Nhạc dân gian đương đại là gì

Âm nhạc dân gian là một thể loại truyền thống, thường là nông thôn, âm nhạc ban đầu được truyền qua nhiều thế hệ bằng cách truyền miệng. Nguồn gốc của âm nhạc dân gian không được biết chính xác nhưng được ước tính là lâu đời như cộng đồng gốc. Đôi khi âm nhạc dân gian được sử dụng để chỉ âm nhạc mà các nhà soạn nhạc không được biết đến và được công nhận bởi một nhóm người, mọi người, là của họ. Âm nhạc dân gian đôi khi được xem là biểu hiện ban đầu của văn hóa quá khứ hoặc sắp biến mất, được bảo tồn hoặc đã được hồi sinh.

5. Âm nhạc dân gian từ khắp nơi trên thế giới -

Âm nhạc dân gian là một chút của một thể loại âm nhạc phổ quát, nhưng đa dạng, và có thể được tìm thấy trong thực tế tất cả các xã hội của thế giới chúng ta. Một số nhạc dân gian được công nhận bao gồm các bài hát sử thi và shanties biển ở Phần Lan và Balkans. Từ Châu Phi, các bài hát dân gian bao gồm soca, calypso, zouk, samba và Cuba rhumba đã được thực hiện bởi người châu Phi trong cộng đồng người di cư. Trong các thể loại châu Á như Nadagam và Noorthy tồn tại.

4. Đặc điểm chung của các hình thức âm nhạc dân gian -

Âm nhạc dân gian truyền thống có một số đặc điểm phân biệt nó với các thể loại khác. Đối với một, nó thường được truyền đi như truyền thống truyền miệng hơn là bằng văn bản, và do đó phải được ghi nhớ. Âm nhạc có liên quan đến văn hóa quốc gia của một khu vực hoặc văn hóa cụ thể. Các bài hát dân gian được sử dụng để kỷ niệm các sự kiện lịch sử hoặc cá nhân như đám cưới, cái chết hoặc để đánh dấu các chu kỳ hàng năm như thu hoạch. Các bài hát cũng đã được trình diễn trong một khoảng thời gian dài theo phong tục của cộng đồng.

3. Quan tâm mới trong thế kỷ 20 -

Âm nhạc dân gian theo thời gian đã bắt đầu bị bỏ qua ở một số vùng nông thôn trên thế giới cho đến Thế kỷ 20, khi thể loại này được thông qua bởi một số phong trào chính trị và xã hội khác nhau. Ví dụ, để tiếp tục mục tiêu dân tộc của họ là các phong trào phát xít và phát xít từ những năm 1920 đến 1940 ở Đức và Ý đã đưa âm nhạc dân gian vào các buổi lễ và nghi lễ quân sự của họ. Âm nhạc dân gian cũng được sử dụng bởi các nhóm bất đồng chính kiến ​​tìm cách cải cách kinh tế và xã hội. Một nhà soạn nhạc nổi tiếng của âm nhạc dân gian trong thời gian này là Woody Guthrie, người đã hát bài hát phản kháng và viết nhiều bộ sưu tập bao gồm vùng đất này là vùng đất của bạn và người giúp việc công đoàn. Các bài hát nói lên mối quan tâm của nông thôn và tầng lớp lao động. Peter Seeger đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hồi sinh của các bài hát dân gian truyền thống thông qua việc biểu diễn chúng sau khi ông làm lại một số hoặc sáng tác. Những bài hát của anh ấy bao gồm chúng ta sẽ vượt qua, nơi tất cả những bông hoa đã biến mất. Thể loại âm nhạc hồi sinh đã được đặt tên là âm nhạc dân gian đương đại để phân biệt với âm nhạc dân gian truyền thống.

2. Âm nhạc dân gian đương đại và các thể loại phụ -

Đương đại, hay hồi sinh, âm nhạc dân gian là một loạt các phong cách xuất hiện hoặc phát triển từ âm nhạc dân gian truyền thống trong Thế kỷ 20. Dân gian đương đại bao gồm các thể loại như đá dân gian, dân gian điện, phản dân gian, dân gian punk, dân gian Indie, dân gian, dân gian kỳ dị, Americana, kim loại dân gian, dân gian tiến bộ, dân gian ảo giác, và dân gian mới.

1. Ý nghĩa và di sản lớn hơn -

Sau sự hồi sinh của âm nhạc dân gian truyền thống và sự chuyển đổi sang dân gian đương đại, thể loại này đã tiếp tục phát triển và được kết hợp vào nhiều khía cạnh âm nhạc và các thể loại âm nhạc khác. Điều này lần lượt đã tạo ra các thể loại hoàn toàn mới. Các nghệ sĩ sống động, đặc biệt là từ thế giới nói tiếng Anh, có một vai trò quan trọng trong sự phát triển và phổ biến của âm nhạc dân gian. Sự hồi sinh của thể loại này đã thu hút sự quan tâm đến thế hệ trẻ, những người đã chấp nhận và thậm chí sáng tác các bài hát của họ. Những hành động như vậy bao gồm The Watersons, Martin Carthy, Roy Bailey của Vương quốc Anh, Bob Dylan và Joe Strummer, trong số những người khác.

