Nhân vật đề cương trong chuyên cổ tích là gì năm 2024

Là những truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dáng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và các con vật biết nói năng, hoạt động như con người

  • Là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh về những vấn đề trong đời sống, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội.
  • Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

II/ Phân loại truyện cổ tích. (?)

  • Truyện cổ tích về loài vật (nhân vật chính là loài vật):
  • Là loại truyện chủ yếu lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lý giải
  • Các loài vật được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của dân gian
  • Truyện cổ tích thế tục hay truyện cổ tích sinh hoạt (nhân vật chính và sự việc kể lại có tính chất thế tục):
  • Truyện cổ tích thế tục kể lại những sự kiện khác thường nhưng rút ra từ những sự kiện của thế giới trần tục, ở đây không có sự tham gia của thế giới siêu nhiên
  • Nếu có mặt của yếu tố siêu nhiên nào đó thì yếu tố này không có vai trò quyết định trong sự phát triển của cốt truyện. Hơn nữa những yếu

sâu vào tiềm thức mọi người. Cũng giống như những miếng trò kiệt tác trong tuồng hay chèo cổ luôn luôn được các đời sau sử dụng lắp đi lắp lại, những mô-típ nghệ thuật đã trở thành tiêu biểu của văn học dân gian, nhất là nghệ thuật vần vè hay truyện kể, cũng thường xuyên được tái sinh có chuyển dịch ít nhiều trong nhiều thời đại, làm thành kiểu tư duy nghệ thuật đặc trưng của văn học dân gian, và đó là điều kiện thuận lợi để truyện cổ tích sinh sôi nẩy nở theo phương thức ứng diễn và tìm thấy mối liên hệ loại hình với nhau.

Như vậy, vấn đề xác định tính cổ của truyện cổ tích là căn cứ chủ yếu vào phương thức cấu tạo hình tượng, sự sắp xếp, xâu chuỗi cốt truyện và mô-típ, mà không nhất thiết căn cứ vào thời điểm lịch sử của câu chuyện. Những truyện như Vợ ba Đề Thám tuy cách ta trên nửa thế kỷ và mang thề tài cổ tích rõ rệt nhưng trong đó có những tên giặc râu xồm, mũi lõ, có súng trường, súng lục... nên vẫn chưa thể nào thừa nhận là truyện cổ tích.

Nó là câu chuyện đã qua nhưng chưa hoàn toàn "cổ". Nó thuộc về loại những truyện mới. Mặc dầu không có mốc giới hạn về thời gian rõ rệt, nhưng một truyện cổ tích cố nhiên không thể là một truyện đời nay và cũng không thể là một truyện dĩ vãng nhưng phù hợp với đời nay hơn là đời xưa, phù hợp với trạng thái sinh hoạt hiện đại hơn là trạng thái sinh hoạt của xã hội cũ. Cái chất liệu dĩ vãng chứa đựng trong đấy thực tình chưa lắng xuống, và chưa được đại đa số nhân dân công nhận là ở bên kia biên giới của cái "mới". Sở dĩ có những câu chuyện mới sáng tác gần đây có thể liệt vào truyện cổ tích là vì bối cảnh, khí hậu xã hội, phong cách sinh hoạt và tâm lý nhân vật mà chúng được xây dựng, so với bối cảnh, khí hậu, phong cách sinh hoạt và tâm lý của người đời xưa tuyệt không có gì là trái ngược. Cho nên, tính chất cổ là một tiêu chuẩn không thể thiếu được khi nhận định một truyện cổ tích.

  • Hai là, trong sự việc được kể đừng có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dân tộc. Nghệ thuật cổ tích cho phép tác giả bịa đặt mọi tình

tiết, thậm chí bịa đặt những tình tiết không hợp lý. Nhưng đã là cổ tích của một dân tộc thì sự bịa đặt không thể vượt ra khỏi bản sắc dân tộc. Hãy đặt một giả thuyết là có một câu chuyện không kém lý thú và màu sắc cũng rất cổ, lưu hành phổ biến trong khá nhiều người. Có điều, nhân vật trong truyện đáng lý là Bụt, Tiên, hay Ngọc Hoàng thượng đế, thì ở đây lại là... Đức Chúa Trời hay Đức Mẹ Đồng trinh. Chỉ cần thế thôi, câu chuyện đã trở nên xa lạ, đã nhạt đi mất nhiều ý vị của một cổ tích. Nhưng nếu đấy là một truyện ngụ ngôn hay khôi hài thì lại khác. Vai Đức Chúa hay Đức Mẹ vẫn không ảnh hưởng gì đến đặc trưng loại hình của chúng. Miễn câu chuyện có ngụ một ý tưởng sâu sắc hay gợi được cười cợt cho người nghe, người đọc là đủ.

Chúng ta thấy cái tên Đức Chúa hay Đức Mẹ truyền vào Việt-nam từ thế kỷ thứ XVI kể đến nay đã hơn bốn trăm năm mà vẫn chưa thể nào quen thuộc với tâm lý dân tộc. Trái lại, cái tên Bụt, Tiên cũng là mượn của những thứ tôn giáo ngoại lai nhưng đã thành truyền thống, vì từ đã rất xưa, những tôn giáo này từng hóa thân vào đời sống dân tộc, chấp nhận những sự thanh lọc gay gắt, trở thành tôn giáo chung chi phối cuộc sống tâm linh của cả cộng đồng. Đặc điểm này cắt nghĩa tại sao khi một truyện cổ tích của dân tộc này truyền vào một dân tộc khác, thì phải chuyển hóa thành một truyện mới, hay ít nhất cũng phải mang những mô-típ mới, những màu sắc quen thuộc hoặc gần như quen thuộc với điều kiện sinh hoạt, với tâm hồn của dân tộc mới.

Cần phải nói thêm là truyện cổ tích thường giàu tính cộng đồng. Giá thử trong truyện có in dấu cá tính của người sáng tác thì cá tính đó cũng phải phù hợp hoặc không phương hại gì đến tính chất chung của tập thể. Có thế, nó mới được tập thể thừa nhận và lưu truyền. Tính cộng đồng tuy không đồng nhất nhưng có quan hệ khăng khít và là cơ sở của tính dân tộc. Tất nhiên, trong cùng một giai đoạn lịch sử, giữa các dân tộc khác nhau, các tập đoàn người khác nhau vẫn có những ước mơ, hy vọng giống nhau, cho nên thế giới trong truyện cổ tích Đông Tây vẫn thường

dĩ những sự tích Cố Bu, Ba Vành... không còn mang tính chất lịch sử nữa là nhờ thông qua hư cấu nghệ thuật của tập thể quần chúng nên câu chuyện thực đã được cải biên hoặc cách điệu thành những thiên truyện anh hùng, những nhân vật anh hùng đúng như quan niệm lý tưởng của quần chúng. Tất nhiên, tưởng tượng và hư cấu ở đây sẽ không hạ thấp mà càng làm cho nghệ thuật truyện cổ tích có giá trị chân thật hơn hẳn các loại truyện tự sự dân gian khác. Xét về mặt quan niệm nghệ thuật, điều này có khác với phương Tây. Trong cách kể truyện cổ tích của phương Tây, người kể thường vẫn dùng một câu kết nói rõ mình đã "tán dóc", đã "bịa" trong suốt quá trình kể chuyện. Nghĩa là cả người kể lẫn người nghe không ai tin đấy là chuyện thật. Còn ở Việt nam thì khác: người kể chỉ thực sự thành công khi làm cho người nghe tin rằng chuyện do mình kể đã xẩy ra ở đâu đó, tại một địa phương phiếm chỉ nhưng không xa nơi họ đang sống. Cũng chính nhờ tính chân thật này mà sau khi đã ngừng kể, câu chuyện vẫn còn sống động, được biến hóa từ địa danh này sang địa danh khác, và truyền đi, qua trí nhớ của nhiều người.

Tóm lại, đặc điểm thứ ba này cho phép ta phân biệt truyện cổ tích với các loại truyện dân gian khác, ở chỗ, nó là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Nó là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao trong nghệ thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn xuôi tự sự trong nền văn học viết.

III/ Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích

Đặc điểm thi pháp chung của truyện cổ tích:

  • Tính năng động của truyện kể: truyện chỉ quan tâm đến hành động của nhân vật, không quan tâm tới việc miêu tả hình dáng, tâm lý nhân vật, ngoại cảnh.
  • Tính khác thường của các sự kiện và hành động cổ tích: Chú ý tới lời mở đầu “ngày xửa ngày xưa” và lời kết thúc.
  • Yếu tố kỳ ảo và siêu nhiên

Đặc điểm thi pháp của từng thể loại truyện cổ tích :

Truyện cổ tích thần kỳ:

  1. Nhân vật chính của truyện cổ tích thần kì

1.1. Truyện cổ tích thần kì (cũng như truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt) chỉ có một số kiểu nhân vật chính nhất định. Đó là:

  • Người em út (Lang Liêu trong Sự tích bánh chưng, bánh giầy, người em trong Hai anh em và Cây khế,...),
  • Người con riêng (Tấm trong Tấm Cám, cậu bé trong Sự tích chim đa đa,...),
  • Người mồ côi (Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh,...),
  • Người mang lốt vật (Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, Cóc trong Lấy vợ cóc,...),
  • Người đi ở (anh trai cày trong Cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ,...),
  • Người dũng sĩ (Thạch Sanh – người mồ côi cũng là dũng sĩ diệt chằn tinh và đại bàng, Chàng Hai trong truyện Giết thuồng luồng,...),
  • Nhóm người có tài lạ (Ba chàng thiện nghệ, Bốn anh tài, Anh em sinh năm,...).

Mỗi nhân vật trong số những nhân vật trên là tên gọi chung của những nhân vật đồng dạng – những nhân vật có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận và thường xuất hiện trong những truyện cổ tích thần kì có cốt truyện đại thể giống nhau. Người ta gọi là kiểu nhân vật.

1.1. Phân loại nhân vật chính:

  • Đề tài về sự xung đột của con người với những trở lực của thiên nhiên trong truyện cổ tích thần kì có thể coi là sự tiếp nối hợp quy luật đề tài về cuộc đấu tranh của con người nhằm tìm hiểu và chế ngự những sức mạnh tự nhiên trong thần thoại và sử thi.
  • Hai xung đột: xung đột xã hội và xung đột của con người với thiên nhiên làm nảy sinh một số truyện kết hợp cả hai đề tài ấy. (Truyện Thạch Sanh với hai tình tiết Thạch Sanh- Chằn Tinh, Đại Bàng và Thạch Sanh- Lí Thông, là một ví dụ tiêu biểu).

2.2. Khác với truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật, xung đột trong truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Nhân vật chính ít nhiều có tính chất thụ động.

Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích gắn với tín ngưỡng. Trong truyện cổ tích thần kì của người Việt, lực lượng thần kì bao gồm: những nhân vật thần kì (Thần, Bụt, Tiên,...); những vật có phép màu ( cung tên thần, gươm thần, đàn thần, bút thần, sách ước,...); sự biến hóa siêu tự nhiên ( người hóa thành vật, vật hóa thành người, vật náy hóa thành vật khác, người thế này hóa thành người thế khác,...)...

Lực lượng thần kì cũng có thể chia thành hai loại: lực lượng thần kì trợ thủ của nhân vật chính ( phía thiện chính nghĩa) và lực lượng thần kì đối thủ của nhân vật chính hay đối thủ thần kì (phía ác, phi nghĩa).

  1. Kết cấu của truyện cổ tích thần kì.

2.3. Truyện cổ tích thường được xây dựng theo một số sơ đồ chung nhất định. Cơ sở để xác lập sơ đồ kết cấu truyện cổ tích là những hành động của nhân vật chính. Có thể phác thảo sơ đồ kết cấu của truyện cổ tích thần kì dân tộc Việt như sau:

  1. Phần đầu: nhân vật chính xuất hiện.
  • Mô típ a: sự xuất thân thấp hèn ( loại nhân vật bất hạnh)
  • Mô típ b: sự ra đời thần kì ( loại nhân vật kì tài )

II. Phần giữa: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong “ thế giới cổ tích”.

  1. Ra đi

-Mô típ a: rời nhà đi nơi xa.

  • Mô típ b: bước vào tình huống, hoàn cảnh khác thường.
  • Gặp thử thách, lực lượng thù địch.
  • Mô típ a: gặp nhiều (thường là ba ) thử thách, địch thủ.
  • Mô típ b: gặp một thử thách, địch thủ.
  • Chiến thắng thử thách, lực lượng thù địch.
  • Mô típ a: nhờ trợ thủ thần kì.
  • Mô típ b: bằng tài trí, lòng tốt.

III. Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong “thế giới cổ tích”.

  • Mô típ a: thưởng (cho nhân vật chính) và phạt ( đối với kẻ ác, lực lượng thù địch).
  • Mô típ b: nhân vật chính được đền bù, được giải thoát khỏi sự bất hạnh,..ờ sự biến hóa siêu nhiên.

2.3. Qua phác đồ trên, có thể thấy một vài nét riêng của kết cấu truyện cổ tích thần kì của người Việt, so với kết cấu của truyện cổ tích thần kì của các dân tộc khác. Đồng thời cũng nhận rõ hơn những nét chung của kết cấu truyện cổ tích thần kì của các dân tộc như: tính chất trọn vẹn của câu chuyện kể về số phận, cuộc đời nhân vật chính; tính chất phiêu lưu của cuộc đời nhân vật chính, vai trò không thể thiếu của yếu tố thần kì, ...

  1. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì.

2.4.1 truyện cổ tích thần kì, hành động được triển khai trên hai bình diện không gian và thời gian: bình diện không gian – thời gian trực

2.5. Công thức mở đầu:

Mỗi dân tộc đều có một vài kiểu công thức mở đầu dùng chung cho những câu chuyện cổ tích của mình. Truyện của người Việt thường mở đầu bằng công thức “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một,...”. Truyện các dân tộc thiểu số anh em mở đầu bằng những công thức như “Ngày xưa, vào cái thời chim chích nuốt con sóc, con sóc nuốt con cầy..ó một...” (Thái); “Ngày xưa, lúc chiếc bánh giầy còn biết thổi kèn, đánh trống, người Hmông còn chưa biết may quần áo, chưa có vàng bạc, chưa có nhẫn đeo tay...” (Hmông);..ững công thức ấy đều có chung một đặc điểm hình thức, biểu thị tính chất đặc biệt cổ xưa, ám chỉ tính chất “dường như có thể có” của câu chuyện kể.

Chức năng cơ bản của công thức mở đầu là đưa người nghe từ dòng thời gian của cuộc đời hàng ngày vào thời gian của câu chuyện kể, tách rời sinh hoạt hiện tại và, sau đó, như theo một phép màu, nhập thân vào “thế giới cổ tích”.

2.5. Công thức kết thúc

Truyện cổ tích người Việt thường kết thúc: “Từ đó, dân Việt mới có tục ăn trầu...” (Sự tích trầu, cau, vôi); “Ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái ở dưới nước, như khi chồng ôm vợ để bay qua biển” (Sự tích con sam),..ông thức này đưa ra một “dấu vết xưa còn lại” – một tục lệ, một sự vật,... – làm bằng chứng cho “tính chất có thật” của câu chuyện kể.

2.5. Những công thức trần thuật

Những công thức trần thuật đa dạng hơn những công thức mở đầu và kết thúc. Đó là những công thức về thời gian, những công thức miêu tả đặc điểm nhân vật, những công thức miêu tả hoàn cảnh tình huống,...

Truyện cổ tích sinh hoạt ( thế sự ):

  1. Nhân vật chính của truyện cổ tích sinh hoạt
  1. Nhân vật chính trong truyện cổ tích khá đa dạng:
  • Nhân vật đức hạnh: người mẹ hiền, người con thảo (Mẹ hiền, con thảo), người vợ, người chồng tình nghĩa (Nghĩa cũ tình nay, Mài dao dạy vợ,...), người dân lương thiện (Người ăn mía và người chủ vườn,...).
  • Nhân vật xấu xa: đứa con bất hiếu (Đứa con trời đánh,...), người vợ, người chồng bất nghĩa (Đồng tiền Vạn Lịch,...), người bạn bất lương (Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông,...), kẻ lừa đảo để lấy vợ giàu (Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành,...).
  • Nhân vật mưu trí (trí xảo): (Trạng Quỳnh, Nói dối như Cuội, Em bé thông minh, Phân xử tài tình,...)
  • Nhân vật khờ khạo (ngốc): (Đặt lờ trên ngọn cây, Thằng chồng khờ, Chàng ngốc được kiện, Trạng Lợn,...)
  1. Các kiểu nhân vật của truyện cổ tích gồm hai cặp nhân vật đối nghịch: cặp nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt gồm hai cặp nhân vật đối nghịch: cặp nhân vật đức hạnh và nhân vật xấu xa, cặp nhân vật mưu trí và nhân vật khờ khạo.

