Nu na nu nống nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ nu na là gì:

nu na nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ nu na. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa nu na mình


0

  0


Trò chơi của một đám người ngồi duỗi chân ra vừa đếm vừa nói. | : '''''Nu na''' nu nống, cái cống nằm trong, con ong nằm ngoài, củ khoai chấm mật.....'' | : '' [..]


0

  0


d. 1. Cg. Nu na nu nống. Trò chơi của một đám người ngồi duỗi chân ra vừa đếm vừa nói: Nu na nu nống, cái cống nằm trong, con ong nằm ngoài, củ khoai chấm mật [..]


0

  0


d. 1. Cg. Nu na nu nống. Trò chơi của một đám người ngồi duỗi chân ra vừa đếm vừa nói: Nu na nu nống, cái cống nằm trong, con ong nằm ngoài, củ khoai chấm mật.... Nu na nu nống. X. Nu na, ngh. 1. 2. ph. Thong thả, không làm gì: Ngồi nu na cả ngày.

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
nu˧˧ naː˧˧nu˧˥ naː˧˥nu˧˧ naː˧˧
nu˧˥ naː˧˥nu˧˥˧ naː˧˥˧

Danh từSửa đổi

nu na

  1. Trò chơi của một đám người ngồi duỗi chân ra vừa đếm vừa nói. Nu na nu nống, cái cống nằm trong, con ong nằm ngoài, củ khoai chấm mật..... Nu na nu nống.. X.. Nu na, ngh.
  2. 2. ph. Thong thả, không làm gì. Ngồi nu na cả ngày.

Đồng nghĩaSửa đổi

  • nu na nu nống

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]

  Nu na nu nống là trò chơi quen thuộc của trẻ con vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trò chơi này có cách chơi rất đơn giản, bé có thể chơi cùng bạn bè hoặc cả gia đình mỗi buổi tối trước giờ đi ngủ để thư giãn và gắn kết tình cảm. 

Ý nghĩa trò chơi

Nu na nu nống hay nhiều vùng đọc thành "lu la lu lống" là trò chơi phù hợp với mọi lứa tuổi, vừa giúp các bé vừa học đếm, vừa học hát lại biết cách chơi với nhau vui vẻ, đoàn kết. Cùng Special Kid tìm hiểu về cách chơi Trò chơi dân gian Nu na nu nống này nhé.

Bài hát nu na nu nống đánh trống phất cờ

     Đầu tiên, mẹ hãy dạy các bé cùng nhau thuộc bài đồng dao sau đây nhé:

     Lời 1 bài đồng dao:

Nu na nu nống,

Đánh trống phất cờ.

Mở cuộc thi đua,

Thi chân đẹp đẽ.

Chân ai sạch sẽ,

Gót đỏ hồng hào.

Không bẩn tí nào,

Được vào đánh trống.

     Lời 2 bài đồng dao:

Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi Phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Ông tôi nấu chè

Chè be chè bét

Cống rè cống rụt

Bụt thụt xuống lỗ

Bụt chẳng ăn xôi.

Xem thêm sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ 

Cách chơi nu na nu nống

  • Số lượng trẻ chơi khoảng từ 3 – 10 trẻ. Càng đông càng vui.
  • Các bé ngồi chơi cạnh bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Nếu số lượng bé chơi nhiều, có thể để các bé ngồi thành vòng tròn.
  • Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu” sẽ đập nhẹ vào 1 chân của bé thứ nhất, từ “na” sẽ đập vào chân 2 của bé thứ nhất, tiếp theo đến chân của bé thứ hai, thứ ba… theo thứ tự từng bé đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống” 
  • Trò chơi có 2 cách chọn người chiến thắng:
    • Cách thứ nhất: Chân của bé nào gặp từ “trống” thì co chân đó lại, bé nào co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ về nhất, bé co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì… bé còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc.

    • Cách thứ hai: Bé nào co đủ hai chân đầu tiên là người thắng cuộc.

  • Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.

Xem thêm sản phẩm siro ăn ngon, ngủ ngon cho bé

Osama Binladen

07-01-2013, 14:17

NU NA NU NỐNG Ta cũng thường nghe trẻ em hát bài đồng dao: Nu na nu nống, Cái bống nằm trong, Con ong nằm ngoài. . . Như đã giải nghĩa ở chương Dịch Học trong Tiếng Việt Huyền Diệu, na là một tiếng cổ Việt có nghĩa là nà [ná, nạ là mẹ], nàng, nang, nường như nõn nà = nõn nường [cái nà, cái nường trắng nõn]. Cổ Việt nống là cái nọc để chống, để nâng vật gì lên. Na và nống là nường nõ, nòng nọc. Na là nà, là nàng, là nường là nòng là dòng là nước nên đi với câu hát thứ nhì có con cá bống, còn nống là cọc là nọc nên đi với câu thứ ba có con ong là loài có nọc [“ong non ngứa nọc”]. Hai câu sau giải thích nghĩa của hai từ cổ ‘na” và nống”. Còn từ “nu” nghĩa là gì? Nu biến âm với neo, néo, đeo, đéo với đu, đụ. Nu na nu nống hiển nhiên là “đu na đu nống” là làm tình. Ông đồ nào làm ra bài đồng dao này cũng là loại đồ thâm.

Nguồn: Ý NGHĨA NHỮNG TỪ THÔ TỤC TRONG VIỆT NGỮ. [//bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2011/07/29/y-nghia-nh%E1%BB%AFng-t%E1%BB%AB-tho-t%E1%BB%A5c-trong-vi%E1%BB%87t-ng%E1%BB%AF/]

Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2022 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề