Nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch là

1. Nhân tố tự nhiên

Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du lịch. Nó tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch.

+            Về mặt cung, đa số các điểm tham quan du lịch giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh.

+            Về mặt cầu, mùa hè là mùa có lượng du khách lớn nhất

Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh. Đối với các du lịch nghỉ biển, các thành phần như ánh nắng, độ ẩm, hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm như vị trí địa lý, độ dâu, chiều dài – rộng của bãi tắm… sẽ quyết định đến nhu cầu của khách.

Ví dụ:Đa phần khách du lịch châu Âu thích tắm biển khi nhiệt độ nước biển phải từ 200C – 250C, nhưng du khách Bắc Âu thì lại thích tắm biển khi nhiệt độ nước biển là 150C – 160C .

Điều đó chứng tỏ rằng giới hạn của thời tiết gây ra có thể mở rộng, hoặc thu hẹp lại, tùy thuộc vào đòi hỏi của khách du lịch và tiêu chuẩn của nó khi sử dụng tài nguyên du lịch.

Đối với một số loại hình du lịch khác như du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu không lớn vì thời tiết thuận lợi hơn cho các cuộc hành trình du lịch.

2.Nhân tố  kinh tế – xã hội – tâm lý.

2.1 Về kinh tế:

Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch bởi để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Vì vậy ở các nước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịch nhiều hơn, họ có thể thực hiện nhiều chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính. Điều đó cho thấy rõ tác động của thu nhập đến  tính thời vụ.

Sự thay đổi tỉ giá hối đoái cũng tác động khá lớn đến nhu cầu đi du lịch. Chẳng hạn đồng tiền quốc gia nơi đến bị mất giá so với đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao như USD, EURO… thì sẽ làm tăng nhu cầu du lịch và ngược lại. Sự thay đổi có thể kéo theo làm thay đổi mức độ, thời vụ của du lịch.

2.2. Thời gian nhàn rỗi:

Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Tác động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong xã hội.

Thứ nhất: là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du lịch với mong muốn được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa chính, tăng cường độ thu hút nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần giảm cường độ của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoài mùa du lịch.

Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.

Sự tập trung lớn nhu cầu vào vụ chính còn do việc sử dụng phép theo tập đoàn như cán bộ – giáo viên trong trường học nghỉ hè, nông dân nghỉ vào ngày không bận rộn mùa màng. Một số xí nghiệp ngừng hoạt động chính vào một giai đoạn trong năm và nhân viên phải nghỉ phép trong thời gian đó.

Thứ hai :là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha mẹ chúng có thời gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6 – 15 tuổi, các bậc cha mẹ thường sắp xếp thời gian nghỉ phép cùng, để tận hưởng ngày nghỉ cùng với con cái. Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Điều này làm tăng cường độ mùa du lịch chính.

Đối với những người hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ điều kiện kinh tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa du lịch chính.

2.3. Sự quần chúng hóa trong du lịch

Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách có khả năng thanh toán trung bình [thường ít có kinh nghiệm đi du lịch] họ thường thích đi nghỉ biển vào mùa hè mùa du lịch chính, vì các lý do sau:

  • Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào chính vụ, do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào vụ chính, cho phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông.
  • Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chon những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là nhỏ nhất.
  • Do ảnh hưởng của mốt và sự bắt chước lẫn nhau của du khách. Những người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được điều kiện nghỉ ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ thể . Họ lựa chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà các nhân vật có tiếng đi nghỉ.

Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi ngoài mùa chính để thu hút khách.

2.4. Phong tục tập quán

Thông thường là các phong tục có tính chất lâu dài và được hình thành dưới tác động của các điều kiện kinh tế – xã hội. Các điều kiện này thay đổi sẽ tạo ra các phong tục mới nhưng không thể xóa bỏ phong tục cũ và chúng có thể chấp nhận được.

Ví dụ: ở miền Bắc nước ta vào mùa xuân là mùa lễ hội như Chùa Hương, Chùa Thầy, Đền Hùng, Hội Lim…chiếm tới 74% trog tổng số lễ hội trong năm.

2.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch

Điều kiện về tài nguyên du lịch như bờ biển đẹp, dài… mùa du lịch biển tăng và ngược lại hoặc các danh lam thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cường độ du lịch tham quan. Ở những vùng có suối nước khoáng tạo điều kiện du lịch chữa bệnh phát triển… Độ dài của thời vụ du lịch của một vùng phụ thuộc vào sự đa dạng của các thể loại du lịch có thể phát triển ở đó.

Ví dụ:một nước có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch sẽ ngắn hơn so với một nước khác vừa có thể phát triển du lịch nghỉ biển vừa kết hợp với du lịch chữa bệnh và văn hóa.

3. Nhân tố mang tính tổ chức- kĩ thuật

Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch thông qua cung.

Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn việc xây dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh… tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm.

Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động đến thời vụ du lịch.

Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinh doanh du lịch – khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa chính hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của luồng khách du lịch giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch để họ có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi.

Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động đồng thời, trong thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc. Ngoài ra tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác động theo hướng ngược lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Vì vậy, cần phải hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài mùa của từng loại hình du lịch. Từ đó để tiềm ra được mọi khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động trong cả năm, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch, khách sạn.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • thời vụ du lịch là gì
  • các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch
  • cac dong anh huong den thoi vu
  • tác động tiêu cực của thời vụ du lịch đến đền hùng
  • nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch là
  • nguyên nhân thời vụ du lịch
  • các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch
  • các nhân tố trong kinh doanh du lịch
  • các nhân tố tác động đến tính thời vụ của hđ du lịch
  • các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính thời vụ du lịch và cách khắc phục tinh bất lợi thời vụ du lịch
  • ,

    Điểm du lịch là phân cấp thấp nhất trong phân vùng du lịch, mang tới những sức hút mạnh mẽ cho du khách so với những điểm xung quanh. Để tìm hiểu rõ hơn điểm du lịch là gì? Đặc điểm và các yếu tố cấu thành điểm du lịch, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Mục lục

    Du lịch là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trên 24 giờ, nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,...và không vì mục đích kinh tế. Yếu tố ảnh hưởng tiên quyết cho chuyến du lịch là sự hấp dẫn của điểm du lịch, vậy điểm du lịch là gì?

    - Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.

    - Điểm đến du lịch [Tourism destination]: một khái niệm bao hàm rất rộng được hiểu như là một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ/địa phương có khả năng thu hút với nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp, có các sản phẩm du lịch và dịch vụ hỗ trợ du lịch, có điều kiện phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm”.

    ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

    ĐIỂM DU LỊCH

    • Là địa điểm trong nước hoặc ngoài nước, là không gian địa lý mà du khách đặt chân đến.
    • Là nơi mà du khách có thể lưu trú lại ít nhất 1 đêm.
    • Có các sản phẩm và dịch vụ du lịch: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm,...
    • Là nơi mà du khách sử dụng để chiêm ngưỡng các kiệt tác tự nhiên, các giá trị văn hóa, …
    • Là nơi du khách chỉ đến chiêm ngưỡng rồi đi, không lưu trú lại.
    • Có một số dịch vụ hỗ trợ nhỏ: quán ăn, nhà nghỉ, cửa hàng lưu niệm,...

    Bảng so sánh điểm du lịch và điểm đến du lịch.

    Qua bảng so sánh cho thấy, điểm du lịch chỉ đề cập là nơi tập trung tài nguyên du lịch, các cơ sở phục vụ du khách mà chưa nêu rõ được quy mô, điều kiện tiếp cận, sản phẩm đặc thù, sự lưu trú, chuỗi cung ứng và bộ nhận diện thương hiệu cho điểm du lịch đó, do đó điểm du lịch là một phần của điểm đến du lịch.

