Nồng độ spo2 là gì

SpO2 là gì? [nguồn: AlmanaraNews]

Hiện tại ở một số khu điều trị Covid-19 căn cứ vào SpO2 để phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu, từ đó can thiệp kịp thời khi bệnh nhân trở nặng. Thế rồi chúng ta lại nhớ đến một số smartwatch hiện nay đã được hỗ trợ tính năng đo SpO2, vậy SpO2 là gì? SpO2 bình thường bao nhiêu và các sản phẩm có SpO2? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

SpO2 là gì?

Theo trang VinMec, SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen -độ bão hòa oxytrong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa [hemoglobin có chứa oxy] so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.

Ảnh minh họa

Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng phép đo xung - một phương pháp không cần phải đưa thiết bị vào trong cơ thể. Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua bộ phận này sẽ cho biết kết quả SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.

Hiện nay có nhiều sản phẩm smartwatch và vòng tay thông minh có hỗ trợ đo SpO2, tuy nhiên theo các nhà sản xuất thì nó không phục vụ cho mục đích y tế.

SpO2 bình thường bao nhiêu?

Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số SpO2 thường thể hiện bằng tỷ lệ %, giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95% - 100%. Chỉ số này là tốt nhất để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu nếu SpO2 ở dưới mức 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy. Các nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số SpO2 từ 94% trở lên là chỉ số bình thường, đảm bảo an toàn.

Các sản phẩm có SpO2?

Từ năm 2021, SpO2 như một xu hướng tất yếu của các thiết bị đeo tay nói chung. Rất nhiều smartwatch hay vòng tay thông minh đã được hỗ trợ tính năng này, phục vụ nhu cầu sức khỏe của người dùng.

Apple Watch Series 6 là một trong các thiết bị hỗ trợ đo SpO2 [nguồn: Cnet]

Tại Thế Giới Di Động đang bán nhiều thiết bị sở hữu tính năng đo nồng độ oxy trong máu, nếu là Apple thì có thể kể đến Apple Watch Series 6, Galaxy Watch 3 của Samsung cũng được trang bị tính năng này.

Để có thể tham khảo nhiều sản phẩm hơn, mời bạn click vào nút cam bên dưới nhé!

XEM NGAY SMARTWATCH CÓ HỖ TRỢ ĐO SPO2

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo vòng tay thông mình Mi Band 6 đang có giá rất tốt.

Xiaomi Mi Band 6

990.000₫ 1.290.000₫ -23%

GIẢM KỊCH SÀN Màn hình: AMOLED, 1.56 inch, 47.4 mm Tương thích: Android 5.0 trở lên, iOS 10 trở lên Chế độ luyện tập, Theo dõi giấc ngủ, Theo dõi mức độ stress Xem chi tiết

Tuy nhiên như đã nói ở trên, tính năng SpO2 trên các sản phẩm công nghệ không phục vụ cho mục đích y tế, tức là nó không thể thay thế cho các máy đo SpO2 chuyên dụng. Người dùng tính năng này hãy xem SpO2 như một giá trị tham khảo sức khỏe hằng ngày của mình, nếu có dấu hiệu bất thường có thể kịp thời đến cơ sở y tế.

Bạn đã sử dụng smartwatch nào có SpO2 chưa? Bạn thấy tính năng này có hiệu quả không?

Nguồn: VinMec

Xem thêm:

  • Điện thoại Xiaomi có ROM 128GB sale đậm cuối tuần, toàn là mẫu HOT
  • Tổng hợp smartwatch và smartband hỗ trợ SpO2 giảm giá ngon đầu năm mới

SpO2 được coi là một trong các chỉ số quan trọng để xác định dấu hiệu sinh tồn của cơ thể con người. SpO2 là viết tắt của Saturation of peripheral oxygen, có nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Cụ thể, khi Hemoglobin [viết tắt là Hb] [một thành phần quan trọng của máu] trong máu liên kết với các phân tử oxy sẽ tạo thành HbO2 giúp cho máu có thể đưa oxy đi nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể.

SpO2 được coi là một trong các chỉ số quan trọng để xác định dấu hiệu sinh tồn của cơ thể con người. [Ảnh minh họa: Medjin.vn]

Mỗi phân tử Hb có 4 nguyên tử sắt. Các nguyên tử sắt này sẽ liên kết với 4 phân tử oxy và tạo ra liên kết HbO2. Hiện tượng bão hòa oxy trong máu tức là khi có đủ 4 phân tử oxy gắn vào Hb, và hiện tượng này được gọi tắt là SpO2. Chỉ số SpO2 chính là thước đo lượng oxy đang được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu và duy trì sự cân bằng SpO2 trong máu có ý nghĩa sống còn đối với sức khỏe con người. Cũng chính vì thế, trong điều trị bệnh nhân, các bác sĩ thường theo dõi chặt chẽ chỉ số này để có thể phát hiện nhanh chóng ra những bất thường khi có sự thiếu hụt oxy trong máu, từ đó giúp xử lý và điều trị cho bệnh nhân một cách kịp thời, tránh biến cố đáng tiếc xảy ra.

Những đối tượng cần phải theo dõi kỹ chỉ số SpO2 là những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật; trẻ sơ sinh bị sinh non, bị suy hô hấp; người bị suy tim, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, trụy mạch, sốc, tụt huyết áp; người mắc bệnh nặng, cần phải hồi sức như nhược cơ, đột quỵ não, chấn thương tủy cổ có kèm theo liệt cơ hô hấp…

Tương tự, trong điều trị bệnh nhân Covid-19, việc đo SpO2 giúp sớm phát hiện ra tình trạng thiếu hụt oxy trong máu, nhằm cấp cứu kịp thời trong trường hợp bệnh nhân trở nặng trước khi có dấu hiệu lâm sàng như tím tái. Những bệnh nhân có chỉ SpO2 quá thấp [ 96% với biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy là những bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Những người có chỉ số SpO2 94-96% kèm với các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ, có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường được chẩn đoán ở mức độ trung bình.

Những bệnh nhân nặng là những người có chỉ số SpO2 < 94% khi thở khí phòng kèm với các dấu hiệu như nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, huyết áp bình thường hay tăng; bứt rứt hoặc đừ, mệt. Bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu đã được hỗ trợ thở oxy lưu lượng từ 5 - 10 lít/phút nhưng SpO2 không thể đạt > 94% thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy hô hấp và cần phải được can thiệp sâu hơn.

Bên cạnh chỉ số SpO2, tỉ lệ giữa phân áp oxy máu động mạch PaO2 và nồng độ oxy trong khí hít vào FiO2 [PaO2/FiO2] cũng được theo dõi kỹ trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Chỉ số này dùng để xác định sự hiện diện và mức độ nặng của rối loạn trao đổi khí phế nang. Người khỏe mạnh ước tính sẽ có tỉ lệ PaO2/FiO2 > 350 [80mmHg/0.21], giá trị nhỏ hơn cho thấy có rối loạn trao đổi khí. Bệnh nhân với tổn thương phổi cấp hoặc hội chứng suy hô hấp cấp [ARDS] sẽ có giá trị PaO2/FiO2 tương ứng < 300 và < 200, kết hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán khác để chẩn đoán. Trong điều trị Covid-19, bệnh nhân ở mức độ trung bình và mức độ nặng có chỉ số PaO2/FiO2 lần lượt là >300 và khoảng 200-300. Những bệnh nhân có chỉ số này 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường, ý thức giảm hoặc hôn mê, nhịp tim nhanh, có thể nhịp tim chậm, huyết áp tụt được chẩn đoán là ở giai đoạn nguy kịch và cần phải được hỗ trợ hô hấp kịp thời.

TRẦN HOÀI [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề