang trại nuôi trồng thủy sản. Các công trình xây dựng phân tán theo vị trí và quy mô của các trang trại; [ii] Vành đai 2 từ đê biển đến đường QL10, các khu vực dân cư mới làm nghề trồng cói, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản; [iii] Vành đai 3 nằm sâu trong đất liền gắn với các khu vực dân cư cũ, khu vực sản xuất lúa, trồng cây hàng năm và lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc nhà ở

Nhà ở gắn với sản xuất nông nghiệp hộ gia đình có 3 loại bao gồm: [i] Nhà ở gắn với sản xuất lúa, hoa màu: Khuôn viên có diện tích khoảng 250 -1000m2. Diện tích sân, vườn, nhà phụ có xu hướng thu hẹp. Diện tích nhà chính có xu hướng mở rộng. Các thành phần chức năng trong khuôn viên như nhà chính, nhà phụ, khu vệ sinh, sân, cổng, tường rào, vườn. Các thành phần chức năng có xu hướng hợp khối. Bố cục không gian có sự biến đổi từ cấu trúc khuôn viên nhà truyền thống sang khuôn viên nhà theo kiểu đô thị: Nhà vườn, nhà chia lô; [ii] Nhà ở gắn với trang trại nuôi trồng thủy sản: Loại nhà ở nông thôn gắn với các mô hình trang trại chăn nuôi thủy sản tập trung tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình thuộc TVNĐBSH. Nghề nuôi trồng thủy sản như nuôi ngao, tôm, cá là chính. Loại khuôn viên có diện tích rộng trung bình khoảng 2ha; [iii] Nhà ở gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm: Loại nhà ở nông thôn gắn với các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tại các tỉnh thuộc TVNĐBSH. Khuôn viên có diện tích rộng khoảng 1000-5000m2. Diện tích vườn, ao, nhà phụ có xu hướng mở rộng.

Nhà ở gắn với mô hình trang trại: TVNĐBSH có 4 loại hình trang trại chính: Trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ ít, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản là chủ yếu.

Nhà ở kết hợp với sản xuất thủ công tại các làng nghề truyền thống: Nhà ở trong làng nghề ở TVNĐBSH luôn gắn với mỗi nghề và có đặc trưng riêng như: chế tác đá mỹ nghệ, chế biến cói; thêu, ren; nghề gốm sứ; nghề mây, tre đan, tăm hương; nghề mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ; nghề cốt chăn bông; nghề cơ, kim khí.

Nhà ở kết hợp với dịch vụ, thương mại: Khuôn viên nhà khoảng 100-300m2. Diện tích nhà được tận dụng triệt để cho hoạt động dịch vụ thương mại. Chức năng cửa hàng dịch vụ có xu hướng mở rộng nên bố cục không gian có sự biến đổi mạnh mẽ từ cấu trúc khuôn viên nhà truyền thống sang khuôn viên nhà liền kế đô thị lấy cửa hàng dịch vụ, sân làm không gian chủ đạo.

Thực trạng quản lý phát triển nhà ở nông thôn

Thực trạng quản lý xây dựng hạ tầng làng, xã: Công tác quản lý theo ngành dọc từ bộ, sở, đến phòng quản lý đô thị huyện, phòng địa chính xây dựng xã. Tuy nhiên, trách nhiệm của các bộ phận được phân cấp quản lý chưa rõ ràng, văn bản pháp quy triển khai định hướng chưa đi thẳng vào nội dung cụ thể, chưa đủ sâu về khía cạnh thực tiễn.

Thực trạng quản lý thiết kế nhà ở nông thôn: Việc quản lý hoạt động thiết kế được phân cấp cho phòng quản lý đô thị của huyện. Việc cấp phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn tại khu vực đã có quy hoạch như khu vực tái định cư, khu vực sản xuất nghề,… Tuy nhiên, việc quản lý xây dựng ở đây rất hạn chế. Việc cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn vẫn theo “cơ chế” riêng.

Thực trạng quản lý xây dựng nhà ở nông thôn: Việc quản lý hoạt động xây dựng tại địa phương được phân cấp cho cán bộ địa chính, xây dựng của xã. Tuy nhiên, việc quản lý xây dựng ở khu vực nông thôn bị buông lỏng, công trình xây dựng theo nhu cầu, mong muốn và điều kiện của hộ gia đình.

Thực trạng đào tạo kiến trúc sư: Các trường đào tạo kiến trúc sư mở rộng về số lượng, nhưng việc đào tạo kiến trúc sư sâu chuyên môn thiết kế nhà ở nông thôn còn thấp. Kiến trúc sư lúng túng về phương pháp trong quản lý, thiết kế nhà ở nông thôn.

Nhà ở gắn với sản xuất nông nghiệp

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc phù hợp với quá trình CNH – HĐH

Từ kinh nghiệm thực tiễn ở trong và ngoài nước, nhiều chuyên gia đã đề xuất quan điểm tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn theo hướng văn hóa, môi trường và gắn với phát triển kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng, quá trình CNH – HĐH làm biến đổi cấu trúc không gian nhà ở nông thôn truyền thống sang kiến trúc đô thị. Bài toán tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn không dừng lại ở bố cục và tạo hình mà phải nhìn nhận như bài toán tích hợp giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa với yếu tố không gian nhà ở.

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn đáp ứng sản xuất kinh tế nông nghiệp

Tổ chức không gian kiến trúc làng: Làng vẫn giữ được cấu trúc không gian làng nông nghiệp truyền thống. Kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế làng. Không gian phát triển sản xuất nông nghiệp có vai trò định hướng cấu trúc không gian làng và đáp ứng sản xuất kinh tế nông nghiệp bao gồm các nhóm chức năng sau: Khu vực công trình công cộng, khu vực điểm dân cư nông thôn, khu vực công trình di tích lịch sử, khu vực dịch vụ sản xuất [kho, bãi đỗ xe, dịch vụ], khu vực sản xuất nông nghiệp và khu vực công trình hạ tầng kỹ thuật.

Tổ chức không gian kiến trúc khuôn viên nhà: giải pháp cho 3 loại nhà ở chính [nhà ở gắn với trồng lúa, hoa màu, nhà ở đáp ứng nuôi trồng thủy sản, nhà ở đáp ứng chăn nuôi gia súc, gia cầm]. Khuôn viên bao gồm các chức năng như nhà ở O chính, khu vực sản xuất [trồng hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản].

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở: Bao gồm nhóm chức năng chính: Chức năng ở và chức năng sản xuất. Tính tiện nghi và tích hợp đa chức năng thể hiện trong việc kết hợp các chức năng thành không gian sử dụng chung.

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn đáp ứng sản xuất làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Tổ chức không gian kiến trúc làng: Không gian làng có sự giao thoa của các chức năng làng nông nghiệp và làng dịch vụ thương mại. Kinh tế nghề chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế làng. Không gian phát triển nghề có vai trò định hướng cấu trúc không gian làng và bao gồm các nhóm chức năng sau: Khu vực công trình công cộng, khu vực điểm dân cư nông thôn, khu vực công trình di tích, khu vực công trình dịch vụ thương mại hỗ trợ sản xuất, sản xuất nghề, sản xuất nông nghiệp, khu vực công trình hạ tầng kỹ thuật.

Tổ chức không gian kiến trúc khuôn viên nhà: Đây là loại nhà ở nông thôn được xây dựng cho các gia đình sản xuất nghề, khuôn viên nhà ở cần phải duy trì các chức năng truyền thống như nhà ở chính, khu vực sản xuất nghề, cổng, tường rào…. Bổ sung các không gian dịch vụ, bãi tập kết nguyên liệu và sản phẩm, bãi đỗ xe.

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở: Bao gồm các nhóm chức năng: Nhóm chức năng ở và nhóm chức năng phụ trợ. Đối với nhà ở kết hợp nghề phụ không gian nhà thích ứng với mỗi loại hình nghề.

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn đáp ứng kinh doanh thương mại, dịch vụ nông nghiệp

Tổ chức không gian kiến trúc làng: Không gian làng có sự giao thoa chức năng làng nông nghiệp, làng nghề. Hoạt động thương mại dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế làng. Không gian phát triển dịch vụ thương mại có vai trò định hướng cấu trúc không gian làng và bao gồm các nhóm chức năng: Khu vực công trình công cộng [nhà văn hóa thôn, trường mầm non và có thể là các công trình công cộng cấp xã], khu vực điểm dân cư nông thôn [dân cư hiện trạng và dân cư nông thôn mới], khu vực công trình di tích lịch sử [đình, chùa, miếu, đền thờ], khu vực hỗ trợ sản xuất [kho, bãi đỗ xe, dịch vụ], khu vực sản xuất nông nghiệp, khu vực hạ tầng kỹ thuật.

Tổ chức không gian kiến trúc khuôn viên nhà: Các thành phần chức năng cơ bản của nhà ở kết hợp làm dịch vụ và thương mại gồm không gian ở; không gian bán hàng, buôn bán và dịch vụ thương mại, không gian này bố trí ngay tại tầng một, tiếp giáp với đường giao thông, phần không gian bên ngoài bán hàng, không gian bên trong làm kho chứa hàng.

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở: Đề xuất giải pháp tổ chức không gian cho khuôn viên có diện tích bình quân 100m2. Diện tích đất xây dựng này phổ biến tại các khu vực dân cư bám theo hành lang giao thông hiện nay.

Bổ sung chính sách, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở nông thôn TVNĐBSH

Bổ sung chính sách bao gồm: Xác định mức thu nhập thực tế của người lao động; Nhanh chóng thu hồi các quỹ đất đang bị sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm,… Quy hoạch lại các khu này thành khu giãn dân, tái định cư ở cho công nhân dịch vụ nông nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân gắn với sản xuất nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ chương trình kích cầu của Chính phủ với hỗ trợ lãi suất 100%; Nghiên cứu và thành lập một công ty phát triển nhà ở nông thôn và quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở nông thôn.

Bổ sung hệ thống tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Trong số 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới có Tiêu chí số 9 quy định về nhà ở nông thôn đối với vùng ĐBSH như: Nhà tạm, dột nát là không có;Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đạt 90%. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng chưa được quy định trong văn bản pháp quy nào, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí số 9. Quy hoạch nông thôn mới chưa giải quyết triệt để một số vấn đề sau:

– Mới tập trung hoàn thiện hạ tầng để tạo diện mạo mới cho làng xã, tuy nhiên cấu trúc xã chưa gắn với các mô hình phát triển kinh tế nông thôn.

– Khu vực điểm dân cư nông thôn mới chưa đưa ra được giải pháp quy hoạch hoàn chỉnh, chưa gắn kết với không gian sản xuất.

– Các giải pháp quy hoạch sản xuất nhằm tích tụ ruộng đất cơ bản đã được hầu hết các địa phương triển khai nhưng chưa đề xuất được các mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm của làng, xã vùng ĐBSH. Đặc biệt chưa chú trọng đến vùng hiệu quả sản xuất.

Trong 19 tiêu chí thì có 2 tiêu chí áp dụng cho quy hoạch khu vực nông thôn và rất cần thiết có sự điều chỉnh ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương sao cho phù hợp với thực tiễn. Trong đó Tiêu chí 1: Có quy hoạch toàn xã tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 một số khu vực tập trung phát triển [trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn và khu vực dịch vụ sản xuất] và được công bố công khai đúng thời hạn; Tiêu chí 7: Xã có chợ nông thôn và các trung tâm dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Kết nối hệ thống thương mại tại các khu đô thị mới và chợ truyền thống tại các khu dân cư cũ.

Giải pháp quản lý phát triển tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn

Quản lý về cải tạo, chỉnh trang cấu trúc làng đáp ứng CNH – HĐH: Đối với quy hoạch điểm dân cư nông thôn cần thống nhất với người dân các bước tiến hành ngay từ đầu, theo nguyện vọng tối đa của họ. Các bước lựa chọn quy hoạch trước khi phê duyệt phải được giới thiệu cho người dân, để họ cùng xem xét, cùng khảo sát.

Quản lý xây dựng nhà ở nông thôn: việc áp dụng chính sách cứng để quy định hoạt động thiết kế xây dựng nhà ở nông thôn là không khả thi. Cần có cách tiếp cận mềm để xây dựng sách hướng dẫn cho người dân hay cộng đồng hiểu và lựa chọn mẫu phù hợp với điều kiện kinh tế và văn hóa của mình.

Đề xuất giải pháp quản lý: tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn gắn với cách mạng 4.0 là xu thế tất yếu trong quá trình CNH – HĐH. Cộng đồng dân cư có thể tiếp cận các thông tin chính sách, tham khảo mẫu nhà ở nông thôn, vật liệu xây dựng và đặt hàng thiết kế thông qua mạng internet.

Giải pháp quản lý phát triển tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn TVNĐBSH với sự tham gia của cộng đồng

Cộng đồng tham gia cải tạo, chỉnh trang cấu trúc làng: Đối với quy hoạch điểm dân cư nông thôn cần thống nhất với người dân các bước tiến hành ngay từ đầu, theo nguyện vọng tối đa của họ. Các bước lựa chọn quy hoạch trước khi phê duyệt phải được giới thiệu cho người dân, để họ cùng xem xét, cùng khảo sát. Khi tiến hành phải từng bước thuyết trình để người dân nắm bắt được, có ý kiến tham gia đầy đủ để khai thác tối đa kinh nghiệm truyền thống từ cha ông họ như: Địa hình – Nguồn nước – Ruộng vườn.

Cộng đồng tham gia quản lý xây dựng nhà ở nông thôn: Tại Việt Nam, yếu tố cộng đồng nông thôn đã có lịch sử và đủ mạnh để đóng góp cho việc thiết kế xây dựng nông thôn. Điển hình là tổ chức văn hóa làng, dòng họ gắn với quy định, hương ước. Bằng chứng là các công trình kiến trúc nhà ở nông thôn là những tác phẩm kiến trúc thể hiện được giá trị văn hóa người Việt.

Cộng đồng tham gia xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nhà ở nông thôn: tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn gắn với cách mạng 4.0 là xu thế tất yếu trong quá trình CNH – HĐH. Cộng đồng dân cư có thể tiếp cận các thông tin chính sách, tham khảo mẫu nhà ở nông thôn, vật liệu xây dựng và đặt hàng thiết kế thông qua mạng internet. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và website về quản lý phát triển nhà ở nông thôn cho mỗi xã. Trang thông tin điện tử này tích hợp với hệ thống quản lý hành chính của xã để giảm chi phí vận hành.

Nhà ông Trần Văn Tính xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Nhiệm vụ xây dựng phát triển nhà ở nông thôn trong thời kỳ CNH – HĐH

Đến nay, việc thực hiện đường lối CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể, kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nông thôn. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề phát triển nhà ở nông thôn thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình này cũng đã xuất hiện và có diễn biến phức tạp, đã đặt ra nhiều nhiệm vụ cần giải quyết. Cụ thể là:

  • Nâng cao chất lượng kiến trúc nhà ở nông thôn phù hợp với không gian làng xã truyền thống, điều kiện kinh tế xã hội nông thôn.
  • Điều chỉnh, cải tiến bố cục chức năng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH và điều kiện sinh hoạt của người dân ngày một nâng cao.
  • Thống nhất về kết cấu và các loại vật liệu mới, tăng cường sử dụng các loại vật liệu địa phương, gắn với sử dụng linh hoạt các công nghệ hiện đại.

Từ nghiên cứu thực tiễn, tác giả đề xuất những nội dung sau: [1] Bộ Xây dựng cần bổ sung văn bản, ban hành tiêu chuẩn thiết kế nhà ở nông thôn, quy định cấp phép xây dựng nông thôn và sách hướng dẫn tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn; [2] Sở Xây dựng quản lý và thực hiện quy hoạch nông thôn mới, điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch chung; Sở Tài nguyên Môi trường sử dụng kết quả nghiên cứu cho công tác quản lý môi trường khu vực nông thôn, đặc biệt là làng nghề; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch sử dụng kết quả nghiên cứu cho công tác bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể tại khu vực nông thôn; [3] Đơn vị tư vấn thiết kế sử dụng kết quả nghiên cứu cho công tác tư vấn quy hoạch nông thôn mới, điểm dân cư nông thôn và thiết kế nhà ở nông thôn. [4] Doanh nghiệp sử dụng kết quả nghiên cứu cho việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở tái định cư, cụm tiểu thủ công nghiệp, điểm du lịch trong khu vực nông thôn. [5] Cộng đồng dân cư sử dụng kết quả nghiên cứu để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò thiết kế nhà ở nông thôn trong việc bảo vệ môi trường, văn hóa làng xã.

Kết luận

Chương trình quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2009-2020 triển khai và đã đạt được hoàn thành ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Quy hoạch nông thôn mới đã làm thay đổi cấu trúc không gian làng xã truyền thống, hệ thống hạ tầng sản xuất và kiến trúc nhà ở nông thôn.

Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh, nhà ở nông thôn có sự thay đổi nhanh về hình thức, quy mô chức năng, kết cấu, vật liệu… làm biến đổi diện mạo không gian làng xã truyền thống. Sự biến đổi này hiện như chưa được kiểm soát chặt chẽ, định hướng phù hợp. Dẫn đến kiến trúc nhà ở nông thôn phát triển manh mún, lộn xộn, …. Cần đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết cụ thể tiếp theo cho đến 2025.

TS.KTS Nguyễn Hoài Thu – Giáo viên Bộ môn Xây dựng nhà và công trình công nghiệp,Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt, Học viện Kỹ thuật Quân sự

Video liên quan

Chủ Đề