Nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế năm 2024

Chiều 10/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhấn mạnh đây là nhiệm vụ mới, lần đầu tiên triển khai nên phức tạp, khó và chưa có tiền lệ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đồng thời cho rằng đây là cơ hội quý nhằm đánh giá lại hiện trạng, nhận diện những khó khăn, thách thức và đưa ra định hướng mới về không gian phát triển của đất nước.

Thông tin về phương án phân vùng, đại diện Bộ KH&ĐT cho biết đã có nhiều phương án đưa ra, trong đó có phương án chia cả nước thành 7 vùng. Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận, xem xét, Chính phủ đã chỉ đạo sử dụng phương án phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện hành để thực hiện Luật Quy hoạch.

Cụ thể, 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm:

1. Vùng trung du và miền núi phía bắc gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.

2. Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. (phương án cũ không có Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên)

3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

4. Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

5. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

6. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Theo Bộ KH&ĐT, với phương án phân vùng như hiện nay, các địa phương trong mỗi vùng cơ bản tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, dân cư… Đồng thời, có mối liên kết khá chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng...

Tuy nhiên, bất cập là khoảng cách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung quá dài. Để khắc phục hạn chế này, Bộ KH&ĐT cho biết trong quá trình lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được định hướng tổ chức theo hai tiểu vùng: Tiểu vùng Bắc Trung Bộ và Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Được biết, ngay từ đầu năm 2019, Bộ KH&ĐT đề xuất phân chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội thay vì 6 vùng như lâu nay. Theo phương án này, có vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là giữ nguyên. Còn vùng Trung du miền núi phía Bắc tách thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; tách vùng Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị. Các tỉnh Lâm Đồng (của Tây Nguyên), Bình Thuận, Ninh Thuận ở duyên hải Nam Trung Bộ sẽ được nhập vào vùng Đông Nam Bộ hiện nay. Bên cạnh đó, thành lập vùng Nam Trung Bộ bao gồm: Thừa Thiên - Huế, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông)./.

Ngày 14-9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ công tác quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển. Theo Thủ tướng, đây là lần đầu tiên triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia theo Luật Quy hoạch, trên cơ sở bám sát để cụ thể hóa đường lối Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, hướng tới các mục tiêu phát triển đất nước tới năm 2025, 2030 và 2045.

Nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân". Lãnh đạo Chính phủ cho rằng với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, quy hoạch phải chỉ ra được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, từ đó có giải pháp phù hợp để phát huy tối đa các nguồn lực. Trong đó nội lực (gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa, lịch sử) là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực (gồm vốn, công nghệ, quản lý, đào tạo nhân lực…) là quan trọng và đột phá.

Tại hội nghị, nhiều chuyên gia đã đóng góp ý kiến về Quy hoạch tổng thể quốc gia với những quan điểm rất cụ thể, chi tiết, trong đó có nội dung về phân vùng kinh tế - xã hội.

Hiện nước ta đang phân chia thành 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia, đã có nhiều phương án được đưa ra về phân vùng, trong đó đề xuất chia cả nước thành 7 vùng, thay vì 6 vùng như hiện nay. Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận, xem xét, Chính phủ đã chỉ đạo sử dụng phương án phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện hành để thực hiện Luật Quy hoạch.

Nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế năm 2024

Toàn cảnh hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia

Theo TS Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, hiện nay chúng ta cơ bản thống nhất phương án giữ nguyên 6 vùng, vừa qua Bộ Chính trị cũng đã thông qua các Nghị quyết phát triển vùng trong 6 vùng này.

Tuy nhiên, TS Cao Viết Sinh kiến nghị xem xét tách các vùng lớn ra thành các tiểu vùng, như Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có thể tách làm 2 tiểu vùng là Đông Bắc và Tây Bắc. Bên cạnh đó, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với đặc thù về địa lý kéo dài, cũng có thể tách ra thành các tiểu vùng gồm Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Cũng nêu quan điểm về vấn đề phân vùng, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng đây là dịp quan trọng để đánh giá lại việc phân 6 vùng như hiện nay đã hợp lý hay chưa. "Mỗi vùng có chức năng, vai trò phát triển khác nhau, chúng ta phải làm thế nào để cộng hưởng sức mạnh đó thành sức mạnh của quốc gia"- ông Thiên nhấn mạnh.

Vị chuyên gia cũng đồng tình với đề xuất của TS Cao Viết Sinh về việc xem xét tách các vùng lớn ra thành các tiểu vùng, trong đó có Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Phân tích cụ thể đối với Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, PGS-TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh vùng này hiện có nhiều địa phương, như một đoàn tàu kéo dài. Trong khi đó, đầu tàu thì không khoẻ, các toa tàu lại yếu dẫn đến cả đoàn tàu khó vận hành.

"Trước đây chúng ta quan niệm rằng các địa phương phải có nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thì mới liên kết thành một vùng, nhưng quan niệm đó bây giờ không còn phù hợp. Sự khác biệt cũng là một lý do để liên kết, các địa phương có sự khác nhau khi liên kết sẽ tốt hơn"- ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Theo Bộ KH-ĐT, Quy hoạch tổng thể quốc gia tập trung vào phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng trên phạm vi cả nước.

Quy hoạch tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Xác định các quan điểm lớn về phát triển quốc gia; xác định và định hướng phát triển cho các vùng động lực, cực tăng trưởng; hình thành các trục và hành lang kinh tế; hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng.

Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế?

Nước ta có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và được chia thành 6 vùng kinh tế xã hội như sau: Vùng 1. Trung du và miền núi phía Bắc gốm 14 tỉnh (số trước tên tỉnh là mã số của tỉnh đó theo Danh mục các đơn vị hành chính): 02.

Nước ta hiện nay có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?

Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 4 vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm: (1) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. (2) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Trên lãnh thổ nước ta có những vùng kinh tế nào có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?

Hiện nay, chúng ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là vùng KTTĐ Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành phố), Trung Bộ (5 tỉnh, thành phố), Nam Bộ (8 tỉnh, thành phố) và vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long (4 tỉnh, thành phố).

Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là gì?

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.