Tại sao lãi suất ngân hàng giảm mới nhất năm 2022

[HNM] - Năm 2021 lãi suất được duy trì khá ổn định. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, những lo ngại về khả năng tăng lãi suất từ các ngân hàng có thể gây áp lực cho doanh nghiệp. Vậy diễn biến lãi suất 2022 được dự báo như thế nào?

Người dân tới giao dịch tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng. Ảnh: Nhật Nam

Những ngày cuối năm 2021, đầu năm 2022, thanh khoản trên thị trường ngân hàng có dấu hiệu “nóng”, Ngân hàng Nhà nước có thời điểm “bơm” ròng 10.540 tỷ đồng trên thị trường mở. Tín dụng cũng được đẩy mạnh với ước tính có khoảng 202.000 tỷ đồng chảy vào nền kinh tế. Đối với thị trường liên ngân hàng, lãi suất biến động trái chiều khi tăng mạnh ở kỳ hạn ngắn và giảm ở kỳ hạn trên 2 tuần. Những diễn biến này khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi, trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, doanh nghiệp cũng kỳ vọng giảm lãi suất.

Do nhu cầu vốn tăng cao thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để có thêm nguồn vốn. Tại biểu lãi suất mới nhất ngay trong tháng 1-2022, lãi suất nhiều kỳ hạn tăng nhẹ 0,1-0,3%/năm so với tháng 12-2021.

Theo đó, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín [Sacombank], Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng [VPBank], Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội [SHB], với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 6,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,3%/năm lên 4,6%/năm. Các ngân hàng cũng tăng lãi suất đối với hình thức gửi tiết kiệm online.

Mặc dù lãi suất có chiều hướng tăng nhưng không đáng ngại. Theo các chuyên gia, đây là điều dễ hiểu khi thanh khoản hệ thống có phần căng thẳng hơn so với giai đoạn trước do yếu tố mùa vụ. Đây cũng là giai đoạn nhiều doanh nghiệp cũng cần vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh. Nhiều khả năng các ngân hàng thương mại sẽ tăng nhẹ lãi suất huy động thêm 0,25-0,5 điểm % nhằm hút nguồn vốn.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng: Động thái này hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường, không có gì là đột biến và đáng quan ngại cả. Dự báo có thể lãi suất tiền gửi còn có thể tăng nhẹ một chút để giúp các tổ chức tín dụng tiếp tục thu hút dòng tiền gửi trong bối cảnh đang có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Dự báo xét trong ngắn hạn lãi suất cho vay cũng có thể có áp lực tăng nhưng về lâu dài vẫn trong xu hướng ổn định. Nếu nỗ lực, lãi suất cho vay vẫn có thể giảm thêm, đặc biệt là đối với những lĩnh vực ưu tiên.

Tuy nhiên, dự báo, lãi suất sẽ giữ ở mức phù hợp để hỗ trợ phục hồi kinh tế, chống chịu trước những rủi ro tiềm ẩn từ dịch Covid-19, nhưng dư địa giảm thêm sẽ không nhiều. Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC], mặt bằng lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021, lãi suất thậm chí có thể tăng nhẹ trở lại [quanh mức 0,25-0,5%/năm] vào nửa cuối của năm 2022.

Đại diện Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] lại cho rằng, năm 2022 lãi suất huy động có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ ở cục bộ. VCBS nhận định, quá trình trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ diễn ra với tốc độ chậm rãi, thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] bắt đầu tăng lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm 2022.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, không còn dư địa giảm mạnh lãi suất huy động, lãi suất huy động có thể tăng. Trong năm qua, mặt bằng lãi suất huy động giảm trong 9 tháng đầu năm có xu hướng tạo đáy và duy trì ở mức thấp cho đến hết năm 2021 trong bối cảnh ngân hàng dồi dào thanh khoản.

Năm 2022, mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra là 14%, tương đương với mức mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, cho thấy kỳ vọng về sự phục hồi tín dụng cũng như tín hiệu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết sẽ tiếp tục khuyến nghị các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí từ nhiều nguồn khác nhau để tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng là “phấn đấu” chứ không phải bắt buộc.

Tuy nhiên, gần đây một số ngân hàng tăng lãi suất huy động. Liệu động thái này có trở thành xu hướng năm 2022?

Lãi suất bất ngờ lên 8%

Chị Hồng Thắm [Thanh Xuân, Hà Nội] mới đây được nhân viên ngân hàng quen nhắn tin thông báo lãi suất tiền gửi tại ngân hàng này tại kỳ hạn 12 tháng đã tăng thêm 0,5% lên 6,3%/năm.

Đây cũng là lãi suất tiền gửi cao nhất tại ngân hàng này tính đến cuối tháng 12/2021.

Chị Thắm là khách hàng quen của phòng giao dịch này, số tiền gửi thường trên 200 triệu đồng nên thi thoảng vẫn có nhân viên chăm sóc gọi điện thông tin về lãi suất hay các chương trình chăm sóc khách hàng…

Nhân viên ngân hàng này cũng động viên chị Thắm nếu còn tiền nhàn rỗi hãy gửi vào ngân hàng vì cuối năm lãi suất thường cao hơn các thời điểm trong năm.

Lãi suất trong năm 2022 được dự báo sẽ không tăng Ảnh: Tạ Hải

Không chỉ ngân hàng nơi chị Thắm gửi tiền mà một số ngân hàng đã nâng lãi suất tiết kiệm từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 lên 0,3 - 0,5%/năm: Techcombank, GPBank tăng 0,5% ở nhiều kỳ hạn; Eximbank cũng tăng lãi suất huy động thêm 0,1 - 0,3%/năm ở các kỳ hạn ngắn…

Chưa kể, lãi suất huy động online còn được các ngân hàng cộng thêm 0,2 - 0,4%/năm so với gửi tiết kiệm thông thường tại quầy. VPBank thậm chí tăng lãi suất gửi tiết kiệm online thêm 0,4 - 0,8%/năm ở một số kỳ hạn…

Có một điểm đáng chú ý trong tháng 12 này là chi nhánh Ngân hàng SHB Vạn Phúc nâng lãi suất huy động cao nhất lên 8,0%/năm. Đây chỉ là trường hợp cá biệt áp dụng cho một số khách hàng đáp ứng điều kiện về số tiền gửi, kỳ hạn và điều kiện lĩnh lãi và cam kết không rút trước hạn.

Còn trên thực tế, lãi suất cơ sở tại SHB đến nay cao nhất chỉ là 6,6%/năm nằm trong gói tiết kiệm Đại Lợi, áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng.

Tuy nhiên, diễn biến này đã khiến “cuộc đua” lãi suất “nóng” hơn vào nửa cuối tháng 12, vượt con số 7,1%/năm lãi suất huy động cao nhất duy trì trong mấy tháng trước.

Dự báo chỉ tăng nhẹ

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, một số ngân hàng tăng lãi suất hiện nay là do nhu cầu thị trường thanh khoản chu kỳ cuối năm.

“Dư địa giảm lãi suất là rất khó vì gần như không còn dư địa giảm nữa, chưa kể ngân hàng còn rất nhiều khoản nợ cơ cấu mà khách hàng vẫn chưa có khả năng trả. Đây cũng là nguyên nhân khiến áp lực thanh khoản thời gian tới sẽ khó khăn hơn”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cho biết, đầu năm 2022, do lạm phát của Việt Nam ổn định ở mức thấp, lãi suất huy động khó có thể tăng cao hơn bởi khi lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức thấp thì ngân hàng khó tăng lãi suất huy động, do còn phải giữ biên lợi nhuận.

Nếu ngân hàng đi vay cao mà cho vay lại thấp thì không có lãi.

“Lãi suất hiện nay là thấp thật nhưng không thể nói trước là trạng thái sẽ được duy trì đến khi nào, chỉ có thể nói là dư địa hiện nay khó có thể giảm thêm được nữa. Bởi, nếu giảm nữa thì dân còn tiếp tục rút tiền. Nhưng lãi suất tăng hiện nay cũng chưa bàn đến”, ông Hùng cho biết.

Trao đổi với Báo Giao thông, Giám đốc chi nhánh một ngân hàng lớn tại Cầu Giấy [Hà Nội] cho biết, gần đây lãi suất tăng nhưng mức tăng không lớn và chỉ do một số ngân hàng quy mô nhỏ thực hiện.

Những ngân hàng này không tạo ra được làn sóng và đợt tăng lãi suất này cũng sẽ không duy trì lâu.

“Theo chu kỳ hàng năm, dịp cuối năm là thời điểm các ngân hàng chuẩn bị vốn để doanh nghiệp trả lương thưởng, vay vốn chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh năm tới, ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh cho quý I, quý II năm sau. Nhưng hiện nay thanh khoản các ngân hàng rất dồi dào.

Một số ít ngân hàng tăng lãi suất đợt này chủ yếu quy mô rất nhỏ, căng thẳng thanh khoản hoặc đang huy động vốn cho các dự án bất động sản của công ty trong hệ sinh thái, công ty đối tác “ruột” có nhiều dự án triển khai ngay đầu năm tới”, vị này thông tin.

Còn tại các ngân hàng khác, nhất là 4 ngân hàng quốc doanh, lãi suất không biến động. Tại ngân hàng nơi vị Giám đốc chi nhánh nói trên công tác, lãi suất đợt này cũng vẫn được giữ nguyên, cao nhất là 5,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng.

“Nếu có động thái tăng lãi suất, Ban Giám đốc đã có chủ trương và thông báo với các chi nhánh rồi. Bởi, trước mỗi đợt tăng lãi suất chúng tôi sẽ phải có chuẩn bị ít nhất 2 tuần để thông tin và tuyên truyền cho khách hàng gửi tiền, chuẩn bị các chương trình thu hút khách hàng… Nhưng hiện nay ban lãnh đạo ngân hàng vẫn chưa có chủ trương này, trong ngân hàng vẫn không có thông tin gì về tăng lãi suất cả”, vị này nói.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng đồng tình khi cho rằng, động thái tăng lãi suất huy động những ngày qua chỉ diễn ra ở một số ít ngân hàng do tính thời vụ cuối năm và không phải xu hướng chung.

Theo chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh [Học viện Tài chính], về dài hạn, trên thị trường tài chính quốc tế, một số quốc gia đã giảm lượng mua trái phiếu và có xu hướng tăng lãi suất.

Như vậy lãi suất quốc tế tăng, lãi suất của Việt Nam cũng không thể đứng yên.

“Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn mong muốn giảm lãi suất và duy trì ở mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Do đó, nếu theo xu hướng lãi suất tăng thì mức tăng chắc sẽ không đáng kể”, ông Thịnh nói.

16:10' - 16/03/2022

BNEWS NHNN vừa có các văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng. cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

ề đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các giải pháp đặc thù ngành ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn [người vay dưới chuẩn]. Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn”. Theo Ngân hàng Nhà nước, trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động  sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có chính sách giảm lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành [1,5-2%/năm] ngay trong năm 2020 [thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực] và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng. tiết giảm tối đa các loại chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021. Đặc biệt. bằng chính nguồn lực tài chính của mình, hệ thống các tổ chức tín dụng.  đã thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội, với tổng số tiền lên tới gần 40.000 tỷ đồng./.

Video liên quan

Chủ Đề