Nước nào đưa người thành công vào vũ trụ đầu tiên trên thế giới

Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu bước tiến vượt bậc của chương trình hàng không vũ trụ Liên Xô. Sự kiện đồng thời cũng là đón giáng mạnh đối với tham vọng chinh phục không gian của Mỹ.

Chuyến bay kéo dài tổng cộng 108 phút trên tàu vũ trụ Phương Đông [Vostok 1] cũng giúp phi công Gagarin, lúc đó 27 tuổi trở thành người đầu tiên di chuyển quanh quỹ đạo Trái đất. Tàu vũ trụ Vostok 1 đã di chuyển quanh Trái đất ở độ cao tối đa là 301km, hoàn toàn dưới sự chỉ dẫn của một hệ thống điều khiển tự động.

Phi hành gia Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961. Ảnh: Indian Express

Tuyên bố duy nhất của phi hành gia Gagarin trong chuyến bay đó là: "Chuyến bay đang diễn ra bình thường. Tôi khỏe".

Ảnh: Word Press

Sau khi thông tin về chuyến đi lịch sử của Gagarin được loan báo, chàng phi công điển trai, khiêm tốn ngay lập tức trở thành nhân vật nổi tiếng toàn thế giới.

Gagarin được chào đón như người hùng tại Warsaw, Ba Lan năm 1961, sau sứ mệnh lịch sử với tàu vũ trụ Vostok 1. Ảnh: Word Press

Gagarin sau đó được trao tặng rất nhiều huân chương và danh hiệu cao quý, gồm cả Huân chương Lênin và Danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết. Nhiều nơi thuộc Liên Xô đã dựng tượng đài và đặt tên các đường phố theo tên Gagarin để vinh danh phi công đầu tiên bay vào vũ trụ.

Gagarin [giữa] được long trọng tiếp đón trong chuyến thăm London, Anh vào tháng 7/1961. Ảnh: Guardian

Việc Liên Xô đưa thành công người đầu tiên vào không gian ngày 12/4/1961 là đòn giáng mạnh đối với Mỹ, vì nước này đã lên lịch cho chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ vào tháng 5/1961.

Hơn thế nữa, mãi tới tháng 2/1962, chương trình không gian của Mỹ mới phóng thành công tàu vũ trụ Friendship 7, đưa phi hành gia John Glenn di chuyển 3 vòng quanh quỹ đạo Trái đất.

Vào thời điểm đó, Liên Xô đã gặt hái một thành tựu khác, đi trước Mỹ một bước trong "cuộc đua không gian", thông qua chuyến bay vào vũ trụ của Gherman Titov trên tàu Vostok 2 vào tháng 8/1961. Phi hành gia Titov đã di chuyển 17 vòng quanh quỹ đạo Trái đất và có hơn 25 giờ thám hiểm không gian.

Gagarin sau đó được trao tặng rất nhiều huân chương và danh hiệu cao quý, gồm cả Huân chương Lênin và Danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết. Ảnh: Word Press

Đối với Liên Xô, các thành tựu trên là minh chứng cho thấy sự ưu việt của chủ nghĩa cộng sản so với chủ nghĩa tư bản. Song, đối với những người làm việc trong chương trình Sputnik [dự án đưa vệ tinh đầu tiên vào không gian năm 1957] và sau đó là Vostok, các thành công còn gắn liền với tài năng của nhà khoa học, kỹ sư Sergei Pavlovich Korolev.

Korolev được coi là nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô, giúp Liên Xô vượt lên trên Mỹ trong cuộc đua chinh phục không gian vào những thập niên 1950 - 1960. Không giống như đồng nghiệp Mỹ Wernher von Braun, vai trò nòng cốt của Korolev trong chương trình không gian của Liên Xô được giữ bí mật cho đến khi ông qua đời vào năm 1966. Trong suốt thời gian làm việc, những người không liên quan chỉ biết đến Korolev với mật danh "Tổng công trình sư". 

Yuri Gagarin trò chuyện với "Tổng công trình sư" Sergei Pavlovich Korolev [phải] tháng 9/1961. Ảnh: Pinterest

Với đóng góp to lớn, ông Korolev từng hai lần được phong danh hiệu Anh hùng lao động [1956 và 1961], nhận giải thưởng Lênin 1957, ba lần được trao tặng Huân chương Lênin và là thành viên Viện Hàn lâm khoa học Xô viết từ năm 1958. Tên của ông cũng được đặt cho một con đường ở Moscow.

Sau khi Korolev qua đời vào năm 1966, ông được an táng tại nghĩa trang dưới chân tường Điện Kremlin, một vinh dự lớn lao dành cho những cá nhân xuất sắc, có nhiều cống hiến cho Liên Xô.

Quay trở lại với Gagarin, sau sứ mệnh lịch sử với tàu Vostok 1, ông trở thành giám đốc đào tạo tại Trung tâm huấn luyện phi hành gia của Liên Xô ở ngoại ô Moscow. Về sau, trung tâm này được đổi tên theo tên ông.

Gagarin mất năm 1968, khi chiếc máy bay MiG-15 ông đang lái thử nghiệm gặp tai nạn. Ông cũng được an táng tại nghĩa trang dưới chân tường Điện Kremlin.

Tuấn Anh

Cả thế giới chấn động trước thảm kịch kép chưa từng thấy: hai vụ tai nạn tàu xảy ra riêng rẽ ở hai khu vực khác nhau trên thế giới, trong cùng ngày, đã giết chết gần 400 người.

Ngày 11/4/2001, Trung Quốc đồng ý thả 24 quân nhân Mỹ, sau khi Washington "rất lấy làm tiếc" về việc phi công Trung Quốc thiệt mạng trong vụ va chạm giữa máy bay hai nước.

Vào ngày 10/4/2010, chiếc phi cơ chở vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski cùng nhiều quan chức cấp cao đã bị rơi ở miền tây nước Nga.

Julius và Ethel Rosenberg là những công dân Mỹ đầu tiên và cũng là cuối cùng bị chính phủ nước này xử tử vì tội hoạt động gián điệp kể từ 1953 tới nay.

Ngày 9/4/2003, bức tượng cao 12m của Tổng thống Saddam Hussein trên Quảng trường Firdos tại thủ đô Baghdad của Iraq bị kéo đổ.

Chuyên mụcNgày này năm xưasố ra ngày 9-3-2022 cũng đượcBáo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩmphát thanh podcastvà video clip trênChuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 9-3

Sự kiện trong nước

- Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp.

- Ngày 9-3-1971, ngày truyền thống Nhà máy Z176, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Nhà máy Z176 tiền thân là Xí nghiệp T606, được thành lập vào ngày 9-3-1971, có nhiệm vụ sản xuất khí oxy và nitơ; các loại sơn, bao bì; dụng cụ bảo quản cho các kho vật tư; tiểu tu và trùng tu ô tô, máy kéo, rơ moóc... phục vụ các đơn vị của quân đội. Ban đầu quân số của Xí nghiệp T606 chỉ có 133 cán bộ, công nhân, cùng số ít máy móc, thiết bị cũ và không đồng bộ.

Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn đó, xí nghiệp đã cho ra đời những chai oxy tinh khiết đầu tiên phục vụ cứu chữa thương, bệnh binh trên chiến trường; sản xuất vỏ mìn, vỏ lựu đạn, chân súng ĐKZ, khung thép làm hầm, hào, công sự cung cấp cho chiến trường miền Nam. Đất nước thống nhất, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tháng 7-1976, Xí nghiệp 147 và Xí nghiệp 177 được sáp nhập vào Xí nghiệp T606 và đổi tên thành Nhà máy Z176…

Nhà máy Z176 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống [9-3-1971 / 9-3-2021] và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Ảnh: z76.vn

Trải qua 51 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy Z176 từng bước khẳng định thương hiệu và uy tín doanh nghiệp quân đội, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, liên tục là một trong những lá cờ đầu trong phong trào thi đua của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Bộ Quốc phòng; được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng tặng nhiều phần thưởng các loại; nhiều năm được Bộ Công Thương bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của cả nước... Đặc biệt năm 2016, nhà máy đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, năm 2021 vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Đảng và Nhà nước trao tặng.

Sự kiện quốc tế

Adam Smith [1723 – 1790] là nhà triết học và kinh tế học người Scotland, giáo sư triết học tại trường Đại học Tổng hợp Glassgow. Nguồn: vietnamfinance.vn

- Ngày 9-3-1776, Của cải của các quốc gia, tác phẩm kinh điển của kinh tế chính trị của Adam Smith, lần đầu tiên được phát hành.

- Ngày 9-3-1934, ngày sinh của Yuri Gagarin,nhà du hành vũ trụ người Liên Xô [mất ngày 27-3-1968]. Ông đã trở thành người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ.

Vào lúc 9 giờ 7 phút [giờ Moskva] ngày 12-4-1961, tàu vũ trụ Phương Đông mang theo nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin xuất phát. 10 phút sau, tàu đi vào quỹ đạo, với tốc độ 18.000 dặm/giờ và Gagarin trở thành người đầu tiên nhìn thấy Trái Đất từ bên ngoài vũ trụ.

Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Ảnh: history.com

Sau khi bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 48 phút, tàu vũ trụ Phương Đông đã hạ cánh an toàn xuống một cánh đồng bên bờ sông Vonga. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ đã kết thúc thắng lợi. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của Liên bang Xô Viết khi đó, mà còn là bước đột phá trong quá trình chinh phục không gian của nhân loại, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử khoa học thế giới. Kỷ nguyên con người nghiên cứu khoa học ngay trong vũ trụ, kỷ nguyên chinh phục vũ trụ.

Với những đóng góp lớn lao cho ngành vũ trụ Liên Xô và thế giới, Gagarin được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và cũng được Nhà nước ta tặng danh hiệu Anh hùng lao động Việt Nam và nhiều huân chương, huy chương, danh hiệu công dân danh dự của các thành phố tại các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ông cũng đã tới thăm nhiều quốc gia trên thế giới với tư cách sứ giả của hòa bình và hữu nghị. [theo baotintuc.vn]

Theo dấu chân Người

- Ngày 9-3-1923, Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của Ủy ban hành động chống chiến tranh và chủ nghĩa đế quốc của Quận 17 tổ chức tại nhà Công đoàn ở phố Lơgiăngđrơ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp G.Xanhtony - đại diện Chính phủ Pháp và tướng Leclerc - Trưởng phái đoàn quân sự Pháp, đến chào Người tại Bắc Bộ Phủ, tháng 3-1946. Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Ngày 9-3-1946, Báo Cứu Quốc đăng “Tuyên cáo cùng dân chúng Pháp và Việt Nam” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Leclerc đồng ký tên nêu rõ chủ trương quân Pháp sẽ trở lại khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16 và kêu gọi “người Pháp và người Việt Nam hãy tuân lệnh những người lãnh đạo của hai nước, thi hành các mệnh lệnh một cách triệt để để cùng nhau xây dựng kinh tế và kiến thiết”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng làm việc của Người tại căn cứ địa Việt Bắc [1951]. Ảnh tư liệu

- Ngày 9-3-1953, Bác viết bài “Giai cấp nông dân” đăng trên Báo Cứu Quốc, nêu rõ: “Giai cấp nông dân là quân chủ lực của cách mạng”, đóng góp cũng như hy sinh nhiều nhất cho cách mạng. Tuy nhiên giai cấp này “vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu”. Do vậy, “giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp đỡ họ, và lãnh đạo họ vì họ là lực lượng rất to lớn vững chắc. Thế là công nông liên minh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Cộng hòa Indonesia [Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổng thống Sukarno, tháng 2-1958]. Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao.

- Ngày 9-3-1959, Bác Hồ kết thúc chuyến thăm hữu nghị Indonesia, trên đường về nước quá cảnh tại Rangoon, thủ đô Miến Điện và hạ cánh xuống sân bay Côn Minh trước khi về nước.

- Ngày 9-3-1960, Báo Nhân Dân đăng bài “Tốt” trong loạt bài bình luận về “Nhanh, nhiều, tốt, rẻ”. Phân tích yếu tố “Tốt”, Bác nhấn mạnh đến chất lượng sản phẩm và kết thúc bằng mấy câu văn vần dễ nhớ:

“Làm nhanh mà không tốt,

Có gì là vẻ vang?

Đã là người làm chủ,

Tính toán phải đàng hoàng:

Nhiều, nhanh, tốt, rẻ rõ ràng

Lợi dân, lợi nước đôi đàng vẹn đôi”.

Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3-1961. Ảnh: hoilhpn.org.vn

- Ngày 9-3-1961, Bác đến dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III và căn dặn: “Phải xóa bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có cái chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật... Chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị người làm chủ và nhiệm vụ làm chủ nước nhà, phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm tròn nghĩa vụ mới...”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

- Ngày 9-3-1967, Bác viết bài “Đáng khen và đáng chê” đăng trên Báo Nhân Dân. Đưa ra tấm gương một chủ tịch ủy ban xã vừa công tác tốt vừa nuôi lợn giỏi và tình trạng “mổ lợn bừa bãi” của một cửa hàng thực phẩm cùng trong tỉnh Thái Bình, dưới bút danh “Chiến Sĩ”, Bác yêu cầu những cơ quan có trách nhiệm kịp thời khen và chê để làm gương cho mọi người.

[Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật]

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Trên đống xương máu, trên đống tro tàn, thanh niên ta, con cháu ta, sẽ xây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi tiếp và trả lời phỏng vấn phóng viên ngày 9-3-1947, khi bình luận về lời tuyên bố của Thủ tướng Pháp Ramađiê [Ramadier] [ngày 6-3-1947], Bác tỏ ý tiếc rằng Chính phủ Pháp đã lật lọng, một mặt thì nói “nước Pháp không phản đối nguyện vọng thống nhất của người Việt Nam”, nhưng mặt khác lại cố sức dùng vũ lực với đồng bào ta.

Trước hành động đó, thay mặt quốc dân, đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu chiến tranh kéo dài, thì khối Liên hiệp Pháp cũng hỏng, lợi quyền Pháp ở Á Đông cũng mất, nước ta sẽ bị tàn phá tiêu điều. Nhưng dù tiêu điều đến đâu, non nước này vẫn là non nước Việt Nam. Trên đống xương máu, trên đống tro tàn, thanh niên ta, con cháu ta, sẽ xây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn một nữ nhà báo Pháp năm 1964. Ảnh: Tư liệu

Tuyên bố trên của Người đã thể hiện lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến dù cuộc chiến đấu đó có đầy gian lao, thử thách, đầy hy sinh, mất mát, nhưng sau ngày chiến thắng sẽ xây dựng nước Việt Nam độc lập cường thịnh. Tuyên bố của Người cũng thể hiện ý chí sắt đá quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Lời của Người đã thể hiện sự tin tưởng tinh thần đấu tranh cách mạng của thế hệ trẻ nước nhà, thôi thúc lớp lớp các thế hệ người Việt Nam kiên quyết đứng lên đánh đuổi kẻ ngoại xâm, giành hoàn toàn độc lập, tự do cho dân tộc, tạo tiền đề đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lời dạy của Người là nguồn động lực tinh thần to lớn để phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời của Tổ quốc. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn vượt qua mọi thách thức, khắc phục mọi khó khăn, tận dụng cơ hội, tranh thủ thời cơ đưa đất nước tiếp tục tiến lên.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 80 ra ngày 9-3-1953 đăng Bức điện cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin gửi Hồ Chủ tịch và Điện văn của Hồ Chủ tịch gửi Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 80 ngày 9-3-1953.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1173 ngày 9-3-1963 đăng bài xã luận với tiêu đề: “Thêm một bước phát triển mới tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào”.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1173 ngày 9-3-1963.

HOÀNG TRƯỜNG [tổng hợp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề