Những kỹ năng đọc sách hiệu quả

Đối với những cuốn sách chuyên ngành, để nghiên cứu hay để tìm hiểu một lĩnh vực mới, phát triển bản thân, non-fiction, việc chỉ đọc thôi là chưa đủ vì về lâu dài kiến thức sẽ bị mai một và chúng ta quên mất đi rất nhiều. Vậy cách đọc sách hiệu quả nhớ lâu hơn là gì? Một số hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả hơn mà bạn có thể ứng dụng:

1. Vừa đọc sách giấy vừa highlight và ghi chú: Trong lúc đọc trên sách giấy, bạn có thể vừa đọc vừa dùng bút dạ quang để highlight những nội dung hay và quan trọng. Bạn có thể ghi chú bên lề hoặc cuốn sổ nhỏ để lưu trữ thông tin. Việc highlight sẽ giúp bạn tập trung khi đọc sách hơn, nắm bắt được nhiều cá thông tin hơn. Ngoài ra bạn có thể mở lại xem phần ghi chú nếu cần tìm lại.

2. Sách nghe audio books: Ngày nay, việc sử dụng sách nghe đang trở nên phổ biến hơn. Bạn có thể vừa đi bộ, lái xe, nấu ăn, và các hoạt động khác mà vừa có thể tiếp cận thông tin. Điều này giúp bạn tranh thủ học hỏi trong lúc bạn quá bận rộn và để tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, lợi ích của việc nghe sách nói giúp bạn tăng tốc độ đọc, nghe được nhiều cuốn sách hơn khi bạn có thể tăng tốc độ audio và tăng khả năng nghe tiếng anh [nếu bạn nghe sách tiếng anh].

3. Đọc sách trên kindle và ghi chú lại: Kindle là máy đọc sách công nghệ điện tử E-ink, màn hình LCD giúp bạn có trải nghiệm giống như đọc trên mặt giấy, không gây mỏi mắt. Ưu điểm của việc đọc sách kindle giúp bạn highlight dễ dàng trên kindle, sau đó nó sẽ lưu những ghi chú đó lên khu vực riêng ở trong quyển sách. Từ đó, bạn có thể dễ dàng truy cập lại toàn bộ những thông tin mà bạn đã ghi chú lại. Cách đọc sách hiệu quả này rất thuận tiện khi bạn có nhu cầu tra cứu lại. Đặc biệt đối với những ai đang theo đuổi lối sống tối giản [minimalism], kindle sẽ là phương pháp lý tưởng để tối giản trong việc đọc sách giấy.

Phương pháp đồng bộ ghi chú trên kindle

Một số ứng dụng mà bạn có thể sử dụng để ghi chú và đồng bộ trên Kindle:

  • Evernote: là một ứng dụng được thiết kế để ghi chú, bạn có thể sắp xếp và thiết kế, quản lý và lưu trữ những thông tin theo ý mình. Tuy nhiên, bạn cần chủ động đi tìm thông tin lại nếu như bạn muốn xem lại những điểm mình đã đọc.
  • Notion Readwise: sử dụng ứng dụng này giúp kết nối tài khoản kindle và đồng bộ các ghi chú lên server. Sau tất cả những ghi chú mà bạn đã đọc và lưu trữ, ứng dụng sẽ gửi lại cho bạn một email chứa một số ghi chú mà bạn đã học được. Ứng dụng này giúp các thông tin chủ động tìm đến bạn, bạn có thể đọc lại những gì mình đã học từ cuốn sách mỗi ngày. Đây là ưu điểm lớn trong cách đọc sách hiệu quả, việc đọc sách không chỉ dừng lại ở việc đọc, mà ghi chú và chủ động đọc lại những kiến thức đó sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn và sẽ có lúc nó sẽ hữu ích khi bạn cần sử dụng đến nó.

4. Dùng mind map và viết lại suy nghĩ phản biện: Dựa vào cấp độ đọc phân tích và hiểu sâu, để có thể nắm hết những thông tin tổng quát, mind map là cách đọc sách hiệu quả giúp bạn hình dung rõ hơn, cũng như dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn sau này:

  • Mindmap: Sau khi bạn đọc xong, tóm tắt lại ý chính của cuốn sách theo cuốn sách mình hiểu. Bạn có thể vẽ theo cấu trúc cuốn sách: mỗi nhánh là một chương. Điều quan trong nhất là sử dụng ngôn ngữ và giọng văn riêng của mình để biến kiến thức đó là của bạn.
  • Viết lại suy nghĩ phản biện [đọc chất lượng]: Tương tự như đọc phân tích, ngoài tóm tắt tổng hợp thông tin, bạn sẽ nhớ sâu và lâu hơn khi viết ra những quan điểm của riêng mình: Điểm nào bạn đồng ý, không đồng ý, bạn tâm đắc nhất những điểm nào, những kiến thức nào mà bạn có thể áp dụng trong công việc và cuộc sống. Từ đó, mình có thể rút ra bài học từ góc nhìn cá nhân về những thông tin trong sách.

Nếu bạn là người thích đọc sách và mong muốn tận dụng và học hỏi từ những cuốn sách mình đọc, bạn có thể tổng hợp những thông tin tất cả cuốn sách bạn đã đọc trên notion hoặc trên blog cá nhân để biến nó thành thư viện cá nhân của mình. Từ đó, bạn có thể tạo những hạng mục riêng như kỹ năng sống, phát triển bản thân, tài chính cá nhân,…Tất cả được trình bày một cách hệ thống những kinh nghiệm và bài học mà bạn đã tích lũy và dễ dàng truy cập và tìm lại.

Cách duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày

  • Đọc những gì mình thích: Hãy bắt đầu với những gì bạn hứng thú, hãy biến những gì bạn yêu thích trở thành thói quen của của bạn
  • Để sách những vị trí dễ thấy: Bạn có thể để sách những nơi dễ thấy như bàn học tập, làm việc, gối đầu giường để có thể tranh thủ đọc sách khi bạn có thể
  • Các kỹ thuật đọc sách: một số kỹ thuật sẽ giúp bạn tập trung và tiếp thu kiến thức hơn như đọc sách nhanh bạn có thể tham khảo.

Đọc sách hiệu quả sẽ là chìa khóa giúp bạn khám phá ra thế giới. Bởi “you don’t know what you don’t know” [bạn không biết những gì bạn không biết], sách sẽ là chiếc cầu để dẫn dắt chúng ta đến với tri thức. Hy vọng bài viết đã cho bạn một số cách đọc sách hiệu quả mà bạn có thể ứng dụng trong quá trình đọc sách.

Con người chúng ta có xu hướng học hỏi và sao chép lẫn nhau. Bạn luôn luôn bị ảnh hưởng bởi các thói quen và cách suy nghĩ của những người xung quanh mình. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi phần lớn những người thành công trên thế giới nói rằng thành công của họ có được là nhờ những người thầy hay những cuốn sách để đời mà họ đọc được.

Một cuốn sách chứa đựng những ý tưởng, lối tư duy, lời khuyên và thậm chí cả kinh nghiệm của người làm nên nó. Khi đọc sách, bạn được bao quanh bởi những người thành công, bạn tự động sao chép những kinh nghiệm, lối tư duy của họ và biến chúng thành của mình. 

Vậy làm sao để đọc sách một cách hiệu quả? Hãy tham khảo ngay các kỹ thuật đọc quan trọng sau đây nhé!

1. Kỹ thuật đọc lướt và Kỹ thuật đọc tìm ý [Skimming & Scanning]

Kỹ thuật đọc lướt [Skimming] là kỹ thuật đọc nhanh và sơ lược toàn bộ cuốn sách mà không đi vào đọc cụ thể bất cứ một đoạn hay chương nào.

Kỹ thuật đọc tìm ý [Scanning] được áp dụng khi bạn đọc một tài liệu hay cuốn sách với mục đích tìm kiếm một thông tin cụ thể nào đó. [Chẳng hạn như từ khóa, số, tên,..v..v.].

Khi bạn muốn biết trước về nội dung tổng thể của một tài liệu hay cuốn sách.

Khi bạn có quá nhiều tài liệu cần đọc trong thời gian ngắn.

Đọc sách để tập trung vào việc tìm câu trả lời cụ thể cho một vấn đề nào đó bạn đang muốn giải quyết.

Tìm kiếm một tài liệu cụ thể nào đó cho mục đích của bạn một cách nhanh chóng.

So sánh giữa những cuốn sách có cùng chủ đề.

Bước 1: Đọc tựa đề quyển sách để có hình dung đầu tiên về nội dung quyển sách.

Bước 2: Đọc phần nhận xét ở trang bìa, trang đầu và trang cuối quyển sách để nắm bắt một số thông tin cơ bản về quyển sách.

Bước 3: Đọc toàn bộ phần giới thiệu và mục lục để hiểu rõ hơn nội dung chủ đạo trong quyển sách cũng như chọn lọc các phần đọc phù hợp với mục tiêu của bạn.

Bước 4: Lướt nhanh nội dung trong bài, tại mỗi chương hay mỗi đoạn hãy đọc các câu đầu và câu cuối để nắm ý chính.

Bước 5: Chú ý đến những tiêu đề in đậm hay các biểu đồ, đồ thị, hình vẽ tượng trưng trong sách.

Bước 6: Trong quá trình đọc lướt, bạn gạch chân, đánh dấu các từ khóa quan trọng hoặc nội dung bạn muốn tìm kiếm.

Bước 7: Đọc kỹ những đoạn, trang hoặc chương có từ khóa, thông tin mà bạn muốn tìm kiếm.  

2. Kỹ thuật đọc nhanh

Đây là kỹ thuật được sử dụng để rèn luyện, nâng cao tốc độ đọc của bạn. Một số cách thức giúp bạn nâng cao tốc độ đọc là:

    • Đừng dừng lại trong khi đọc. Nếu như có bất kỳ từ nào bạn không hiểu thì hãy gạch dưới nó và đọc tiếp. Bạn sẽ dành thời gian tìm hiểu về từ đó sau.
    • Đọc thành từng nhóm từ thay vì đọc từng từ.
    • Hãy bắt đầu với những quyển sách đơn giản, hứng thú.
    • Dùng ngón tay hoặc bút chì để hướng mắt đến các dòng chữ.
    • Hạn chế đọc nhẩm câu văn trong đầu hoặc đọc thầm.
  • Hạn chế việc đọc lại đoạn văn.

3. Kỹ thuật đọc chủ động

Là kỹ thuật ngược lại với kỹ thuật đọc lướt và tìm ý. Trong kỹ thuật đọc chủ động, bạn sẽ đọc với tốc độ chậm hơn, đọc và nghiền ngẫm tất cả nội dung có trong quyển sách. Kỹ thuật này thường được dùng để đọc các tác phẩm văn học, tiểu thuyết. Đây cũng là kỹ thuật mà phần lớn chúng ta hay sử dụng thường ngày. Hạn chế của cách đọc này là bạn sẽ phải đọc tất cả mọi câu chữ trong khi không phải nội dung, thông tin nào cũng quan trọng, cần thiết.

4. Kỹ thuật đọc định hướng

Đọc định hướng là kỹ thuật nâng cao của kỹ thuật đọc lướt và tìm ý. Kỹ thuật đọc định hướng có thể giúp bạn nhanh chóng nắm một số nội dung chính của quyển sách và tài liệu để giải quyết một vấn đề, câu hỏi nào đó.

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng [giấy, bút], môi trường đọc sách phù hợp và đặt mục tiêu đọc.

Bước 2: Đọc tựa đề, trang đầu, trang cuối, phần giới thiệu, mục lục của quyển sách để nắm bắt những nội dung chính. Đồng thời, dựa trên những nội dung đã đọc, bạn sẽ xác định được quyển sách hay một số nội dung trong quyển sách có phù hợp với mục tiêu bạn đặt ra ban đầu hay không.

Bước 3: Đọc những chương, phần có nội dung quan trọng và thỏa mãn mục tiêu. Sau đó, hãy tổng kết các ý chính bằng sơ đồ tư duy.

5. Đọc chi tiết

Đây là kỹ thuật đọc đòi hỏi sự phối hợp giữa kỹ thuật đọc chủ động và định hướng. Với kỹ thuật này bạn sẽ đọc kỹ tất cả các nội dung của quyển sách thay vì chỉ tập trung vào một số nội dung. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải đọc chậm với độ tập trung cao để có thể nghiền ngẫm và hiểu rõ những phần bạn đọc.  

Đọc sách hoặc các tài liệu tham khảo với mục đích nghiên cứu, viết bài luận, làm đề án hoặc ôn tập kiểm tra.

Phân tích một loại tài liệu nào đó, như: Báo cáo thuế, tài chính, văn học, hợp đồng,..v..v  

Bước 1: Xác định mục đích đọc – Nghiên cứu, viết luận, kiểm tra v..v.

Bước 2: Sử dụng kỹ thuật đọc lướt để đọc toàn bộ cuốn sách trước để lấy được nội dung tổng thể.

Bước 3: Sử dụng kỹ thuật tìm ý  để highlight hoặc ghi chú các điểm quan trọng trong sách.

Bước 4: Đọc lại toàn bộ cuốn sách một cách chi tiết. Sử dụng kỹ thuật ghi chú để tổng hợp và hệ thống các thông tin quan trọng.

6. Kỹ thuật đọc phản biện

Đọc phản biện là kỹ thuật kết hợp nhiều kỹ thuật đọc lại với nhau. Kỹ thuật đọc phản biện thường được dùng để phân tích, đánh giá hoặc phê bình một quyển sách, tài liệu.

Bước 1: là tìm hiểu cấu trúc chung và nội dung chính của quyển sách.

Bước 2: là tìm hiểu vấn đề tác giả đặt ra và cách thức tác giả lập luận, giải quyết vấn đề.

Bước 3: là đưa ra những quan điểm, đánh giá, phê bình cho quan điểm, lập luận, luận cứ của tác giả.

Việc áp dụng và phối các kỹ thuật đọc như thế nào cho hợp lý phụ thuộc rất lớn vào mục đích đọc của bạn đấy. Vì vậy, hãy xác định mục đích của bản thân trước khi tìm đọc một cuốn sách nào đó nhé.

Đối với các bạn sinh viên, có thể luyện tập các kỹ thuật đọc theo thứ tự sau

    • Bạn có thể trau dồi kỹ thuật đọc lướt, tìm ý và kỹ thuật đọc định hướng trước. Hai kỹ thuật này khá đơn giản để thực hiện và rất hiệu quả để học tập trong các kỳ kiểm tra.
    • Sau đó, bạn hãy nâng cao khả năng đọc và thẩm thấu của mình với các kỹ thuật chủ động, chi tiết cũng như phản biện. Các kỹ thuật này giúp bạn thực hiện các đề tài khóa luận, nghiên cứu của mình.
  • Còn lại, kỹ thuật đọc nhanh là một công cụ hỗ trợ, giúp bạn đọc nhiều tài liệu hơn. Vì thế, bạn có thể rèn luyện kỹ thuật này song song với các kỹ thuật còn lại nhé.

Workingskills.net hy vọng bạn sớm có thể luyện tập và trở nên thành thạo những kỹ thuật đọc quan trọng trên.

Để hiểu rõ hơn về các kỹ thuật đọc bạn có thể tham khảo khóa học sau đây tại Workingskills.net –  “Kỹ thuật đọc hiệu quả”

Biên tập: Thương Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề