Thành phố của wales là gì

Wales là một quốc gia ở phía tây nam Vương quốc Anh nổi tiếng với những công viên sinh thái cấp quốc gia cùng văn hóa đậm chất Celtic. Thủ phủ và là trung tâm thương mại và tài chính của xứ Wales là Cardiff. Quốc kỳ xứ Wales có hình ảnh một con Rồng đỏ [Y Ddraig Goch trong tiếng Wales hay Red Dragon trong tiếng Anh] trên nền cờ trắng và xanh lá cây. Mặc dù, lá cờ này được sử dụng chính thức từ năm 1959, nhưng hình tượng rồng đỏ đã là biểu tượng xứ Wales trong nhiều thế kỷ. Các sọc trắng và xanh lá tượng trưng cho nhà Tudor, triều đại xứ Wales đã cai trị nước Anh từ năm 1485 đến 1603. Đây là 1 trong 3 quốc kỳ độc nhất mà trên đó có hình con rồng [2 quốc kỳ còn lại là của Bhutan và Malta].

Quốc kỳ xứ Wales 

2. Tôn giáo

Người dân xứ Wales ngày càng cởi mở hơn với các quan điểm tôn giáo khác nhau. Một số ít theo theo đạo Tin lành [Protestant], Biệt giáo [Nonconformist] hay Công giáo La Mã []. Trong khi đó, giáo hội Trưởng lão [Calvinistic Methodism] có lẽ là giáo phái phổ biến nhất, đặc biệt là ở các khu vực nói tiếng Welsh. Các giáo hội tại Wales được phân bổ rộng rãi và đồng đều trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, các giáo hội cũng duy trì một hệ thống giáo sĩ tự trị, bao gồm cả các tổng giám mục, kể từ khi nhà thờ Anh giáo được thành lập năm 1920. 

3. Ngôn ngữ

Tiếng Welsh và tiếng Anh là hai ngôn ngữ chính được sử dụng ở xứ Wales. Năm 1900, tiếng Welsh vẫn được sử dụng bởi một nửa dân số, nhưng có chiều hướng giảm dần qua từng thế hệ và hiện nay chỉ có một phần năm dân số ở Wales nói thứ ngôn ngữ này. Sự tồn tại của tiếng Welsh trở thành một trong những chủ đề văn hóa nóng hổi và được đưa ra bàn luận nhiều trong các cuộc họp mang tính quốc gia. Vùng trung tâm của xứ Wales được gọi là Y Fro Gymraeg [tên gọi bằng tiếng Welsh] vẫn còn hơn bốn phần năm cư dân nói tiếng Welsh. Tỷ lệ này đã giảm đi nhiều khi tiến dần về phía Nam Wales và giảm xuống còn dưới một phần mười ở cực Đông Nam. Tình trạng này kéo dài đã dẫn tới Đạo luật Ngôn ngữ xứ Wales được đề xuất năm 1967. Mục đích của đạo luật này là đưa tiếng Welsh lên cùng một vị thế pháp lý như tiếng Anh. Năm 1993, Đạo luật Ngôn ngữ xứ Wales được thông qua. Ngay sau đó, hội đồng Ngôn ngữ tiếng Wales được thành lập để thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Wales cũng như đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc sử dụng tiếng Welsh cho các cơ quan công cộng bao gồm các hội đồng; cảnh sát, cứu hỏa, cơ quan y tế và trường học. Sau khi giải thể vào năm 2012, các nhiệm vụ của hội đồng được bàn giao lại cho các ủy viên ngôn ngữ xứ Wales.

4. Ẩm thực

Ẩm thực xứ Wales nhìn chung vẫn mang xu hướng tương tự các nước phương Tây khác với các cửa hàng thức ăn nhanh hay các loại thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa xứ Wales không có những món ăn mang đậm hương vị truyền thống. “Cystal yfed o’r cawl â bwyta’s cig” [tạm dịch là “Uống nước dùng cũng ngon như ăn thịt” ] là câu nói người dân xứ Wales thường dùng để miêu tả Cawl, một món súp truyền thống của mình. Thịt xông khói, thịt cừu hoặc thịt bò xứ Wales sẽ được hầm nhừ cùng bắp cải và tỏi tây. Về công thức nấu Cawl thì sẽ khác nhau tùy theo từng gia đình hay vùng thuộc xứ Wales. Điểm chung là Cawl sẽ ngon hơn nếu được hầm nhiều lần nên đừng ngại chuẩn bị trước hay tiết kiệm lại đồ ăn thừa để hâm nóng lại vào bữa ăn sau.

Cawl – Món hầm truyền thống của xứ Wales 

Tiếp đến, phải nhắc tới món bánh ngọt xứ Wales [Welsh cakes], món ăn truyền thống rất được lòng trẻ em. Món ăn nhẹ này được phổ biến từ cuối thế kỷ 19 với công thức lâu đời bao gồm các loại nguyên liệu cơ bản như bột mỳ, bơ, đường, sữa, trái cây sấy khô và các loại gia vị khác như quế, hay nhục đấu khấu. Bánh ngọt xứ Wales được phục vụ nóng hoặc nguội và có thể ăn kèm với đường, mứt hay bơ.

