Nội dung đơn yêu cầu công nhận sáng kiến

Pháp luật quy định: Sáng kiến kinh nghiệm được hiểu là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được tác giả tích lũy trong thực tiễn công tác, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác. Khi một hoặc một nhóm sáng kiến kinh nghiệm có những sáng kiến kinh nghiệp muốn được công nhận thì phải làm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm. Vậy mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm bao gồm những nội dung gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm và hướng dẫn soạn thảo.

1. Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm là mẫu đơn do cá nhân, đơn vị, nhóm sáng kiến lập ra để yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm của mình. 

Hoạt động sáng kiến” bao gồm các hoạt động tạo ra, áp dụng sáng kiến, công nhận sáng kiến, thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến sáng kiến.

– Chuyển giao sáng kiến  là việc truyền đạt toàn bộ kiến thức, thông tin về sáng kiến để người được chuyển giao có thể áp dụng sáng kiến.

2. Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm để làm gì?

Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm là mẫu đơn được dùng để yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm. Mẫu đơn là cơ sở để được công nhận sáng kiến kinh nghiệm, theo đó, đối tượng được công nhận là sáng kiến là những đối tượng bao gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều lệ Sáng kiến

3. Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: (1) …….

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác

(hoặc nơi thường trú)

Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

             
             
             

– Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: (2)…………….

– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): (3) ……

– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (4) ……

– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): …..

– Mô tả bản chất của sáng kiến (5)……

– Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):……

– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ……

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: (6) …

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): (7) ………

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
             

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

….., ngày … tháng… năm 

Người nộp đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo

(1): Điền tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.

(2): Điền tên của sáng kiến.

(3): Điền tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

(4)  Điền một lĩnh vực cụ thể ví dụ như: Điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin; Nông lâm ngư nghiệp và môi trường; Cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải; Dịch vụ (ngân hàng, du lịch, giáo dục, y tế…)….

(5): Mô tả bản chất của sáng kiến cần phải nêu rõ: Mô tả ngắn gọn, đầy đrủ, rõ ràng các bước thực hiện cũng như điều kiện cần thiết để áp dụng, khả năng áp dụng của sáng kiến… Trong đó:

– Nội dung: Nếu cải tiến các giải pháp trước đó thì cần nêu rõ tình trạng, nội dung sau khi cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm gì. Có thể là bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp….

– Tính khả thi: Nêu rõ điều kiện để sử dụng sáng kiến và những lợi ích thực tế mà sáng kiến mang lại.

(6): Nêu rõ lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được nếu sang kiến được áp dụng.

(7): Cần phải so sánh về lợi ích thực tế, số lợi ích, số tiền có thể có được cũng như cách tính.

5. Quy định về thi hành điều lệ sáng kiến

– Cơ sở pháp lý: Thông tư 18/2013/TT- BKHCN

* Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến ( Điều 5 Thông tư 18/2013/TT- BKHCN)

– Nội dung Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến gồm có:  (1) tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến; (2) tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả; (3) thông tin về chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này; (4) tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có).

-Theo đó, tên sáng kiến phải thể hiện bản chất của giải pháp trong đơ và phải nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết;

– Các thông tin cần được bảo mật (nếu có) và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến, và những người tham gia tổ chức cùng những đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở

* Tiếp nhận, xem xét đơn và xét công nhận sáng kiến ( Điều 6 Thông tư 18/2013/TT- BKHCN)

– Bước 1: Tiếp nhận đơn:

Cơ sở tiếp nhận đơn có thể ghi nhận vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (nếu có) và trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận đơn (có thể làm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này), trong đó ghi rõ thời gian trả lời kết quả công nhận sáng kiến theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Điều lệ Sáng kiến;

+ Bước 2: Xử lý đơn:

 Cơ sở tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có); giữ bí mật thông tin cần được bảo mật theo yêu cầu của tác gỉả sáng kiến.

– Trước khi quyết định công nhận sáng kiến, cơ sở xét công nhận sáng kiến tự quyết định việc công bố công khai giải pháp (trừ các thông tin cần giữ bí mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến), tự quyết định việc tra cứu thông tin về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật để đánh giá sáng kiến theo điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Điều lệ Sáng kiến.

– Bước 3: Trả kết quả:

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn thì cơ sở xét công nhận sáng kiến cấp Giấy chứng nhận sáng kiến cho chủ đơn có sáng kiến được công nhận và tự quyết định việc công bố công khai giải pháp đã được công nhận là sáng kiến để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng sáng kiến có thể tiếp cận được các thông tin liên quan đến sáng kiến.

– Chi phí: Chi phí cho việc thực hiện xét công nhận sáng kiến được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính

*  Giấy chứng nhận sáng kiến ( Điều 9 Thông tư 18/2013/TT- BKHCN)

– Giấy chứng nhận sáng kiến có thể làm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

– Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho tác giả/các đồng tác giả sáng kiến, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến). Giấy chứng nhận sáng kiến có giá trị làm bằng chứng về việc sáng kiến được một cơ sở công nhận theo Điều lệ Sáng kiến.

–  Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở công nhận sáng kiến có quyền quyết định hủy bỏ việc công nhận sáng kiến và thông báo cho tác giả, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến trong các trường hợp sau đây:

+  Người nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến không phải là tác giả sáng kiến theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Điều lệ Sáng kiến;

+ Đối tượng được công nhận là sáng kiến không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Điều lệ Sáng kiến hoặc việc áp dụng, chuyển giao đối tượng đó xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

Như vậy, việc yêu cầu công nhận sáng kiến kinh nghiệm phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp nhận, xem xét về yêu cầu công nhận sáng kiến cũng như trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận công nhận sáng kiến kinh nghiệm khi cá nhân, tổ chức đó có đầy đủ những điều kiện cũng như có những hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền.