Nhạc ca sĩ jimmy nguyễn là ai?

Trong một lần lưu diễn từ Hồng Kông trở về, anh bắt gặp cảnh tượng kinh hoàng khi cảnh sát đã vây kín ngôi nhà mình. Thì ra, vợ chưa cưới của Jimmii Nguyễn đã bị giết tàn nhẫn đồng thời có dấu hiệu bị cưỡng bức.

Sự thật đằng sau chuyện Lý Hùng không lấy vợ

Sự nghiệp lao dốc không phanh của Quán quân nhạc Việt

Diễm My khẳng định chủ động tán tỉnh Thương Tín

MC Minh Hà ghi hình cho chương trình mới sau scandal tình cảm

Năm lên 10 tuổi, Jimmii Nguyễn cùng cha đến định cư tại Hoa Kỳ, để lại mẹ và các em ở quê nhà. Cha anh từng là nhạc công guitar còn mẹ anh là ca sĩ nên không chỉ Jimmii Nguyễn mà các anh em trong nhà đều sớm bộc lộ khả năng âm nhạc. Tuy nhiên, do từng là nghệ sĩ nghiệp dư nên cha anh thấu hiểu kiếp cầm ca bạc bẽo nên không muốn hướng con mình theo nghiệp cũ.

Chiều theo ý nguyện gia đình, anh theo học trường Luật tại Golden Gate University of Law, Sanfrancisco và tạm gặt hái được những thành công đầu tiên trên sự nghiệp luật sư sau khi tốt nghiệp.


Ca sỹ Jimmy Nguyễn.

Sự ra đi của 2 người phụ nữ

Năm 1992, cả gia đình anh đoàn tụ trên đất khách quê người và cùng nhau hưởng niềm hạnh phúc sum vầy. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, bi kịch đã ập đến chỉ vài tháng sau đó khi người em gái út duy nhất trong gia đình của anh đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn ôtô vào ngày Quốc khánh Mỹ. Mất đi người em anh rất yêu thương, gắn bó, Jimmii Nguyễn đau đớn, tuyệt vọng và bắt đầu sáng tác. Cuộc đời anh bắt đầu rẽ hướng khi anh tìm đến âm nhạc để trút nỗi niềm tâm sự trong lòng.

Những tưởng trải qua nỗi mất mát to lớn này, Jimmii Nguyễn sẽ tìm thấy hạnh phúc cá nhân trong cuộc sống nhưng không ngờ một tấn bi kịch khác lại tiếp tục ập lên cuộc đời anh. Năm 22 tuổi, Jimmii Nguyễn yêu một người mẫu khá nổi tiếng ở Mỹ lúc đó. Anh cùng người đẹp gốc Hà Nội từng làm lễ đính hôn và còn bàn tính chuyện đám cưới.

Thế nhưng, trong một lần lưu diễn từ Hồng Kông trở về, anh bắt gặp cảnh tượng kinh hoàng khi cảnh sát đã vây kín ngôi nhà mình. Thì ra, vợ chưa cưới của Jimmii Nguyễn đã bị giết tàn nhẫn đồng thời có dấu hiệu bị cưỡng bức. Nguyên do vì cô là một người mẫu nổi tiếng, xinh đẹp nên có một người đàn ông sống cùng khu phố núp bóng người hâm mộ thường xuyên tặng hoa nhằm dễ bề tiếp cận. Sau đó, tên này đã cướp đi tính mạng vợ chưa cưới của Jimmii Nguyễn bằng tổng cộng 187 vết đâm, chém trên người.

Sau ngày định mệnh đó, anh đã đốt ngôi nhà. Tro cốt của người vợ chưa cưới đã được Jimmii Nguyễn đưa về Việt Nam và để ở chùa Quán Sứ cho đến tận bây giờ. Mỗi lần ra Hà Nội, bao giờ anh cũng vào đây thăm và thắp hương cho người vợ chưa cưới quá cố mà anh vô cùng yêu thương.

Hai nỗi đau quá lớn khiến anh rơi vào trầm cảm nặng suốt một thời gian dài. Jimmii Nguyễn phải đi điều trị tâm lý 2 năm để có thể vượt qua cú sốc nặng nề này. Tuy vậy nỗi ám ảnh vẫn theo anh dai dẳng khi sau này có không ít người phụ nữ khác yêu thương và hy sinh cho anh rất nhiều nhưng cũng sớm ra đi vì biết mình không thể thay thế hình bóng của người cũ.