Thưởng thức bữa trà chiều là một phong tục vô cùng trang nhã được người Anh duy trì qua bao thế hệ. Với người dân xứ Wales, bữa trà chiều sẽ không còn đúng nghĩa nếu thiếu đi một ổ bánh mỳ trái cây Bara Brith. Nguồn gốc của loại bánh truyền thống này của xứ Wales vẫn là một bí ẩn. Theo truyền thống, các công thức nấu ăn cho Bara Brith vẫn được truyền lại trong các gia đình qua nhiều thế hệ. Vì vậy người dân Wales còn thường nói đùa nhau rằng cứ 8 ổ Bara Brith thì có ít nhất 10 công thức nấu ăn. Thông thường bánh Bara Brith sẽ có nguyên liệu chính là các loại nho khô nhưng có thể thay thế được bằng các loại hoa quả khác hoặc các loại hạt như hạt điều hay óc chó. Một vài loại chesse hay bơ ăn kèm sẽ là miếng ghép không thể thiếu cho một bữa trà chiều hoàn hảo.

Bánh hoa quả Bara Brith

5. Khung cảnh thiên nhiên

Xứ Wales được ví như xứ sở thần tiên với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng quyến rũ cùng nhiều điều hấp dẫn khác cho những du khách muốn khám phá. Chỉ cách hơn một giờ lái xe từ hai sân bay lớn – Liverpool và Manchester về phía Bắc, ta có thể được khám phá một trong những nơi du lịch tuyệt vời nhất xứ Wales. Nằm tại một vùng nông thôn yên bình bên cạnh những ngọn núi hùng vĩ của Snowdonia, Conwy là một thị trấn giàu lịch sử và đầy thu hút. Trung tâm của thị trấn là tòa lâu đài đã tồn tại từ thế kỷ 13 được bao bọc trong các bức tường thành mang đậm hơi thở Trung Cổ. Không chỉ mang vẻ đẹp từ các công trình cổ, Conwy County còn bao gồm các thị trấn ven biển ấn tượng không kém. Những người dân của Conwy rất tự hào về văn hóa và lịch sử của nó, và thường tổ chức các sự kiện văn hóa trong suốt cả năm. Mỗi năm, bạn sẽ tìm thấy vô số các lễ hội, phòng trưng bày nghệ thuật tại địa phương, chủ yếu được tổ chức dưới danh nghĩa hỗ trợ và quảng cáo cho các sản phẩm địa phương của họ.

Lâu đài Conwy, Wales 

Thung lũng Wye thuộc xứ Wales, ngăn cách biên giới giữa Anh và xứ Wales, cũng có một vẻ đẹp tự nhiên đáng ngạc nhiên, với mỗi mùa lại mang những điều thú vị riêng. Tảng đá Symonds Yat cung cấp một tầm nhìn tuyệt đẹp về dòng sông Wye. Từ tảng đá, dòng sông có thể được nhìn thấy theo những khúc cua chữ U đầy mạnh mẽ xung quanh Huntsman và đồi Coppet. Từ xa bạn có thể nhìn xuyên qua Herefordshire về phía dãy núi Mid Wales. Từ màu xanh tươi mát của cây cối vào mùa xuân và mùa hè, những buổi sáng đẫm sương mùa thu hay những ngọn đồi phủ tuyết vào mùa đông đều mang lại những cảm giác vô cùng đặc biệt. Được xác định là khu vực có vẻ đẹp tự nhiên nổi bật [Area of Outstanding Natural Beauty] vào năm 1971, vẻ đẹp của khu vực là kết hợp sự pha trộn độc đáo giữa ảnh hưởng của xứ Wales và nước Anh đã thu hút du khách trong nhiều thế kỷ. 

Dòng sông Wye, Wales

Nhắc đến Wales, chắc chắn không thể không nhắc tới Cardiff, thủ phủ và là trung tâm văn hóa, chính trị của xứ Wales. Cardiff tuy vẫn có những lâu đài cổ kính nhưng lại không mang vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ như các điểm đến trên, mà thay vào đó là phần nhiều nét đẹp hiện đại. Gần vịnh Cardiff, có một quần thể bảo tàng, nhà hàng và khu mua sắm hiện đại bậc nhất là Wales Millennium Center. Hàng chữ “In these stone horizons sing” trước cửa khu trung tâm sẽ được thắp sáng hàng đêm và mang lại sức sống đầy mạnh mẽ và mê hoặc cho Cardiff. Lâu đài Cardiff biểu tượng của thành phố chắc chắn sẽ là nơi bạn cần phải ghé thăm một lần khi tới Wales. Lâu đài sừng sững và mạnh mẽ mang phong cách Gothic điển hình. Bên trong lâu đài cũng mang lại nhiều bất ngờ cho du khách khi họ được tận mắt quan sát những cảnh quan, nội thất và cách bài trí mang màu sắc Trung cổ nhưng vẫn không kém phần lộng lẫy và sang trọng.

Chủ Đề