Khác với truyện cổ tích thần kì, trong cơ cấu nhân vật chính của truyện cổ tích sinh hoạt đã xuất hiện loại nhân vật “tiêu cực” (nhân vật xấu xa và nhân vật khờ khạo). Về điểm này, có đôi điều cần lưu ý:

  • Một là, trong truyện cổ tích chỉ có một nhân vật chính hoặc không bao giờ có hai nhân vật chính đối lập nhau. Cho nên, mỗi cặp nhân vật đối nghịch nói trên không bao giờ xuất hiện trong cùng một truyện vì cả hai đều là nhân vật chính của truyện cổ tích sinh hoạt.
  • Hai là, cần hiểu khái niệm “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực”của truyện cổ tích sinh hoạt theo quy ước của đề tài.
  • Đối với nhóm truyện về đề tài đạo đức: “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” được xác định bằng tiêu chuẩn đạo đức. Ví dụ: trong truyện “Người ăn mía và người chủ vườn”, cả hai nhân vật: người ăn

thường nhưng là xung đột ở ngay đỉnh điểm, căng thẳng. Vì thế, nó đáp ứng nhu cầu thông thường của những con người bình thường khát khao một chút ly kỳ để tạm quên đi sự tẻ nhạt của đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của sức hấp dẫn của những truyện “Phân xử tài tình” là ở cách giải quyết những xung đột giữa ngay và gian, giữa người vô tội và kẻ có tội ấy. Trong những ước mơ đã dệt nên truyện cổ tích, có ước mơ tưởng như giản dị hơn cả nhưng, thật ra, là lãng mạn bậc nhất – đó là ước mơ của người dân thường về một nền công lý sáng suốt, công bằng.

  1. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy: xung đột làm nền cho truyện cổ tích sinh hoạt vẫn là xung đột xã hội. Xung đột xã hội trong truyện cổ tích sinh hoạt nhìn chung, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của những quan hệ gia đình. Ví dụ: cuộc tả xung hữu đột của Trạng Quỳnh ngay giữa xã hội lớp trên rõ ràng là một biểu hiện sinh động của cuộc đấu tranh của nhân dân chống ách chuyên chế phong kiến.
  1. Kết cấu của truyện cổ tích sinh hoạt

Truyện cổ tích sinh hoạt không được xây dựng theo một hoặc một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể của truyện cổ tích sinh hoạt thường linh động, vì những môtip xã hội và sinh hoạt được dùng làm cơ sở của nó có tính không bền vững. Tuy vậy, về đại thể, người ta vẫn có thể phân biệt hai kiểu kết cấu khác nhau của tiểu loại truyện cổ tích này.

  • Kiểu kết cấu “kể sự việc” là kiểu kết cấu được sử dụng rộng rãi trong nhóm truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài đạo đức.
  • Kiểu kết cấu này hết sức đơn giản, tuy cũng kể về một số phận con người nhưng nhân vật thì không có diện mạo, cuộc đời thì chỉ kết ở một sự việc và trong sự việc ấy hầu như không có xung đột trực diện (Ví dụ: “Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng, Cờ gian bạc lận, Đứa con trời đánh,...)
  • Kiểu kết cấu “kể sự việc” cũng được sử dụng phổ biến ở những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài “Phân xử tài tình”. Những truyện này

cũng chỉ kể việc, không tả người; thậm chí, nhân vật chính cũng không có số phận dù chỉ là một nét phác đơn sơ (nhưng rành rõ) như ở những truyện kể về “Gương thế sự”. Cố nhiên, nếu tính cách nhân vật cổ tích thể hiện chủ yếu qua hành động (nói chặt chẽ hơn là: chỉ thể hiện qua hành động), thì chính sự việc được kể đã vẽ ra tính cách của nó.

  • Kiểu kết cấu “xâu chuỗi”: là kiểu kết cấu tiêu biểu của những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài trí khôn, đặc biệt là nhóm truyện “Trạng”. Đó là những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí và những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật khờ khạo. Cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí thì chủ động, tuy đầy ngẫu hứng. Ngược lại, cuộc phiêu lưu của nhân vật khờ khạo thì chỉ là nhắm mắt, đưa chân. Kết quả thành, bại của họ thì người nghe đều biết trước; nhưng thành bại ra sao thì hoàn toàn bất ngờ không ai đoán được. Nhân vật mưu trí và nhân vật khờ khạo của truyện cổ tích sinh hoạt đi phiêu lưu không phải trong “thế giới kì ảo” mà trong một thế giới hết sức gần gũi với thế giới thực tại quanh ta. Nhưng tất nhiên, đó cũng vẫn là “thế giới cổ tích”.

Truyện cổ tích sinh hoạt phiêu lưu, đặc biệt là những truyện kể về nhân vật mưu trí, thường nhiều tình tiết và có dung lượng lớn. Mỗi tình tiết kể về một sự kiện, một cuộc phiêu lưu “nhỏ” kết thành một truyện nhiều “chương hồi” kể về cuộc phiêu lưu “lớn” của nhân vật đóng vai chính xuyên suốt câu chuyện. (Ví dụ: Chuỗi truyện “Ông Ó” gồm khoảng 30 mẫu truyện; chuỗi truyện “Trạng Quỳnh” gồm khoảng 40 mẫu truyện; chuỗi truyện “Trạng Lợn” gồm khoảng 20 mẫu truyện.)

Như vậy, “Xâu chuỗi” là một biện pháp nghệ thuật kết cấu nằm khắc họa rõ nét thêm tính cách nhân vật, nâng cao “tầm vóc” của tính cách ấy

  1. Không gian và thời gian nghệ thuật của truyện cổ tích sinh hoạt

Không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt rất gần gũi với người kể và người nghe truyện. Bối cảnh sinh hoạt của câu

  • Thú: cọp, voi, chó rừng,...( tại sao cọp ăn thịt người, voi cọp thi tài, chó rừng và cọp,...), trâu, ngựa,...( tại sao trâu không biết nói, trâu và voi, voi ngựa đua nhau, lừa thi tài với ngựa,...), chó, mèo,...(con chó vàng và con chó đen, chuột và mèo,...);
  • Chim: diều, cắt, quạ,...(diều với cắt và quạ, diều quạ tranh nhau, ...), gà, vịt,...( gà mái gáy, vịt đi xin chân,...), một vài loại chim quen thuộc khác (con cò trắng, gà, vịt và chim khách, chim chìa vôi,...).
  • Cá: ( con lươn và con rô, cá chép hóa rồng,...);
  • Côn trùng: ( tại sao dơi ăn muỗi, mọt và tò vò, con nhện báo tin, ...)

Phần lớn nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật của người Việt (Kinh) là những con vật nuôi hoặc sống gần gũi với con người.

  1. Ở nước ta, các dân tộc anh em, nhất là các dân tộc Tây Nguyên, còn giữ một kho truyện cổ tích về loài vật phong phú và lâu đời hơn cả. Trong kho truyện này, những nhân vật chính là các con vật hoang dã, sống trong rừng, chiếm vị trí đáng kể. Qua những truyện này, ta có thể cảm nhận được một chút dư âm của nguồn truyện kể có tính chất thần thoại về loài vật của người săn bắt và chăn nuôi thời cổ. Đặc biệt, ở đây nổi lên một nhân vật đặc sắc, có thể coi là nhân vật tiêu biểu của truyện cổ tích về loài vật Việt Nam xét chung- chú thỏ nổi tiếng tinh khôn, vai chính xuyên suốt trong những truyện kể về con thỏ của đồng bào Katu, Kadong, Xtiêng, Khơme Nam bộ... Ngay người Kinh cũng có một vài truyện kể về con vật được coi là lắm mưu mẹo này trong “vốn tiết mục” truyện cổ tích về loài vật của mình (con thỏ, con gà và con hổ, con thỏ và con hổ, mưu con thỏ,...). Đó là một con vật nhỏ yếu nhưng dũng cảm, thông minh, mưu trí, đa tài, là người anh hùng cứu tinh của những kẻ yếu gặp tử nạn (thỏ cứu voi già khỏi nanh hổ, thỏ cứu đàn cá và tự cứu mình thoát chết, thỏ cứu dê thoát bị hổ ăn thịt, thỏ cứu người và trừng phạt cá sấu,...), người anh hùng phản kháng bất trị chuyên lừa đánh những kẻ cường bạo (thỏ lừa hổ, thỏ trị cá sấu, thỏ chơi khăm báo,

...), người thầy thuốc đầu tiên từng dạy cho loài người biết làm thuốc (con thỏ thầy thuốc ), vị quan tòa giỏi (thỏ nổi tiếng quan tòa, thỏ sử kiện, thỏ sử kiện yêu tinh phải thua,...). Tuy nhiên, có phần khác với nhân vật mưu trí truyện cổ tích sinh hoạt, con thỏ trong truyện cổ tích về loài vật Việt Nam không phải là nhân vật chỉ có mặt “tích cực”, chúng cũng có mặt “tiêu cực”, mặt xấu. Thái độ của người kể và người nghe đối với chúng có tính chất hai mặt, với những mức độ khác nhau- vừa ưa thích, vừa không đồng tình (thỏ bị sên cho một bài học, thỏ chia phần cho rái cá,...).

  1. Xung đột trong truyện cổ tích về loài vật
  2. Truyện cổ tích về loài vật phản ánh cuộc đáu tranh của người thời cổ nhằm tìm hiểu, chi phối, chinh phục các lực lượng tự nhiên. Về mặt này, có lẽ những truyện giải thích nguồn gốc những đặc điểm riêng của một số con vật là tiêu biểu và thú vị hơn cả (Con Cóc là cậu ông trời, Chuột và Mèo, Mọt và tò vò, Tại sao trâu không biết nói, Tại sao dơi ăn muỗi,...). Xung đột giữa con người với loài vật cũng được thể hiện gián tiếp qua môtip gọi là “dư âm của cái thời con người bắt thú về nuôi làm gia súc”.

Tuy nhiên, căn cứ vào những tư liệu hiện có, có thể nói, truyện cổ tích nói chung cũng như truyện cổ tích về loài vật nói riêng không đề cập xung đột trực tiếp giữa con người với loài vật. Dấu vết của xung đột ấy thể hiện ở những môtip rất cổ gắn với tín ngưỡng tôtem (Vật tổ) (như sự sợ hãi tôtem, sự sùng bái tôtem,...) đã trở nên hết sức mờ nhạt hoặc đã bị hiểu lại.

Nhân vật trong truyện cổ tích có những đặc điểm gì?

Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lí hóa. Mang tính chất tưởng tượng, "tính khác thường" của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,...

Nhân vật chính diện trong truyện cổ tích là gì?

Nhân vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực, là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ và những hành vi cao quý được tập trung miêu tả, khẳng định và ngợi ca trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội-thẩm mỹ nhất định.

Đề tài của truyện cổ tích là gì?

Đề tài trong truyện cổ tích sinh hoạt bao quát tất cả những vấn đề diễn ra trong cuộc sống, ở đó tác giả có thể sử dụng các biện pháp nhân hóa, làm rõ mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, từ đó tôn vinh những đức tính cao đẹp, quý giá mà con người nên học theo.

Chủ đề của truyện cổ tích là gì?

Các chủ đề của truyện cổ tích thường xoay quanh các nhân vật: thần tiên, yêu tinh, người cá, người khổng lồ, ông bụt… Những câu chuyện cổ tích thông qua sự quan sát, chiêm nghiệm lần lượt xuất hiện thể hiện khát vọng sống thiện của mọi người, nhu cầu được sống tự do với đam mê.