Ví dụ đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Mục lục bài viết

  • 1. Đối tượng của xã hội học về dư luận xã hội
  • 2. Một số vấn đề nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội
  • 3. Tính chất của dư luận xã hội
  • 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành dư luận xã hội
  • 5. Sự hình thành dư luận xã hội

1. Đối tượng của xã hội học về dư luận xã hội

Xã hội học về dư luận xã hội là một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội là các quy luật xã hội trong hoạt động của dư luận xã hội. Nói cách khác, các cơ cấu, quy luật, các kênh, cơ chế hình thành và vận hành của dư luận xã hội dưới tác động của những quy luật xã hội chung cũng như những đặc thù riêng của từng xã hội được xem là đối tượng nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội. Ví dụ: Những quy luật chung như dân chủ, tự do, sự ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo vào Việt Nam được xem là những yếu tố tẳc động tới sự hình thành dư luận xã hội ở Việt Nam.

2. Một số vấn đề nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội

  • Những điều kiện tăng cường vai ưò của dư luận xã hội: Làm thế nào để dư luận xã hội phát huy được vai trò của mình? Phải có các trung tâm, các tổ chức thường xuyên cập nhật thông tin về dư luận xã hội. Các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội phải được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thêm vào đó, các cơ quan và tổ chức phải thường xuyên sử dụng kết quả nghiên cứu về dư luận xã hội vào công tác quản lý hoặc công tác tư tưởng.
  • Xây dựng các lý thuyết về xã hội đại chúng và dư luận xã hội
  • Phân tích về bản chất, cấu trúc và chức năng của dư luận xã hội
  • Nghiên cứu tâm thế chính trị, ràng buộc chính trị và lựa chọn cử tri.
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm dân số xã hội với sự hình thành dư luận xã hội
  • Tìm hiểu nội dung dư luận xã hội đối với các vẩn đề cụ thể
  • Tiến hành trưng cầu dư luận xã hội thường kỳ hoặc khi có những vấn đề xã hội mới nảy sinh.

3. Tính chất của dư luận xã hội

3.1. Tính công chúng, công khai

  • Tính công chúng, mọi tầng lớp xã hội, mọi công chúng đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề, sự kiện xã hội nào đó. Tuy nhiên không phải mọi người đều tham gia được vào các cuộc tranh luận này và tham gia vào cùng một thời điểm.
  • Tính công khai: thông tin tạo ra dư luận xã hội phải được truyền tải qua những nguồn đáng tin cậy, chính xác hay nói một cách khác là qua con đường chính thức và công khai. Các con đường chính thức là các kênh thông tin của nhà nước, chính quyền các đoàn thể xã hội khác có trách nhiệm, liên quan đến vấn đề.

Tính công chúng và công khai cũng là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để phân biệt dư luận xà hội với tin đồn. Những thông tin được trao đổi trong tin đồn thường chưa được kiểm chứng về sự trung thực và như vậy thì chủ thể của tin đồn thường không được xác định rõ ràng. Tin đồn có thể chuyển thành dư luận xã hội một khi những thông tin về sự kiện, hiện tượng đó được kiểm chứng lại và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với các nguồn thông tin, trao đổi, bàn bạc, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai.

3.2. Tính lợi ích

Lợi ích vật chất: các hiện tượng, sự kiện diễn ra trong xã hội có liên quan tới hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân. Ví dụ, việc tiếp tục tăng giá diện của nhà nước...

Lợi ích tinh thần: các vấn đề đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống giá trị, chuẩn mực các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi và ứng xử văn hoá của cộng đồng người và của cả một dân tộc.

Ví dụ: việc con cái đối xử bất hiếu với cha mẹ, học trò hỗn láo với thầy cô.