Mấy năm gần đây, âm nhạc Việt Nam đang bước vào thời kỳ bùng nổ với nhiều thể loại nhạc phong phú, mới lạ. Tuy nhiên, dòng nhạc nào có sức thuyết phục với đa số tầng lớp khán giả yêu nhạc và sống lâu bền trong lòng công chúng trong vô số các thể loại nhạc mới ra đời này? Sự xuất hiện của rock những năm trở lại đây đã khiến cho bầu không khí âm nhạc thêm sôi động, R&B đã làm cho sân khấu âm nhạc nhiều màu sắc, và pop luôn giữ ngôi vị quán quân với những gương mặt ca sĩ mới.

Tùng Dương và Ngọc Khuê đã khẳng định được tên tuổi của mình từ những ca khúc dân gian đương đại [Ảnh: Vnmedia].

Thế nhưng, nhìn vào mặt bằng thị trường âm nhạc cho thấy những dòng nhạc trên vẫn là những “món ăn” quen thuộc, dễ bày, dễ ăn nhưng cũng dễ gây nhàm chán và rock khan hiếm, pop thiếu lửa, R&B hụt hơi đang là một thực tế.

Qua một số sân chơi âm nhạc lớn như: Bài hát Việt, Sao Mai Điểm hẹn, công chúng bắt đầu được làm quen với một thể loại âm nhạc hoàn toàn mới, lạ đó là âm nhạc dân gian đương đại. Ngay từ khi xuất hiện lần đầu tiên, Ngọc Khuê với hai ca khúc của nhạc sĩ Lê Minh Sơn “Chuồn chuồn ớt” và “Bên bờ ao nhà mình”, đã lập tức tạo ấn tượng mạnh với khán giả và đoạt giải nhất Sao Mai điểm hẹn dòng nhạc dân gian đương đại một cách đầy thuyết phục.

Hay đó còn là sự ghi nhận của khán giả với giọng ca đặc biệt của Tùng Dương với tác phẩm “Con cò”. Với ca khúc đậm chất dân gian đương đại này, Tùng Dương đã ẵm trọn Giải Bài hát của năm trên sân chơi âm nhạc chuyên nghiệp Bài hát Việt 2007. Cùng với các ca sĩ thì tên tuổi của hàng loạt những nhạc sĩ - “cha đẻ” của hàng loạt ca khúc của dòng nhạc dân gian đương đại như Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến, Lưu Hà An [trước đó có Phó Đức Phương và Nguyễn Cường] đã dần tạo được dấu ấn trong tâm trí khán giả yêu nhạc.

Vậy, nguyên nhân nào khiến cho một dòng nhạc mới xuất hiện đã được công chúng đón nhận và khẳng định được vị trí nhất định trong giới âm nhạc? Các chuyên gia âm nhạc nhận định rằng: Chính bản sắc văn hoá Việt được thẩm thấu qua từng câu chữ trong mỗi ca khúc, sự khéo léo của người nhạc sĩ trong việc “hài hoà” giai điệu dân ca của địa phương để khi nghe ai cũng thấy “chất Việt” trong đó. Mỗi ca khúc đều thấy thấp thoáng chất dân ca đặc trưng của mỗi vùng miền được kết hợp hài hoà với “chất” rock, pop, R&B…, do đó các tác phẩm dân gian đương đại chưa bao giờ bị lỗi thời, mang dáng dấp riêng nhưng khá sâu sắc và phù hợp với tâm lý, phong cách người Việt Nam.

Có nhạc sĩ đã không quá khi nói rằng: “Muốn có đẳng cấp thì tác phẩm phải hội tụ được 3 yếu tố: Giải trí-thưởng thức-hội nhập. Điều này không dễ. Nhưng một tác phẩm dân gian đương đại “viết ra chất” có thể đáp ứng được cả 3 yếu tố trên”.

Điều này cũng lý giải tại sao những album về dòng nhạc này luôn được tiêu thụ với tốc độ chóng mặt. Điển hình như “Giọt sương bay lên” của Nguyễn Vĩnh Tiến được phát hành hơn 2 vạn đĩa hay album đầu tay “Bên bờ ao nhà mình” của Ngọc Khuê cũng được bán hết veo với hơn 1 vạn đĩa ngay khi mới phát hành. Gần đây nhất, album “Ngồi trên vách nắng” của Nguyễn Vĩnh Tiến cũng đã khẳng định được sức hút của tác giả khi tiêu thụ hết 2 vạn bản ngay sau khi vừa ra mắt. Và hiện nay những ca sĩ được khán giả yêu mến và được mời biểu diễn nhiều tại các chương trình văn hoá văn nghệ quan trọng lại chính là những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc này như Tùng Dương, Ngọc Khuê…

Mỗi ca từ là một hình ảnh rất “mộc” của làng quê Việt.

Nói đến nhạc dân gian đương đại người ta là nhắc đến yếu tố đẳng cấp, từ ca từ, phối khí đến phong cách biểu diễn của ca sĩ phải hội tụ đầy đủ sự sáng tạo, thể hiện được cá tính riêng của mỗi nghệ sĩ. Một trong những yếu tố quyết định tính “sống còn” của ca khúc dân gian đương đại đó là ca từ. Hầu hết các ca khúc thuộc dòng nhạc này đều có nét chung đó là câu chữ không quá cao siêu, không quá cầu kỳ gọt giũa, nhưng phải thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo và “dân dã”.

Mỗi ca từ là một hình ảnh rất “mộc” của làng quê Việt, từ “bát cơm vơi” trong “Giếng làng”, “chiếc cặp ba lá” [Lê Minh Sơn]; “sợi rơm” trong “Bà tôi” [Nguyễn Vĩnh Tiến] đến hình ảnh “chuồn chuồn ớt” [của Lê Minh Sơn”, “con cò đi ăn đêm” trong ca dao của đồng bằng Bắc Bộ trong “Con cò” [Lưu Hà An]… đã phản ánh được đời sống sinh hoạt, nét văn hoá đặc trưng của mỗi miền quê.

Để làm mới tác phẩm từ những hình ảnh tưởng chừng đã quá cũ ấy, các nhạc sĩ đã tìm ra rối đi riêng cho mình bằng những giai điệu trúc trắc, nốt nhấn bất ngờ, độ luyến láy tinh tế. Tuy nhiên, để một ca khúc dân gian đương đại đến với người nghe và chinh phục họ thì việc thổi hồn của ca sĩ là yếu tố mấu chốt làm nên thành công. Có ca sĩ làm mới tác phẩm bằng cách “nhờ” bản phối khí mới [như ca sĩ Hà Linh] nhưng có người lại khẳng định chính mình bằng sự sáng tạo trong chất giọng “đỏng đảnh” [như Ngọc Khuê] hay khai phá bằng phong cách biểu diễn “cuồng nhiệt” pha chút “ma quái” [như Tùng Dương]…

Mỗi ca sĩ đều có cách thể hiện và khẳng định cá tính riêng của mình và “đặt tên” khi mỗi sản phẩm ra đời phải gắn được thương hiệu riêng. “Mỗi bài hát dân gian đương đại được cất lên và được ghi vào lòng công chúng là phải có sự tổng hợp, những cuộc “gặp gỡ” của các cá tính về âm nhạc”, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến đánh giá.

Cũng phải khẳng định rằng, dòng nhạc dân gian đương đại là kén người nghe, bởi không phải ai cũng có thể hát được, không phải người nghe nào cũng hiểu được chất dân gian truyền thống của các vùng quê, nhất là lớp trẻ. Khi các dòng nhạc thị trường ồ ạt xâm chiếm thị trường cũng là lúc các bạn trẻ bị lôi kéo theo trào lưu và không có nhiều người “cảm” được yếu tố “bác học” ở thể loại nhạc dân gian đương đại này. Còn với những người đã có tuổi, “thấu” được “chất quê” nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận sự pha trộn táo bạo đó của các nghệ sĩ có cá tính mạnh.

Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào phát triển dòng nhạc này trong xu hướng hội nhập như hiện nay. Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến luôn lạc quan khi nói rằng: “Nhạc dân gian đương đại không thể phát triển khi nào những ký ức về nông thôn, miền quê, những ký ức về di sản cha ông bị phai nhạt”. Còn ca sĩ Ngọc Khuê vẫn khẳng định sẽ trung thành với dòng nhạc dân gian đương đại này. Cô cho biết: “Mục tiêu hàng đầu tôi đặt ra trong chiến lược phát triển sự nghiệp âm nhạc của mình đó là tìm cách làm mới bản thân mình qua phong cách biểu diễn, luôn dung hoà được đẳng cấp của nghệ thuật với gu thưởng thức của người nghe”.

Và để có những tác phẩm hay, ngoài những hiểu biết sẵn có về văn hoá quê hương với các làn điệu quan họ, ca trù, xẩm, xoan, ghẹo thì những chuyến thâm nhập thực tế về làng quê sẽ là nguồn cảm hứng vô tận để các nhạc sĩ trẻ sáng tác được những ca khúc đương đại mang đậm “hồn Việt”".

Chủ Đề