Jimmii Nguyễn thời trẻ không chỉ điển trai còn nổi tiếng hào hoa.

Jimmii thời trẻ rất điển trai với khuôn mặt baby và tính cách đào hoa, lãng tử. Sau này, nhiều người gặp lại anh còn bất ngờ khi thấy anh không thay đổi chút nào, thậm chí còn trẻ ra. Đây cũng là nguyên nhân xuất hiện tin đồn anh đã phẫu thuật thẩm mỹ. Thế nhưng vào năm 1997, Jimmii đã bị tai nạn giao thông nghiêm trọng trước khi khởi động dự án biểu diễn xuyên Việt trong lần trở về quê hương. “Nhìn vào gương, thấy mặt mình méo mó, cằm lệch một bên, tôi không nhận ra mình nữa. Cảm giác ấy thật kinh hoàng, chỉ muốn chết đi”, Jimmii nhớ lại. Mặc dù vậy, anh vẫn không hề bỏ cuộc mà tiếp tục ở lại Việt Nam vừa biểu diễn, vừa điều trị.

Có lẽ vì từng trải qua nhiều đau thương, mất mát, Jimmii Nguyễn lại càng dành nhiều tâm huyết của mình cho hoạt động nhân đạo, từ thiện, nhất là cho đồng bào còn đang khó khăn tại quê nhà. Anh luôn nhắc nhở các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam không quên cội nguồn của mình; đồng thời mong mỏi lời ca tiếng hát của anh sẽ góp phần hàn gắn những nỗi đau của nhân loại khắp nơi – “những người quan trọng có thể cứu lấy thế giới mỏng manh này”.

Canh cánh vì “chưa làm được gì xứng đáng cho quê hương”

Jimmii Nguyễn ý thức được vị trí của mình nhưng anh vẫn luôn cảm thấy không hài lòng vì chưa làm được gì xứng đáng cho quê hương. Canh cánh bên lòng là thế nhưng kỳ thực đóng góp và sức ảnh hưởng của anh ở hải ngoại là vô cùng lớn.

Là một ca sĩ - nhạc sĩ nổi tiếng nhưng dường như Jimmii Nguyễn muốn mọi người công nhận mình là một “nhạc sĩ hát” hơn là vai trò ca sĩ. Mặc dù lúc nhỏ Jimmii Nguyễn từng biểu diễn văn nghệ và nhận được những khoản thù lao là “một cái sáo tre và một ít bánh kẹo” khi mới 5 tuổi. Bản thân Jimmii không sở hữu giọng bẩm sinh xuất chúng hay kỹ thuật thanh nhạc cao siêu nhưng anh luôn khiến người nghe thổn thức vì tiếng hát có chiều sâu của mình.

Anh hát bằng cách hát dung dị nhất có thể và đây cũng là con đường ngắn nhất để truyền tải cảm xúc vào tim người nghe thay vì phô trương sự hoa mỹ, màu mè. Dường như chính chuyện đời đau thương đã thổi vào tiếng hát anh một nỗi buồn sâu thẳm mà không ít khán giả đã ví von như “tiếng hát vọng từ cõi âm” khi anh thể hiện những sáng tác nặng trĩu day dứt của mình.

Tình như lá bay xa, Mãi mãi bên em, Chiều nghe biển khóc… là những bài tình ca buồn tiêu biểu mang hồn cốt và chiều sâu của giọng hát Jimmii Nguyễn.

Jimmii viết nhạc nhiều hơn sau khi nỗi đau qua đi, và mỗi sáng tác của anh đều có hình bóng của người con gái mà anh đã vô cùng thương yêu. Anh từng chia sẻ: “Những bài hát tôi viết đều có câu chuyện của chính nó”. Đơn cử như bằng tất cả niềm xót đau dành cho người em gái đã khuất, anh viết nên bài Mãi mãi bên em. Nhạc phẩm này và album cùng tên đã trở thành hiện tượng vào năm 1993 đồng thời đưa tên tuổi Jimmii Nguyễn trở nên nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở Hải ngoại và tại Việt Nam. Tính đến thời điểm năm 2007, số lượng tác phẩm của Jimmii Nguyễn đã đạt được 200 ca khúc với tất cả các chủ đề.



Đặc biệt hơn, bài Mãi mãi bên em còn nhận được đề cử của hai hạng mục Ca khúc của năm và Ca khúc pop xuất sắc nhất còn bản thân Jimmii được đề cử cho giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất cho giải Grammy lần thứ 36 tổ chức tại New York vào ngày 1/3/1994. Mặc dù 3 đề cử đều do hãng đĩa địa phương đề xuất trong thời gian xét duyệt đề cử vòng ngoài nhưng đây cũng là niềm tự hào lớn lao khi anh là nam ca sĩ - nhạc sĩ gốc Việt đầu tiên được đề cử Grammy.

Người khiến Trịnh Công Sơn rơi nước mắt

Cá nhân anh lại tâm đắc hơn cả hai bài Nỗi niềm kẻ ở miền xa và Nhớ mẹ. Bởi lẽ, ngoài câu chuyện xúc động giục lòng anh viết nên nhạc thì còn một dấu ấn đặc biệt khác là kỷ niệm khi anh đưa NS Trịnh Công Sơn nghe qua hai nhạc phẩm này. Một lần, anh được NS Trần Tiến giới thiệu và yêu cầu anh trình bày cả hai trước vị nhạc sĩ gạo cội. Lúc đó, trong nhà còn có nữ danh ca Khánh Ly.

Sau khi nghe xong hai ca khúc, NS Trịnh Công Sơn bật khóc. Rồi đến khi biết đó là những ca khúc do Jimmii Nguyễn sáng tác, ông chỉ nói một câu: “Thằng này được”. NS Trần Tiến còn nheo nheo mắt nói: “Jimmii đã làm cho cây đại thụ khóc”.



Riêng với bài Nỗi niềm kẻ ở miền xa cũng có một hoàn cảnh ra đời rất đặc biệt. Nó xuất phát từ nỗi khao khát muốn trở về quê hương cùng hũ cốt của vợ của một cụ ông sống ở Mỹ mấy chục năm. “Tôi không bao giờ muốn giống cụ già ở nơi xa xôi đất khách quê người đó nên chắc chắn tôi sẽ định cư hẳn ở Việt Nam” – Jimmii Nguyễn khẳng định chắc nịch.

Hiện nay, Jimmii Nguyễn sống hạnh phúc với ca sĩ Ngọc Phạm dù không chính thức khoác lên một danh phận gì.

Gia Bảo

Thứ ba, 02/06/2020 - 09:35 AM

Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Jimmy Nguyễn. Ảnh: NVCC.

Ở tuổi 50, xem như Jimmy Nguyễn có được một cuộc “tri thiên mệnh” qua hành trình sáng tác và biểu diễn. Jimmy Nguyễn không đột phá gì về nghệ thuật, nhưng cũng tạo ra được một kênh thẩm mỹ riêng để được công chúng đón nhận.

Tên tuổi Jimmy Nguyễn không xa lạ với người yêu nhạc. Ca khúc của Jimmy Nguyễn vẫn được hát thầm thì trên môi nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, vị trí Jimmy Nguyễn trong đời sống nghệ thuật vẫn cứ hư hư thực thực. Có thể vì Jimmy Nguyễn không mấy mặn mà với chốn thị phi show biz, mà cũng có thể vì Jimmy Nguyễn không theo đuổi cá tính sáng tạo rõ ràng.

Tác phẩm Jimmy Nguyễn trôi nổi trên mạng và trong các sản phẩm băng đĩa, cũng rất khó đoán định chính xác về bản quyền.

Jimmy Nguyễn nên được gọi là ca sĩ hay nhạc sĩ? Nếu là ca sĩ thì chất giọng của Jimmy Nguyễn trên sân khấu chuyên nghiệp, không thể xưng tụng xuất sắc. Nếu là nhạc sĩ thì ca khúc của Jimmy Nguyễn lại rất ít được giới biểu diễn ưa chuộng.

Khi và chỉ khi, Jimmy Nguyễn tự hát các ca khúc của mình thì mới tạo được dấu ấn nhất định. Thực tế, Jimmy Nguyễn chưa từng chứng minh bản lĩnh ca hát với nhạc phẩm của người khác, Anh chỉ hát ca khúc của mình, với sự mê đắm và sự tôn thờ bản thân.

Jimmy Nguyễn tên thật Nguyễn Thanh Dũng Ngọc Long, sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Cha là nhạc công, mẹ là ca sĩ, nên Jimmy Nguyễn cũng có sẵn năng khiếu âm nhạc.

Từ năm 10 tuổi, Jimmy Nguyễn định cư tại Mỹ và theo học ngành luật. Tuổi đôi mươi, Jimmy Nguyễn có thu nhập ổn định và có cuộc sống khá êm ấm với vị hôn thê là một người mẫu quê gốc Hà Nội.

Thế nhưng, một biến cố xảy ra, vị hôn thê của Jimmy Nguyễn đã trở thành nạn nhân một vụ án mạng thê lương. Cú sốc ấy quá khủng khiếp đối với Jimmy Nguyễn. Anh mang tro cốt của vị hôn thê về chùa Quán Sứ, và bắt đầu vùi mình vào những ủ dột hoang mang đến mức phải chấp nhận điều trị tâm lý.

Cũng may, trong chới với tuyệt vọng thì Jimmy Nguyễn đã tìm được cứu cánh trong âm nhạc. Ca khúc đầu tay “Tình như lá bay xa” viết năm 1992 được vụt thoát từ phiền lụy: “Chiều nay ta bơ vơ trên cát dài hoang vắng/ Xót thương cho cuộc tình tan/ Nhìn sóng vỗ miên mang/ Thương cho đời cay đắng/ Người yêu hỡi có biết hay chăng/ Tình yêu ta như muôn vàn giấc mơ mỏng manh/ Với những ước mơ cho đêm về ta vẫn còn mãi bên nhau”.

Công việc viết ca khúc không chỉ giúp Jimmy Nguyễn thoát khỏi trầm cảm mà còn cho anh cơ hội chia sẻ với công chúng. Album “Mãi mãi bên em” ra đời năm 1993 đã đưa Jimmy Nguyễn lên thành một hiện tượng âm nhạc hải ngoại.

Năm 1994, ca khúc “Mãi mãi bên em” của Jimmy Nguyễn được đề cử giải Grammy. Tuy không được vinh danh, nhưng ca khúc “Mãi mãi bên em” cũng xem như thương hiệu của Jimmy Nguyễn: “Tìm được gì khi ta đã mất, dĩ vãng bay xa tầm tay/ Và một người ra đi cuối trời/ Cho một người ngồi đây nhớ thương/ Khi bên nhau sợ câu giã từ/ Sợ một ngày ta sẽ mất nhau/ Mà cuộc đời làm sao ta đoán được/ Nhắm mắt xuôi tay tình xa”.

Vì sao Jimmy Nguyễn bùng lên như một hiện tượng âm nhạc nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ trước? Rất đơn giản, vì một cơ duyên đặc biệt là lúc ấy giới trẻ Việt Nam ở trong nước lẫn hải ngoại đều thích thú với nhạc Hoa lời Việt.

Các bài hát Jimmy Nguyễn thể hiện đều na ná Tứ Đại Thiên Vương của Hồng Kong lúc ấy là Trương Học Hữu, Lê Minh, Lưu Đức Hoa và Quách Phú Thành, nên nhanh chóng nhận được sự đồng cảm từ đám đông. Thậm chí, không ít ca khúc của Jimmy Nguyễn y hệt bản sao từ Tứ Đại Thiên Vương.

Jimmy Nguyễn và Ngọc Phạm trên sân khấu.

Giới nhạc sĩ dĩ nhiên không đánh giá cao các sáng tác của Jimmy Nguyễn. Thế nhưng, Jimmy Nguyễn hình như cũng không có ý định thiết lập phong cách độc đáo nên cũng không đính chính mà cũng không phân bua về những ca khúc hơi giống nhạc Hoa lời Việt.

Cần nói thêm, lúc ấy vấn đề bản quyền cũng chưa đặt ra nghiêm túc như hiện nay, và cũng chưa có internet để công chúng dễ dàng kiểm chứng về mức độ mô phỏng.

Vì vậy, Jimmy Nguyễn vẫn hồn nhiên với sự chinh phục khán giả theo kiểu của anh. Người ta đồng cảm với Jimmy Nguyễn khi “Nhớ về em” tha thiết: “Nhớ về em, nhớ những lúc cô đơn trở về/ Nhớ về em, nhớ ánh mắt môi cười thơ ngây”.

Người ta chia sẻ với Jimmy Nguyễn khi “Chiều nghe biển khóc” âm thầm: “Cho tôi xin cơn sóng chỉ xô bờ/ Đừng quay ra khơi cho tình phải bơ vơ/ Cho tôi xin cơn gió hãy ru hời/ Đại dương trong tim tôi đừng khóc/ Cho tôi xin em vẫn đứng bên đời/ Để cho con tim tôi còn mãi chơi vơi/ Cho tôi xin em tóc xõa trong chiều/ Biển xanh muôn đời đẹp mãi”.

Người ta cũng phấn khích với Jimmy Nguyễn khi tán tỉnh “16 mắt nai” nhí nhảnh: “Này cô bé có cặp mắt nai vàng/ Này cô bé và mái tóc thề, bàn tay thon từng ngón nõn nà/ Tôi lâng lâng ngây ngất chơi vơi khi nhìn em”.

Nói chung, ca khúc của Jimmy Nguyễn quyến rũ vì được hát theo kiểu riêng Jimmy Nguyễn. Chứ giai điệu thì không có gì đáng chú ý, còn ca từ thì hơi sến súa.

Trong hàng trăm ca khúc của Jimmy Nguyễn, thì bài hát mang chất Jimmy Nguyễn rõ nhất và cũng ít ảnh hưởng nhạc Hoa nhất, có lẽ là “Hoa bằng lăng” vừa có nét lý sự vừa có nét bi lụy: “Nhà bên đang đón dâu rộn tiếng cười vui/ Tôi làm thân khách đến chúc phúc mà thôi/ Quà tôi mang đến trao chỉ mỗi hoa bằng lăng/ Bởi mình nghèo nên chỉ đứng nép ngoài sân/ Ôi tình xưa đã phai, nay bàn tay nàng đan với ai/ Em giờ đây nỡ quên mối tình thơ ấu/ Thôi đành mang đớn đau cho người vui trọn đến kiếp sau/ Riêng mình tôi ôm lấy ngàn nỗi đau”.

Năm 1997, Jimmy Nguyễn về nước biểu diễn vài lần, rồi quyết định hồi hương. Anh sống ở Sài Gòn, vẫn sáng tác, vẫn ca hát, vẫn nổi tiếng nhưng không phải ngôi sao thượng thặng.

Khách quan mà đánh giá, lối trình diễn của Jimmy Nguyễn không còn phù hợp với thị trường âm nhạc bây giờ. Công chúng của Jimmy Nguyễn chủ yếu là độ tuổi trung niên, nghe lại dòng nhạc từng quen thuộc thuở mộng mơ mà thôi.

Phần lớn ca khúc của Jimmy Nguyễn được viết từ nỗi nhớ thương vị hôn thê bạc mệnh. Thật kỳ duyên, một cô ca sĩ gốc Hải Phòng là Ngọc Phạm đã thấu hiểu được góc khuất tâm hồn Jimmy Nguyễn và tình nguyện gắn bó cuộc đời với anh.

Ca sĩ Ngọc Phạm tiết lộ: “Tôi yêu thầm ảnh từ năm 13 tuổi khi nghe ảnh hát "Mãi mãi bên em". Tới năm 19 tuổi gặp nhau là quyết định mãi mãi với ảnh luôn”. Không chỉ chăm sóc Jimmy Nguyễn miếng ăn giấc ngủ, ca sĩ Ngọc Phạm còn sinh cho Jimmy Nguyễn cả thảy ba đứa con.

Còn Jimmy Nguyễn thường xuyên đánh đu với mấy anh tri thức nhàn rỗi nên cũng thích lối phát ngôn à ơi chiêm nghiệm khi thổ lộ về người phụ nữ bên cạnh mình: “Tôi từng nói với Ngọc Phạm: Anh là cây xương rồng bị gãy gần hết gai rồi. Nếu cắt những cái gai còn lại, anh sẽ thành quả dưa chuột, không còn là anh nữa".

Gia đình nhỏ của Jimmy Nguyễn - Ngọc Phạm.

Jimmy Nguyễn cho biết thần tượng của anh là ca nhạc sĩ Nhật Bản - Kazumasa Odai. Và Jimmy Nguyễn ở tuổi 50 vẫn tiếp tục cuộc chơi âm nhạc đầy hào hứng và cũng đầy tự chủ: “Với tôi, âm nhạc đến từ nỗi đau rồi hóa thành nhân duyên và một khi nó là nhân duyên, mình có tính cũng không bằng trời tính. Những sự việc xảy ra đã làm tôi mất khá nhiều thời gian và tiền bạc, tuy nhiên tôi vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. 

Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ lấy được một xu từ băng đĩa của tôi bày bán ngoài thị trường nên tôi không bao giờ hoàn thành bằng mọi giá để cho biết mình đang có mặt. Tôi chỉ phải hứa với lòng mình một ngày gần nhất sẽ quay lại ca hát để bày tỏ lòng biết ơn đến khán giả. 

Thật ra, từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ có hoặc đạt được cái thời hoàng kim. Với tôi, nó chỉ là chút hào quang nào đấy lóe lên rồi chợt tắt”.

Video liên quan

Chủ Đề