>> Xem thêm: Phân tích về một số cơ cấu xã hội cơ bản ? Ý nghĩa của nghiên cứu cơ cấu xã hội

3.3. Tính lan truyền

Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, cơ sở của bất' kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng trong đó khởi thuỷ từ phản ứng của một cá nhân hay nhóm nhỏ sẽ

gây nên chuỗi kích thích của các cá nhân, nhóm khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm. Đổi với dư luận xã hội các nhân tố tác động có thể được coi là thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự. Dưới sự tác động của luồng thông tin này các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua sự trao đổi, bàn bạc với mọi người xung quanh.

3.4. Tính biển đổi

Biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá:

Sự phán xét và đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ một hiện tượng, sự kiện nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn tại trong nền văn hoá của cộng đồng người. Chính vì thế mà đối với cùng một vấn đề diễn ra dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau.

Biến đổi theo thời gian

Cùng với sự phát triển của xã hội nhiều giá trị chuẩn mực văn hoá thay đổi ngay trong cùng một nền văn hoá - xã hội dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận của dư luận xã hội.

Phụ thuộc vào những bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của các phán xét đánh giá khi công chúng phát hiện thêm mối liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện hiện tượng, quá ưình diễn ra kèm theo nó. Mặt khác xuất phát là các phán xér đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có thể tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình.

Ví dụ, Một mặt dư luận xã hội lên án đòi xử lý nghiêm khắc [thể hiện bằng ý kiến] các vụ tội phạm tấn công vào các chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ [chiến sĩ công an Nguyễn Văn Ngữ hy sinh tại HN năm 1997] mặt khác chính người dân đã tích cực quyên góp từ thiện [thể hiện bằng hành động] để hỗ trợ một phần cho gia đình của những công an nhân dân đã dũng cảm hy sinh.

>> Xem thêm: Phân tích giai đoạn tiến hành thu thập thông tin trong điều tra xã hội học ?

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành dư luận xã hội

Dư luận xã hội luôn bao hàm nhũng thành tố tâm lý phức tạp và chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chủ quan và khách quan.

4.1. Yếu tố khách quan

Do qui mô, cường độ, tính chất, tính thời sự của sự kiện, hiện tượng hay quá trình đang diễn ra xét từ góc độ mối quan hệ của chúng đen lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau. Khuynh hướng chung trong ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là bày tỏ sự đồng tình với các vấn đề có lợi cho lợi ích của mình và ngược lại phản đối các vấn đề gây thiệt hại cho lợi ích của mình.

4.2. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước, dư luận xã hội luôn có cơ sở của nó là các cuộc trao đổi, thảo luận ý kiến bởi vậy những nhóm xã hội chỉ trở thành chủ thể của dư luận khi họ được cung cấp thông tin và được công khai bày tỏ ý kiến của mình..

Nếu bối cảnh chính trị - xã hội đảm bảo quyền tự do ngôn luận và khả năng tiếp cận của người dân với các nguồn thông tin công khai, chính thức thì dư luận xã hội sẽ hình thành một cách tích cực và có thể đưa ra các phán xét đánh giá tương đối đúng đắn và hợp lý. Nó là điều kiện quan trọng cho sự ổn định chính trị và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tăng cường củng cổ ý thức của con người về cải chung trong các lợi ích, lý tưởng của họ, khơi dậy thái độ tích cực của quần chúng trong việc tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội.

Ngược lại trong bối cảnh hạn chế dân chủ và tự do thì dư luận xã hội hình thành khó khăn, chậm chạp và có thể gây ra các tin đồn thất thiệt.

Thứ hai, trình độ văn hỏa, độ tuổi, điều kiện kinh tế và hệ tư tưởng là yếu tố quan trọng. Thông thường khu vực đô thị thường là nơi phát sinh và phát triển các luồng dư luận xã hội vì ở đây người dân có điều kiện kinh tế có khả năng tiếp cận với thông tin nhanh hơn; nhóm trí thức, sinh viên, cán bộ viên chức thường nhanh chóng tham gia vào các cuộc thảo luận do đó ý kiến của họ thường được sử dụng như thông tin tham khảo có ý nghĩa định hướng cho các nhóm xã hội khác; ở các độ tuổi khác nhau thì họ có nhu cầu, kinh nghiệm sống, mục đích sống khác nhau...

Thứ ba, những nhân tố về tâm lý xã hội: bao gồm nhiều nhân tố như thói quen, nếp nghĩ, ý chí, tâm trạng, tình cảm của một cộng đồng người. Tâm trạng xã hội thường được khắc họa bởi các trạng thái hưng phấn- ức chế; tích cực - tiêu cực; lạc quan, yêu đời - chán nản, bi quan. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng, gia cả sinh hoạt diễn ra thất thường thì sự phán xét đánh gía của công chúng về các sự việc thường mang màu sắc tiêu cực, thiếu tin tưởng và ngược lại trong thời kỳ kinh tể phát triển, đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện thì dư luận xã hội mang mầu sắc lạc quan.

>> Xem thêm: Các bước tiến hành một cuộc điều tra xã hội học pháp luật ?

Thứ tư, công tác tuyên truyền vận động: Ở nước ta hiện nay trong bối cảnh dân chủ hóa đời sống xã hội, các kênh và nguồn thông tin trở nên đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn thì công tác tuyên truyền vận động càng trở nên có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt. Nhiệm vụ của người cán bộ trong lúc này không thể dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin 1 chiều hay đưa ra các lời bình luận áp đặt mà phải nâng tầm vóc thông tin thành các thông điệp so sánh cùng với cách thức suy nghĩ, lập luận hợp lý, hợp tình giúp cho người dân có thể tự đi đến các nhận định của bản thân.

Mặt khác, việc sử dụng những phương thức hoạt động thông tin mới nhàm khuyến khích tính chủ động, tích cực của công chúng hoàn toàn không loại bỏ việc sử dụng thủ pháp, nghệ thuật trong truyền tải thông tin để tạo ra ảnh hưởng có lợi nhất cho người truyền tin như sử dụng các định kiến có sẵn, sắp xếp lại các thành tố thông tin để tạo hiệu quả.

5. Sự hình thành dư luận xã hội

Bước thứ nhất: Tiếp cận thông tin mà người tiếp cận thông tin đầu tiên là cá cá nhân

Bước thứ hai: Trao đổi thông tin

Bước thứ ba: Thống nhất ý kiến;

Bước thứ tư: Đưa ra các kiến nghị

Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội, không có sự bàn bạc, thảo luận, tranh luận thậm chí va đập ý kiến thì không thể có ý kiến phán xét đánh giá chung được đông đảo người dân chia sẻ và ủng hộ.

Khi xét tới quá trình hình thành dư luận xã hội cần chú ý:

Một là, không phải trong bất kỳ trường hợp quá trình hình thành dư luận xã hội cũng trải qua 4 bước như trên. Nếu trường hợp diễn ra theo 4 bước như trên thì đó là do các sự kiện, hiện tượng, quá trình mới và phức tạp mà đa số người dân chưa có hoặc chưa chuẩn bị được thái độ và hành vi ứng xử phù hợp với thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó lại có luồng dư luận xã hội được hình thành rất nhanh đặc biệt là trước những biến cố đặc biệt của đời sống xã hội như tội phạm giết người, cướp của, các hành động xâm lược, phá hoại an ninh quốc gia.

>> Xem thêm: Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật ?

Hai là, việc duy trì mối quan tầm của người dân với các vấn đề đang diễn ra là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc hình thành dư luận xã hội. Trên thực tế chúng ta phải thấy rằng không phải sự kiện, hiện tượng nào cũng tạo được các cuộc tranh luận của tất cả các nhóm trong xã hội cho dù sự việc đó diễn ra có tác động mạnh mẽ đến lợi ích của họ.

Video liên quan

Chủ Đề