    Như vậy, khái niệm điểm du lịch [Tourist attraction] là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và cơ sở phục vụ du lịch ở quy mô nhỏ, đồng thời là phân vị thấp nhất trong phân vùng lãnh thổ du lịch.

    2. Tổng hợp 4 yêu cầu đảm bảo khi xây dựng điểm du lịch

    Theo luật Du lịch Indonesia, việc xây dựng các điểm du lịch phải được đảm bảo bốn yêu cầu sau:

    • Có khả năng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương: Du lịch có tính liên ngành, xây dựng điểm du lịch sao cho trở thành động lực khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương để từ đó phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội bản địa.
    • Bảo đảm giữ gìn được những giá trị văn hóa địa phương: Điểm du lịch cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát huy văn hóa bản địa để bảo tồn giá trị và tránh sự hòa tan.
    • Bảo vệ được môi trường sinh thái: Điểm du lịch cần có hệ thống giám sát, đánh giá tác động đến môi trường, tôn trọng và ảnh hưởng sự xâm lấn tự nhiên.
    • Đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững: Khai thác điểm du lịch sao cho phù hợp nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến chất lượng của điểm du lịch trong tương lai.

    Tham khảo: Loại hình du lịch là gì?

    3. Phân loại điểm du lịch

    Dựa vào tài nguyên du lịch, mục đích chuyến đi của du khách và cơ sở dịch vụ chúng ta có thể chia điểm du lịch thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng, cụ thể như sau.

    3.1. Điểm tài nguyên

    Điểm tài nguyên là điểm du lịch có các tài nguyên như cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác với mục đích của du khách là tham quan, tìm hiểu.

       Ví dụ: Tham quan Ghềnh Đá Đĩa một điểm du lịch với các khối đá xếp tự nhiên, ngồi thuyền tham quan động Phong Nha - Kẻ Bàng,...

    3.2. Điểm chức năng

    Điểm chức năng là điểm du lịch mà ở đó thu hút khách du lịch là những dạng địa hình đặc biệt, các công trình tôn giáo, câu lạc bộ hoặc khu nghỉ dưỡng, vườn Quốc gia,...với các mục đích đa dạng: Nghiên cứu, chữa bệnh, thể thao, mạo hiểm,...

       Ví dụ: Trekking Tà Năng - Phan Dung với quãng đường 50km, tắm bùn khoáng tại Tháp Bà - Nha Trang,...

    Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được sử dụng dịch vụ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN .Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho bạn.

    Điểm du lịchkhu du lịch là những nhân tố góp phần xúc tiến khai thác tài nguyên và thu hút khách du lịch, từ đó tạo ra nguồn thu và sự cạnh tranh. Tuy nhiên, giữa điểm du lịch và khu du lịch lại có điểm giống và khác biệt nhất định.

    4.1. Giống nhau

    - Đều gắn liền với tài nguyên du lịch có sức hút.

    - Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu cho du khách.

    - Góp phần nâng cao đời sống cộng đồng địa phương.

    4.2. Khác nhau

     

    ĐIỂM DU LỊCH

    KHU DU LỊCH

    Khái niệm

    Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

    Là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

    Điều kiện được công nhận 

    • Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định.
    • Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch.
    • Có tài nguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định.
    • Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cơ bản và các nhu cầu khác của du khách.
    • kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông Quốc gia.

    Bảng so sánh điểm du lịch và khu du lịch [Luật Du lịch Việt Nam 2017].

    Như vậy, điểm du lịch là cơ sở để hình thành nên khu du lịch. Sự hình thành điểm du lịch và khu du lịch dựa trên nhiều yếu tố, đó cũng là nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của du khách. Để thu hút nhiều khách đến hơn, mỗi điểm du lịch cũng như khu du lịch phải không ngừng bảo tồn tài nguyên và phát triển cơ sở dịch vụ, từ đó hướng tới phát triển du lịch bền vững.

    5. Tổng hợp 2 đặc điểm chung của điểm du lịch

    Được thẩm định về mặt văn hoá: Các du khách thường cân nhắc điểm đến có đáng để đầu tư thời gian và tiền bạc đến viếng thăm hay không, do đó có thể nói rằng điểm đến là kết quả thẩm định về văn hoá của du khách.

    • Tính đa dạng: Các tiện nghi tại điểm du lịch thường phục vụ cho du khách và cư dân địa phương. Tính đa dạng phụ thuộc vào sự phân loại các tiện nghi chỉ phục vụ cho riêng du khách, cư dân hoặc là cả hai.
    • Tính bổ sung: Du lịch có tính liên ngành, những dịch vụ này có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến điểm du lịch. Do đó, các yếu tố liên ngành phải tương đồng nhất định về chất lượng.

    6. Tổng hợp 5 yếu tố cấu thành điểm du lịch 

    Với mục đích đáp ứng và phục vụ nhu cầu đa dạng, ngày càng cao của du khách, mỗi điểm đến du lịch đều tập trung nhiều vào tiện nghi. Và điểm du lịch được cấu thành từ 5 yếu tố [quy tắc 5A], cụ thể như sau:

    6.1. Điểm hấp dẫn du lịch [Attractions]

    Điểm hấp dẫn là những giá trị thu hút của điểm du lịch đối với du khách, bất kể là tài nguyên tự nhiên, nhân văn hay thậm chí là các sự kiện. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quyết định chuyến đi của du khách.

    6.2. Giao thông đi lại [Access]

    Thông thường, những điểm đến du lịch có hệ thống giao thông thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách đến hơn. Để thu hẹp khoảng cách giữa du khách và điểm du lịch cần có mạng lưới các phương tiện giao thông vận chuyển khách đa dạng, thuận tiện, dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.

    Bao gồm mạng lưới của các hãng hàng không, mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường biển.

    6.3. Nơi ăn uống nghỉ ngơi [Accommodation]

    Các dịch vụ lưu trú tại điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn uống đơn thuần, mà còn là nơi thể hiện chất lượng của “dịch vụ mến khách” nói chung và văn hóa bản địa nói riêng với những đặc sản đặc trưng văn hóa vùng miền.

    6.4. Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ [Amenities]

    Các tiện nghi và dịch vụ là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên du lịch và phục vụ du khách.

    Du khách luôn đòi hỏi về một loạt tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ cho nhu cầu của mình tại các điểm du lịch. Để là điểm đến du lịch hấp dẫn cần có cơ sở và dịch vụ hỗ trợ du lịch một cách đồng bộ, đạt tiêu chuẩn.

    6.5. Các phương diện khác [Activities]

    Một số hoạt động khác như vật chất, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là những yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch.

    Những cơ sở vật chất, hạ tầng được thể hiện thông qua các công trình được xây dựng trên hay dưới mặt đất, đảm bảo phục vụ  nhu cầu sinh sống của một khu vực cống đồng dân cư, ví dụ như: Ngân hàng, bưu điện, bệnh viện,...

    Đối với cơ sở kỹ thuật của điểm đến du lịch, chúng ta phải kể đến những cơ sở lưu trú và ăn uống, các khu vui chơi, trung tâm thương mại, các khu mua sắm và các dịch vụ bổ sung khác: Giặt ủi, spa, quán bar, phòng gym, sân golf,..

    Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin để trả lời cho câu hỏi điểm du lịch là gì, đặc điểm và 5 yếu tố cấu thành điểm du lịch. Qua đây, Tri Thức Cộng Đồng rất vui đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn rõ hơn về ngành du lịch. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của bạn đọc.

    Tài liệu tham khảo

    1. Luật du lịch 2017. [2017]. Thư viện pháp luật. 
    2. Nguyễn Thị Huỳnh Hương. [2020]. Sự khác biệt cơ bản giữa du lịch liên kết điểm đến và điểm đến du lịch liên kết. Tạp chí Công Thương. 
    3. Điểm du lịch là gì? Các yếu tố cấu thành nên điểm du lịch. [2020]. Khóa luận tốt nghiệp.

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề