Những thành tựu khoa học công nghệ của Trung Quốc

Ảnh minh họa [Nguồn: Reuters.]

Ngày 19/11, Trung Quốc đã công bố 10 thành tựu quan trọng trong khoa học nông nghiệp của năm 2020 trong khuôn khổ hội thảo giới thiệu phát triển công nghệ và khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và tại các khu vực nông thôn ở thủ đô Bắc Kinh.

Nổi bật trong số các thành tựu trên phải kể đến cơ chế điều chỉnh phân tử cho năng suất vụ mùa cao, cơ chế chống lại dịch bệnh và sức đề kháng của gia súc và gia cầm trước virus SARS-CoV-2.

Cụ thể, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được gene NGR5 và khám phá ra rằng số lượng gene NGR5 càng nhiều, càng giúp lúa đâm chồi nhanh hơn và cho sản lượng cao hơn mà không cần tới phân bón giàu ni-tơ.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã đánh giá độ nhạy cảm với virus SARS-CoV-2 ở chồn sương và những động vật có tiếp xúc gần gũi với con người. Họ phát hiện ra rằng mèo và chồn là hai con vật nhạy cảm với virus SARS-CoV-2 nhất, trong khi gà, lợn, vịt không bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Sơn Đông đã nhân bản được gene Fhb7. Gene này cho thấy sức chống chịu tốt trước FHB - căn bệnh gây hại chính tới lúa mỳ do nấm gây ra.

Đây là căn bệnh tạo ra độc tố và làm giảm năng suất cây lúa mỳ. Việc sử dụng Fhb7 trong thương mại sẽ giúp giảm bớt nguy cơ thất thoát mùa màng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

[Việt Nam-Trung Quốc tìm giải pháp thúc đẩy thông thương hàng nông sản]

Một số thành tựu khác phải kể đến nghiên cứu trong kỹ thuật xen canh - trồng đồng thời nhiều loại giống cây khác nhau trên cùng một khu đất, xây dựng bộ gene đậu tương chất lượng cao và xác định nguyên nhân giúp các cây họ đậu cộng sinh với vi khuẩn rhizobia [loại vi khuẩn có khả năng chuyển hóa ni-tơ không khí thành đạm để cây trồng có thể hấp thu].

Cũng tại hội thảo trên, Trung Quốc đã công bố báo cáo về phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp và tại các khu vực nông thôn trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 [từ năm 2016-2020]./.

Đặng Ánh [TTXVN/Vietnam+]

Tạp chí Kinh doanh hiện đại của Nhật Bản đưa tin Trung Quốc đang có những bước đột phá mới về công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực như nghiên cứu và sản xuất vaccine, công nghệ vũ trụ. Thực tế còn cho thấy ngày càng nhiều trường đại học của Trung Quốc xuất hiện ở nhóm đầu thế giới về công tác nghiên cứu và số lượng các bài báo, nhà nghiên cứu nước này cũng thuộc loại cao nhất thế giới. 

Về phát triển vaccine 

Không thể phủ nhận Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển vaccine ngừa COVID-19. Mặc dù nhiều nước phát triển, trong đó có Nhật Bản còn hoài nghi về tính hiệu quả của vaccine do Trung Quốc sản xuất, nhưng thực tế cho thấy số lượng người nhiễm virus SARS-CoV-2 đang giảm ở nhiều quốc gia đang sử dụng loại vaccine này. 

Nhiều nước đang phát triển không thể tiếp cận với loại vaccine đắt tiền được sản xuất tại các nước phát triển, vì vậy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phụ thuộc vào vaccine do Trung Quốc cung cấp miễn phí hoặc với giá rẻ.

Do đó, ngày càng nhiều quốc gia tiếp nhận hoặc chấp thuận nhập khẩu vaccine từ Trung Quốc và Trung Quốc cũng tận dụng cơ hội này để thúc đẩy "ngoại giao vaccine" theo kiểu bỏ qua lợi nhuận để ưu tiên yếu tố chính trị với một số quốc gia như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Paraguay, Brazil… 

Chinh phục sao Hỏa 

Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trên chặng đường chinh phục vũ trụ. Ngày 15/5, tàu thăm dò "Thiên vấn 1" của Trung Quốc đã hạ cánh thành công lên bề mặt sao Hỏa, trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới làm được điều này sau Mỹ và Liên Xô cũ.

Với thành công trong việc đưa robot thám hiểm tự hành "Chúc Dung" di chuyển trên bề mặt sao Hỏa, Trung Quốc cũng trở thành quốc gia thứ hai làm được nhiệm vụ phức tạp này sau Mỹ. 

Đưa tàu lên sao Hỏa, nơi có bầu khí quyển mỏng và cách xa Trái Đất là việc làm rất khó khăn, cần nhiều thời gian để liên lạc và rất nhiều quốc gia đã cố gắng thúc đẩy nhưng đa phần thất bại. Thành công này càng khẳng định những bước tiến lớn trong ngành nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc. 

Tháng 12/2020, tàu vũ trụ "Thường Nga 5" của Trung Quốc đã trở về Trái Đất, mang theo những mẫu đất đầu tiên thu thập được từ Mặt Trăng, trở thành quốc gia thứ ba làm được điều này sau Mỹ và Liên Xô cũ. Ngoài ra, mô đun "Thiên Hòa", thành phần chính của trạm vũ trụ Thiên Cung, cũng đã được Trung Quốc phóng thành công. 

Đây chỉ là một phần trong chiến lược hiện thực hóa mục tiêu trở thành "cường quốc vũ trụ của Trung Quốc, do đó cạnh tranh Mỹ-Trung trong không gian được dự báo sẽ ngày càng gay gắt hơn trong tương lai. 

Về năng lực nghiên cứu của các trường đại học 

Sự cải thiện năng lực nghiên cứu của các trường đại học Trung Quốc cũng rất đáng chú ý khi một số trường của nước này đã được xếp hạng top đầu của thế giới. Bảng xếp hạng của US News mới đây đã xếp trường Đại học Thanh Hoa vào vị trí số 1 thế giới về kỹ thuật và máy tính.

Trong top 10 còn có sự góp mặt của Đại học công trình Cáp Nhĩ Tân, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Công nghệ Hoa Trung. Sự góp mặt của 3 đại diện trong top 10 đã biến đây trở thành cuộc đua của hai cường quốc Mỹ-Trung. Đại học Tokyo, một trường danh tiếng của Nhật Bản chỉ xếp hạng 81, ngày càng cho thấy sự tụt hậu với khoảng cách khá xa so với hai vị trí đầu. 

Theo báo cáo "Chỉ số khoa học và công nghệ" do Viện Chính sách Khoa học và công nghệ quốc gia, thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản công bố tháng 8/2020, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng các bài báo trong lĩnh vực khoa học tự nhiên với 310.000 bài [chiếm 19,9%], đứng sau là Mỹ với 280.000 bài [chiếm 18,3%], bỏ xa các vị trí tiếp theo là Đức, Nhật Bản, Anh. 

Trong khi đó, số lượng các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới với 1,87 triệu người, vượt qua Mỹ với 1,43 triệu người và các nước khác là Nhật Bản [680.000 người], Đức [430.000 người] và Hàn Quốc [410.000 người]. 

Mức chi phí dành cho nghiên cứu khoa học của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới với 528 tỷ USD, đứng sau Mỹ với mức đầu tư 555 tỷ USD và vượt xa các nước đứng sau là Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. 

Liệu Trung Quốc có vượt Mỹ về khoa học công nghệ? 

Các bước tiến vượt bậc của Trung Quốc về khoa học công nghệ đã biến phát triển công nghệ cao trở thành yếu tố quyết định cục diện của cuộc chiến kinh tế giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về phát triển khoa học công nghệ. 

Có thể thấy, vẫn còn khoảng cách lớn nếu xét về chất lượng thực sự. Mỹ cũng đã nghiên cứu và phát triển thành công vaccine ngừa COVID-19, thậm chí có độ tin cậy cao hơn. 

Cuộc đổ bộ lên sao Hỏa cũng đã được Mỹ thực hiện thành công từ năm 1976. Trong khi các trường đại học của Trung Quốc gần như chỉ vượt trội ở lĩnh vực khoa học công nghệ, còn Mỹ đứng đầu ở danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực khác. Hơn nữa, tỷ lệ theo học các trường đại học ở Trung Quốc chỉ là 54%, thấp hơn nhiều so với ở Mỹ là 88%, thậm chí thấp hơn ở Nhật Bản với 66%. 

Nếu nhìn vào xu hướng lựa chọn trường đại học của sinh viên quốc tế, có thể thấy rõ sự vượt trội của Mỹ. Trong số 5,4 triệu sinh viên quốc tế trên thế giới thì sinh viên Trung Quốc chiếm 1,6 triệu và lựa chọn yêu thích nhất là Mỹ, chiếm tỷ lệ 30%. 

Được du học ở Mỹ là giấc mơ của nhiều người trẻ tại Trung Quốc và họ cũng có xu hướng muốn tìm kiếm một công việc tại nước này sau khi tốt nghiệp thay vì về nước lập nghiệp. 

Những người như vậy đã đóng góp to lớn vào sự phát triển công nghệ của Mỹ, nhất là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Có ý kiến cho rằng, xu hướng này đang thay đổi khi cơ hội việc làm ở Trung Quốc đang tăng dần, song nếu so với Mỹ thì vẫn còn khoảng cách xa. 

Lợi thế của Trung Quốc trong cuộc đua với Mỹ? 

Xét về lợi thế của Trung Quốc, thứ nhất nước này có lượng dân số áp đảo. Mặc dù tính theo tỷ lệ trên dân số thì số các nhà nghiên cứu và bài báo chuyên sâu của Trung Quốc ít hơn so với Mỹ, nhưng tính tổng số vẫn cao hơn. Trung Quốc không ngần ngại rót các khoản đầu tư khổng lồ cho việc phát triển nguồn nhân lực và các dự án lớn như nghiên cứu vaccine và phát triển không gian vũ trụ.

Trong khi đó, không thể xem nhẹ khu vực tư nhân, nhất là thương mại điện tử và tiền điện tử. Số lượng các "doanh nghiệp kỳ lân" [công ty khởi nghiệp được định giá 1 tỷ USD] xuất hiện ngày càng nhiều và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. 

Thứ hai, Trung Quốc có một chiến lược rõ ràng nhằm thu hút nhân tài, cho thấy tổng nguồn lực mà Trung Quốc có thể huy động ngày càng tăng khi nền kinh tế nước này ngày càng phát triển.

Ước tính "Kế hoạch nghìn nhân tài" của Trung Quốc đã mời được khoảng 7.000 nhà khoa học chất lượng trong vòng 10 năm từ khi triển khai vào năm 2008 đến năm 2018, trong đó có thông tin cho rằng có tới 44 nhà nghiên cứu khoa học đến từ Nhật Bản vì lý do chế độ đãi ngộ và môi trường phát triển tại Trung Quốc hấp dẫn hơn ở Nhật Bản./.

Đất nước của công nghệ tiên tiến

Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục gặt hái thành tựu trong lĩnh vực khoa học-công nghệ [KH-CN], bao gồm những nghiên cứu về lý thuyết lượng tử hay những thành tựu về thăm dò vũ trụ, phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu. Ngoài ra còn một danh sách các sản phẩm công nghệ cao tại Trung Quốc như siêu máy tính Sunway TaihuLight đến nay được cho là nhanh nhất thế giới, sự phát triển công nghệ pin lithium, hay mạch máu được làm từ tế bào gốc bằng công nghệ in 3D... Từ năm 2002 đến nay, trung bình mỗi năm, nước này thu được hơn 20.000 thành quả thuộc các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, bảo vệ môi trường... khiến thực lựcKH-CNkhông ngừng nâng cao. Ước tính năm 2015, Trung Quốc chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển công nghệ vượt qua con số 210 tỷ USD, chiếm 2,1% tổng GDP.

Ngày nay, nếu nhắc tới những chiếc siêu máy tính, người ta sẽ nghĩ ngay tới Trung Quốc mà không phải là Mỹ hay quốc gia nào khác. Điều này khá dễ hiểu khi quốc gia tỷ dân chính là nơi hàng loạt phát minh tiên tiến ra đời, trong đó mới nhất là việc phát triển thành công máy tính lượng tử có sức mạnh vượt qua mọi máy tính truyền thống hiện nay.

Người dân Trung Quốc thanh toán hóa đơn mua hàng tại Starbucks bằng vài thao tác đơn giản trên điện thoại.Ảnh:techinasia.com

Đa-vít Đót-oen [David Dodwell], Giám đốc điều hành Nhóm chính sách thương mại Hồng Công-APEC, nhận định rằng: Điều đầu tiên mà ông cảm nhận khi đến Trung Quốc là internet tại Thâm Quyến nhanh hơn internet ở Xan Phran-xi-xcô. Thứ hai là các đồng nghiệp Trung Quốc của ông thanh toán tất cả các dịch vụ thường ngày thông qua ứng dụng AliPay trên điện thoại thông minh của họ.

Kinh ngạc hơn là những công nghệ thông minh được trưng bày bởi các hãng PayPal, Google hay Dolby đã không nhằm nhò gì so với Huawei, nơi 40% trong tổng số 170 nghìn nhân viên của họ đang làm công tác nghiên cứu thuần túy. Những kết quả nghiên cứu của họ đặt nền tảng cho công nghệ 5G trên toàn Trung Quốc vào năm 2020. Ông cũng cho biết, ở Thượng Hải có khoảng 450 nghìn xe đạp đậu xung quanh các tụ điểm trung tâm; người ta chỉ cần bật điện thoại, mở ứng dụng Mobike trên đó, quét mã QR trên xe đạp là có thể dùng nó, AliPay sẽ tính tiền đặt cọc và phí sử dụng xe đạp theo giờ. Xe đạp được theo dõi bởi hệ thống định vị vệ tinh GPS.

Trong một bài viết trên South China Morning Post, ông nhận định, cuộc cách mạng thanh toán điện tử này ở Trung Quốc đã bỏ xa phần còn lại của thế giới. Trong khi thị trường thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc hiện nay lớn hơn Mỹ 50 lần.

Thật vậy, chưa bao giờ mua hàng tại Trung Quốc lại đơn giản đến thế. Người dân chỉ cần đến trụ ATM hay ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của mình và đăng ký một tài khoản thanh toán qua mạng mà không cần mang tiền mặt theo người cũng có thể thanh toán hầu như ở tất cả các dịch vụ, chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại. Từ chị bán hàng rong đến các hộ bán rau quả, tạp hóa ở Bắc Kinh và phần lớn các địa phương ở Trung Quốc, mỗi người bán hầu như đều đăng ký một tài khoản của các ứng dụng này. Nhờ sự đồng bộ và dễ dàng như vậy mà tại các thành phố lớn, việc người dân không mang tiền mặt theo người ngày càng phổ biến.

Hiện nay, Trung Quốc có hơn 700 triệu người dùng internet di động, trong tổng số hơn 730 triệu người dùng internet, tốc độ tăng trưởng hằng năm vào khoảng 12%. Đây là nền tảng cơ bản để các đế chế mạng xã hội ở Trung Quốc triển khai dịch vụ thương mại điện tử. Trung Quốc hiện có hơn 470 triệu người đã sử dụng ứng dụng thanh toán trên di động để trả các hóa đơn, mua vé máy bay, tàu hỏa, xem phim… với mức tăng trưởng đến hơn 30%/năm. Không chỉ vậy, đầu năm 2016, ông chủ Tencent, Trung Quốc còn mở rộng thanh toán qua WeChat trên toàn cầu với 9 loại ngoại tệ.

Không phải ngẫu nhiên

Quá trình chuyển đổi từ một công xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu thành một siêu cường công nghệ cao hoàn toàn không phải sự tình cờ. Từ năm 1998, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương đổi mới, tự chủ, sáng tạo trong lĩnh vựcKH-CNđể đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và khắc phục tình trạng chậm tiến vềKH-CNcủa Trung Quốc so với các nước tiên tiến. Đây cũng được coi là định hướng chiến lược cho tương lai phát triển của Trung Quốc. Năm 2006, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành định hướng quốc gia về Chương trình phát triểnKH-CNtrung và dài hạn [2006-2020]. Đây là bản kế hoạch phát triểnKH-CNdài hạn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2020, nước này sẽ đạt được những đột phá vềKH-CNcó tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới và đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất thế giới.

Những nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng tiếp tục để các doanh nghiệp nước nhà duy trì vai trò "xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu" sẽ là một trò chơi vô ích. Thay vì chiếm giữ thị phần lắp ráp chi phí thấp với giá nhân công rẻ mạt, Trung Quốc vươn lên trở thành quốc gia nắm giữ sở hữu trí tuệ, kiểm soát các tiêu chuẩn kỹ thuật, từ đó có được vị trí đặc quyền và được hưởng lợi từ các mạng lưới sản xuất quốc tế.

Năm 2015, chiến lược “Made in China 2025” của Trung Quốc được tung ra với mục tiêu đưa nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới từ chỗ phụ thuộc nhiều vào lao động trình độ thấp trở thành một nền kinh tế với sự thống lĩnh của công nghệ cao, từ rô-bốt tới hàng không vũ trụ. Khác với thương hiệu có phần tiêu cực "Made in China" nói về hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc lâu nay, "Made in China 2025" đang được kỳ vọng sẽ mang lại "làn gió mới", gây dựng hình ảnh về các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những mô hình nhà máy thông minh, năng suất lao động cao và sản phẩm sáng tạo. Với chiến lược này, Trung Quốc kỳ vọng sẽ phát triển ngày càng mạnh các ngành công nghệ cao và đưa các công ty của mình trở thành đối thủ mạnh của các công ty lớn về công nghệ trên toàn thế giới.

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, các ứng dụng và bằng sáng chế mới của Trung Quốc đã tăng vọt từ con số 0 vào đầu thế kỷ này, lên đến 928 nghìn sáng chế trong năm 2014 nhiều hơn Mỹ 40% [579 nghìn sáng chế], gấp 3 lần Nhật Bản [326 nghìn sáng chế]. Năm 2015, Huawei đã trở thành tổ chức công bố các bằng sáng chế quốc tế mới lớn nhất thế giới.Và với những con số ấn tượng như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có thể kỳ vọng sự nghiệpKH-CNcủa quốc gia tỷ dân bước vào một thời kỳ phát triển mới.

HÙNG HÀ

Video liên quan

Chủ Đề