Nhà thơ nào có những bài thơ “chân quê”, thể hiện tình yêu với làng quê và văn hóa truyền thống?

Viếng hồn trinh nữ

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.Tôi thấy quanh tôi và tất cả,Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.Nước mắt chạy quanh, tình thắt lại,Giờ đây tôi khóc một người về!Giờ đây tôi thấy hồn cay đắng,Như có ai mời chén biệt ly!Sáng nay vô số lá vàng rơi,Người gái trinh kia đã chết rồi!Có một chiếc xe màu trắng đục,Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi.Đem đi một chiếc quan tài trắng,Và những vòng hoa trắng lạnh người.Theo bước, những người khăn áo trắng,Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.Để đưa nàng đến nghĩa trang này,Nàng đến đây rồi ở lại đây.Ờ nhỉ, hôm nay là mấy nhỉ?Suốt đời tôi nhớ mãi hôm nay.Sáng nay sau một cơn mưa lớn,Hà Nội bừng lên những nắng vàng.Có những cô nàng trinh trắng lắm,Buồn rầu theo vết bánh xe tang.Từ nay xa cách mãi mà thôi!Tìm thấy làm sao được bóng người.Vừa mới hôm nào còn thẹn thẹn.Tay cầm sáp đỏ đặt lên môi.Chiếc áo màu xanh tựa nước hồ,Nàng vừa may với gió đầu thu.Gió thu còn lại bao nhiêu gió,Chiếc áo giờ đây bạc dưới mồ. *Chắc hẳn những đêm như đêm qua,Nàng còn xây mộng giữa chăn hoa.- Chăn hoa ướp một trời xuân sắc -Đến tận tàn canh rộn tiếng gà.Chắc hẳn những đêm như đêm kia,Nửa đêm lành lạnh gió thu về.Nàng còn thao thức ôm cho chặt,Chiếc gối bông mềm giữa giấc mê...Nhưng sáng hôm nay nàng lặng im,Máu đào ngừng lại ở nơi tim.Mẹ già xé vội khăn tang trắng,Quấn vội lên đầu mấy đứa em.Người mẹ già kia tuổi đã nhiều,Đã từng đau khổ biết bao nhiêu.Mà nay lại khóc thêm lần nữa,Nước mắt còn đâu buổi xế chiều.Những đứa em kia chưa khóc ai,Mà nay đã khóc một người rồi.Mà nay trên những môi non ấy,Chả được bao giờ gọi: “Chị ơi!” *Nàng đã qua đời để tối nay,Có chàng đi hứng gió heo may,Bên hồ để mặc mưa rơi ướt,Đếm mãi bâng quơ những dấu giày.Người ấy hình như có biết nàng,Có lần toan tính chuyện sang ngang.Nhưng hồn nàng tựa con thuyền bé,Vội cắm nghìn thu ở suối vàng.Có gì vừa mất ở đâu đây?Lòng thấy mềm như rượu quá say.Hốt hoảng chàng tìm trong bóng tối:Bàn tay lại nắm phải bàn tay. *Chỉ một vài hôm nữa, thế rồi,[Người ta thương nhớ có ngần thôi]Người ta nhắc đến tên nàng đểKể chuyện nàng như kể chuyện vui.Tôi với nàng đây không biết nhau,Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu?“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”.Hà Nội, 1940Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân phổ nhạc thành bài hát Hồn trinh nữ.Nguồn:1. Hoàng Xuân, Nguyễn Bính - thơ và đời, NXB Văn học, 2003

2. Hoàng Hồng, Nguyễn Bính - thơ, NXB Văn học, 2010

VIẾNG HỒN TRINH NỮ [ thơ Nguyễn Bính - Nhạc Trịnh Lâm Ngân] - Dạ Hương ca

Nguyễn Bính [1918 - 1966] tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh tại làng Thiệu Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Làm thơ khá sớm, năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ “Tâm hồn tôi” dự thi và được giải thưởng của Tự lực Văn đoàn. Từ đó ông liên tiếp có thơ in trên các báo và nhanh chóng được bạn đọc chú ý và yêu mến. Trong khi các thi sĩ thơ mới chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây thì Nguyễn Bính vẫn tha thiết với điệu thơ dân tộc, với lối ví von duyên dáng, ý nhị mà mộc mạc mang đậm nét ca dao, tục ngữ. Thơ ông, do đó, rất được nhiều người yêu thích. Không phải ngẫu nhiên mà người cùng thời gọi ông là “Thi sĩ nhà quê”. Nguyễn Bính có những câu thơ giản dị, cái giản dị đáng thèm muốn của một nhà thơ đích thực. Những câu thơ ấy tạo dựng một Nguyễn Bính riêng biệt trên thi đàn. Cái đẹp của thơ ông chính là sự giản dị, sự giản dị đó ông học được của người thầy lớn là nhân dân, mà cái gốc của dân tộc Việt là cái gốc của nền văn minh lúa nước. Những bài thơ của Nguyễn Bính có một dáng hình riêng mà cho đến nay nhìn nhận lại có thể nói rằng chỉ Nguyễn Bính mới có được.

Nguyễn Bính phải nhà quê lắm, chân quê lắm mới viết được những câu thơ: Nhà em có một giàn giầu/Nhà tôi có một hàng cau liên phòng/Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? [Tương tư]. Những câu thơ từ chính cuộc đời mình, một cuộc đời nơi làng quê Việt Nam mà ông nhìn thấy qua bản chất của cuộc sống - cuộc sống dân dã mà ông yêu và đắm chìm trong đó. Đố ai viết được về cái tình của cô gái quê e ấp mà táo bạo, rụt rè mà mãnh liệt như ông: Em nghe họ nói mong manh/Hình như họ biết… chúng mình với nhau [Chờ nhau]. Nguyễn Bính đã hóa thân vào cô gái quê để thể hiện một cái tình quê e ấp, bẽn lẽn và trong trắng. Không dàn dựng, không bố trí, thơ nói với ta bằng tình cảm thôn dã có từ ngàn năm trước của các cô gái Việt. Nếu nhà thơ không tiếp nhận văn hóa dân gian thì không thể có những câu thơ giản dị và đẹp đến như thế. Trong sáng tác của ông có nhiều bài thơ, câu thơ hay: Hoa chanh nở giữa vườn chanh/Thầy u cùng với chúng mình chân quê [Chân quê]; Đêm nay mới thật là đêm/Ai đem giăng sáng giãi lên vườn chè [Thời trước]; Anh đi đấy, anh về đâu?/Cánh buồn nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm [Không đề]. Những câu thơ đạt tới vẻ đẹp tự nhiên của đời sống chắc chắn không phải do sự thông minh hay kiến thức quyết định, mà do tài năng bẩm sinh vốn có của Nguyễn Bính.

Còn ai hơn ông trong thơ ca trước cách mạng nói về thân phận của người đàn bà ở nông thôn, không phải là nông thôn lãng mạn sau lũy tre xanh, với hoa xoan nở tím, trời rắc mưa Xuân với tiếng trống chèo mà nông thôn trước cách mạng tủi cực và đầy nước mắt: Em ơi em ở lại nhà/Vườn dâu em đốn mẹ già em thương/Mẹ già một nắng hai sương/Chị đi một bước trăm đường xót xa. Bài thơ này đã trở thành những bài hát ru con, ru cháu ở nhiều làng quê Việt Nam.

Nhà thơ mồ côi cha mẹ từ lúc 3 tháng tuổi, ông không có cái may mắn biết được tình mẹ mà lại có thể viết được những câu thơ đắng lòng rưng rưng để nói về nỗi lòng của người mẹ khi con gái đi lấy chồng xa: Con ạ! Đêm nay mình mẹ khóc/Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi. Cái khóc thầm của người mẹ, người chị, những giọt nước mắt lặng lẽ chảy trong lòng đó nếu không phải ở thân phận người đàn bà thì đố mà biết được. Nguyễn Bính đã diễn tả được chính là nhờ sự hóa thân của ông. Những giậu mùng tơi, giăng sáng, vườn chè, trống chèo, hoa xoan, hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh, cánh buồm nâu, vườn cam… tất cả vào thơ Nguyễn Bính một cách trữ tình duyên dáng như ca dao. Chắc chắn chưa có nhà thơ nào dám dùng những mã hiện thực như: ao bèo, con lợn, giàn giầu, giếng thơi… để mà diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát của tình yêu trong tâm hồn người Việt Nam hiện đại. Nguyễn Bính đã dùng nó để viết những câu thơ mở rộng cả thời gian và không gian của thi pháp thơ trữ tình hiện đại: Lợn không nuôi đặc ao bèo/Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn/Giếng thơi mưa ngập nước tràn/Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều.

Ta thử so sánh một bài ca dao quen thuộc với thơ Nguyễn Bính để thấy cái tài của nhà thơ đất thành Nam này: Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em đã có chồng anh tiếc lắm thay [Ca dao]. Từ ngày cô đi lấy chồng/Gớm sao có một quãng đồng mà xa/Bờ rào cây bưởi không hoa/Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo [Qua nhà]. Nguyễn Bính đã có một vị trí riêng trong đời sống văn học dân tộc. Chùm thơ: Qua nhà, Chân quê, Đêm cuối cùng, Thời trước, Mưa xuân, Lòng mẹ, Chờ nhau, Tương tư, Lỡ bước sang ngang… là những nét đẹp trong bức tranh quê trên thi đàn thơ mới. Về điều này, nhà phê bình Hoài Thanh đã chỉ ra rất đúng: “Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê ẩn náu trong lòng ta”.

Bằng sự hòa nhập giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa thi ca và đời sống văn hóa dân dã, Nguyễn Bính đã mang lại cho công chúng những bài thơ như chính bản thân của đời sống. Điều đó lý giải vì sao độc giả Việt Nam từ bậc trí giả đến người ít chữ, từ kẻ thành phố đến người ở nông thôn đều dễ dàng tiếp nhận và yêu mến thơ ông.

ANH TUẤN

Đã là thi sĩ của yêu thương, ngoài đời Nguyễn Bính hẳn phải nhiều lần tương tư mới đúng. Nhưng lần này, “tương tư” trở thành một thi phẩm độc đáo, nó là thơ hiện đại – Thơ mới, nhưng vẫn đậm chất “chân quê”, làm nên một phong cách tài hoa mà giản dị, một tiếng nói của “thôn dân” [Đỗ Lai Thúy] vừa hiện đại, tinh tế mà cũng rất mực chân thành, thấm đẫm hồn quê!
Viết về tình yêu được xem là đề tài “tủ” của Thơ mới. Có tình yêu tan vỡ, có tình yêu vừa chớm nở… với không biết bao sắc màu đầy biến hóa trong tình trường xưa nay. Nguyễn Bính viết Tương tư và xem đó như là một “bệnh” của riêng cái tôi trữ tình trong giờ phút ấy:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.

Mượn thôn làng để ẩn mình trong đó là cách quen thuộc của ca dao, khi mà “cái tôi” phải nhập vào cộng đồng mới có thể yên vị! Cái điều muốn giãi bày là ở chuyện người nhớ kia: chín nhớ mười mong là một thành ngữ được đặt giữa câu thơ, hai đầu còn lại là một người và còn lại bên kia nữa, vẫn một người. Như vậy là có khoảng cách không gian [và cả thời gian] để đo đếm. Nhớ và mong là biểu hiện của tương tư? Khác rất xa với Anh trong Tương tư, chiều của Xuân Diệu.

Cách lấy trời đất ra để thề thốt, hoặc đế trách cứ, hoặc là so sánh vốn của ca dao [“Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời… “Thấy anh như thấy mặt trời…”, “Núi che mặt trời không thấy người thương”…]. Nguyễn Bính cũng mượn, nhưng mượn “bệnh của giời” để so với “bệnh của tôi” thì to gan quá, chỉ có thể có ở một nhà thơ hiện đại thôi. Tuy nhiên, “cái tôi” của Nguyễn Bính không lộ rõ như Xuân Diệu và nhiều nhà thơ khác, họ nghênh ngang hơn, họ ngạo mạn hơn nhiều. Nguyễn Bính có so sánh như vậy cũng chỉ vì cớ khép người ta nghe mình cho thuận lòng trời thôi! vẫn chân quê là chỗ ấy.

Kể lể và giãi bày là cách quen thuộc của ca dao được nhà thơ triệt để sử dụng. Nó phù hợp với tâm trạng nhớ nhung của kẻ tương tư. Đi qua cả giãi bày là hờn trách, kiếm cớ mà trách hờn cho khéo: Vì hai thôn mà thật ra là một làng, vì ngỡ không gần nhưng có xa gì đâu! Chẳng đò ngang, chẳng còn cơn cớ để xa mặt cách lòng được nữa. Lối nói vòng vo khéo léo ấy cũng nhuốm màu sắc của ca dao như “Hôm qua tát nước đầu đình”, khiến người nghe hờn trách mà vẫn dễ chấp nhận, vẫn thương yêu. Và, quan trọng hơn là … lại nhớ hơn, bồi hồi khắc khoải, bâng khuâng … nghĩa là “trúng” vào cái “bay” của người than vãn kia tự bao giờ! Tài hoa của Nguyễn Bính là ở chỗ ấy. Có sắp đặt bài bản mà vẫn như vô hình, như vô lí; hay là dùng cái vô lí, vô lí để nói cho được cái hữu duyên?

Khát khao cháy bỏng được cất lên:

Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Đây là hai câu thơ hiện đại nhất trong bài thơ. Hình ảnh bến và đò thì không lạ, nhưng hoa và bướm thì đã có phần mới mẻ. Nó có chất thị thành, có ánh sáng của “đèn điện” chứ không phải là “nến sáp”. Chưa kể đến chuyện ao ước ngược đời, vô lí: bến gặp dò mà không phải đò gặp bến, hoa đi tìm bướm chứ không phải thuận lẽ xưa nay!

Nhưng, dù sao, sự “vô lí” vẫn được chấp nhận vì nằm trong toàn bộ hệ thống “lí lẽ” của kẻ tương tư suốt chiều dọc của bài thơ. Vì “tương tư” mà, với tâm trạng “bồi hồi” lạ lùng nên mới thế! Nào ai trách cứ gì những kẻ tương tư.

Cuối cùng, bài thơ vẫn “chân quê” ở cái tình người, tình thơ.

Chất chân quê ấy của Tương tư thể hiện ở nội dung tình cảm sâu sắc của bài thơ: Mặc dù viết về tình yêu nhưng không sầu mộng; viết về nhớ nhung nhưng không tuyệt vọng, tỏ tình có vẻ đơn phương nhưng vẫn tin vào duyên cau – trầu như một quy luật hợp lòng trời và nhất là hợp với truyền thống văn hóa thôn làng bền vững xưa nay “Hai thôn chung lại một làng”. Tất cả đều đã có, trầu cau đã sẵn, còn chờ gì nữa nhỉ? Tình yêu ở đây gắn liền với khao khát hạnh phúc, với hôn nhân đôi lứa, rất gần với tình trong ca dao xưa.

Vẻ đẹp “chân quê” trong bài thơ này không chỉ ở cách sử dụng thể loại lục bát dân tộc cùng những hình ảnh quen thuộc, biện pháp so sánh truyền thống, mà còn cả ở cách kết cấu “có hậu” này nữa ở phần cuối của bài thơ:

Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Hàng loạt những “cặp đôi” xuất hiện ngay từ đầu bài thơ, đến đoạn cuối này, lặp lại với một mức đậm đặc hơn: thôn Đoài thôn Đông, nhà em nhà anh, giàn giầu – hàng cau.

Lối nói bóng gió nhưng rất tinh tế, nên cũng khá rõ ràng, mạch lạc. Tương tư, hờn trách, ước mong … để tỏ tình. Các bước tuần tự như vậy ta cũng thường bắt gặp trong một số bài ca dao tỏ tình [Anh làm thợ mộc Thanh Hoa, Đêm qua tát nước dầu đình…]. Nguyễn Bính sáng tạo hơn, in dấu ấn hiện đại hơn, nhưng nét đẹp “chân quê”, hồn quê vẫn vương vấn trong hồn vía của bài thơ. Trong khi không ít thi sĩ cùng thời, dù ít nhiều vẫn in dấu ấn của một số nhà thơ Tây phương, thì Nguyễn Bính vẫn thủy chung với thơ dân gian truyền thống. Vẫn hiện đại khi “thôn dân” Nguyễn Bính có “gian díu với kinh thành” đôi ba lần, song cốt cách thơ của ông, vẫn “giữ chân quê”, thật duyên dáng và hấp dẩn.
Lấy không gian quê làm không gian tỏ tình, cảnh sắc rất gần gũi với những miền quê Bắc Bộ, con đò, hàng cau, mái đình, bến nước… Bài thơ phảng phất không gian vừa lãng mạn, vừa bình dị, quen thuộc.

Hồn quê còn được thể hiện ở hầu hết mọi yếu tố của bài thơ, kể cả ngôn từ, thứ ngôn từ mộc mạc, khiêm nhường, kín đáo, hình ảnh đến giọng điệu trữ tình vừa kể lể, than trách, vừa giãi bày tha thiết…

Chân quê được xem là một nét đặc biệt tạo nên hồn thơ Nguyễn Bính. Trong khi các nhà thơ mới hướng ngoại, thậm chí là vọng ngoại, mới thấy Nguyễn Bính có duyên gắn bó với văn hóa dân gian tài hoa đến mức nào. Sẽ chẳng bao giờ mất được “hồn quê” hay chất “chân quê” trong mỗi người Việt, dù xã hội có “đô thị hóa” đến đâu, trong sâu thẳm của tiếng nói tâm hồn, vẫn vọng về hồn quê từ cõi lòng Nguyễn Bính!

Video liên quan

Chủ Đề