Những tấm gương hiệu học Nguyễn Ngọc Ký

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
 

Tấm gương nghị lực sáng, vượt qua số phận – Thầy Nguyễn Ngọc Ký 

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” [sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần].

Xem thêm :  Bảng cửu chương từ 2 đến 9 bao gồm bảng nhân chia đầy đủ nhất

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định [quê ông] làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. [Ảnh dưới]
 


Bức ảnh hiếm hoi kỷ niệm cuộc gặp gỡ của thầy Nguyễn Ngọc Ký và cố thủ tướng Phạm Văn Đồng [Ảnh nguồn: Esuhai]

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông  tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:

Đức tài rực sáng sao Khuê

Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời

Lấy dân làm đạo, làm vui,

Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang

Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Xem thêm :  [hơn 91+] bài thơ tình xuân diệu “sống” mãi cùng thời gian

Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.

Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục! Chẳng thế mà một thầy giáo trẻ từng bày tỏ “Thầy Ký giao lưu một tiết bằng chúng em dạy giáo dục công dân cả năm… Thầy đã thực sự truyền lửa và lòng nhiệt huyết đến các bạn trẻ”.
 


Khoảng khắc thầy Nguyễn Ngọc Ký rèn chữ viết, chấm bài, chuẩn bị giáo án để dạy học sinh [Ảnh nguồn: Esuhai]

Đã 70 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ… Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. 
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy Nguyễn Ngọc Ký nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội.”      

Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.
 

Xem thêm :  Top 24 bài hát cho đám cưới hay và lãng mạn

Nguồn: ESuHai

NHÀ GIÁO ƯU TÚ THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ | GÕ CỬA THĂM NHÀ | VIVU TVGõ Cửa Thăm Nhà cùng 2 MC Quốc Thuận và Ngọc Lan đến thăm nhà của Nhà Giáo Ưu Tú Thầy Nguyễn Ngọc Ký.Khi lên 4 tuổi, Thầy Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Tuy khó khăn nhưng Thầy vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. …..Cổ tích một chuyện tình….Trước khi khuất núi, lời thỉnh cầu cuối cùng và tâm huyết nhất của vợ Thầy Ký là nhờ người em gái ruột là cô Vũ Thị Đậu thay mình chăm sóc chồng. Cả hai gia đình phản đối, khuyên can, cô Đậu chỉ biết lặng lẽ, thương chị lắm, lời trăn trối của chị luôn dằn vặt trong tim cô.Giờ đây, trong những buổi nói chuyện hay các cuộc giao lưu, người ta thường nhìn thấy bóng dáng một người phụ nữ phía sau Thầy Nguyễn Ngọc Ký khi cần sẽ cài lại cho Thầy cái nút áo bị tuột, ôm cho Thầy bó hoa và theo Thầy đi khắp các ngả đường đến khi nào đôi chân của Thầy dừng bước.

\

Nguyễn Ngọc Ký [sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947] là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu.[2]

Nhà giáo Ưu tú


Nguyễn Ngọc Ký

Sinh28 tháng 6, 1947 [75 tuổi]
xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân Chủ Cộng HòaQuốc tịch Việt NamDân tộcKinhHọc vịThầy giáoTrường lớpTrường Đại học Tổng hợp Hà NộiNghề nghiệpNhà giáoTác phẩm nổi bậtTôi đi học
Tôi học đại học
Câu đố vui tâm đắc
Tôi dạy họcQuê quánxã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ĐịnhPhối ngẫuVũ Thị Nhiễu [1970 - 2001]
Vũ Thị Đậu [2002 - nay][1]Giải thưởngNhà giáo Ưu tú

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.[3] Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh sốt bại liệt và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".[4]

Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh [nay là Nam Định] cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.[4] Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".[4]

Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.[4]

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết"[5].

Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên, khích lệ rằng cần có ý chí nghị lực, quyết tâm cũng như hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.[4]

Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace [Thành phố Hồ Chí Minh].[6][7].

Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

  1. Hồi ký "Tôi đi học"
  2. Hồi ký "Tôi học đại học" [xuất bản năm 2013][5]
  3. Tuyển tập "Câu đố vui tâm đắc"[5]
  4. Những tâm hồn trẻ thơ
  5. Hồi ký "Tôi dạy học"
  6. Con chim của Chu Văn Bi[cần dẫn nguồn]
  7. Tâm Huyết Trao Đời[8][9][2]

Người vợ đầu của Nguyễn Ngọc Ký tên là Vũ Thị Nhiễu. Theo lời thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, cả hai đã yêu từ lần gặp đầu tiên. Đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt song cả hai đã vấp phải sự phản đối từ phía gia đình cô Nhiễu. Nhưng trước tình yêu tha thiết của đôi trẻ và sự vun đắp của nhà thơ Đoàn Văn Cừ mà cả hai thành vợ chồng, đám cưới diễn ra ngày 26 tháng 12 năm 1970. Hai người có với nhau 3 đứa con, 2 gái 1 trai.

Năm 2001, bà Vũ Thị Nhiễu mất do bị tai biến mạch máu não. Theo lời phó thác của chị ruột trước khi mất, bà Vũ Thị Đậu - khi ấy đã góa chồng và có 2 con riêng - vào TP.HCM, thay chị gái trông nom anh rể những khi trái gió trở trời. Cả hai đã phải vượt qua nỗi ái ngại ban đầu, sự phản đối của các con để sau đó về chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà. [1][10]

  1. ^ a b Thầy Nguyễn Ngọc Ký và hai người vợ là chị em ruột
  2. ^ a b Lê Thị Bích Hồng [22 tháng 7 năm 2017]. “Nhà văn đầu tiên viết bằng chân”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022. Cuộc đời anh với những nỗ lực không ngừng đã là trở thành thần tượng của tuổi trẻ học đường: "Em Ký đi học" [tập đọc lớp 3 từ 1964 - 1983], "Anh Ký đi học" [Kể chuyện lớp 4 từ 1983 - 2000], "Bàn chân kỳ diệu" [Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay].
  3. ^ THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ – TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ NGHỊ LỰC VƯỢT LÊN SỐ PHẬN Lưu trữ 2013-06-07 tại Wayback Machine, Sở Giáo dục Đào tạo Thái Nguyên.
  4. ^ a b c d e “Thày Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết nên số phận”. VnExpress. 5 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ a b c Nguyễn, Ngọc Ký [2015]. Tôi đi học. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 172.
  6. ^ Từ người truyền cảm hứng đến những "Nick Vujicic" của Việt Nam, Báo Bình Định, 17/05/2013
  7. ^ Tối nay, VTV trực tiếp buổi giao lưu với Nick Vujicic, Người Lao động
  8. ^ Nguyễn, Ngọc Ký [2 tháng 7 năm 2017]. Tâm Huyết Trao Đời. Thành phố Hồ Chí Minh: First News. ISBN 9786045865798. OCLC 1001317162.
  9. ^ “Tập cuối bộ ba hồi ký cuộc đời nhà văn Nguyễn Ngọc Ký”. VietNamNet. 3 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Đăng Dương, Cuộc tình đặc biệt của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký với 2 chị em ruột, VietNamNet, 17/04/2021 04:20, truy cập ngày 17/4/2021.

  Bài viết tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Ngọc_Ký&oldid=68857038”

Video liên quan

Chủ Đề