Ở sinh vật nhân thực cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin được thực hiện ở khâu sau dịch mã là

Mỗi một loại kháng sinh sẽ có tác động đến một vị trí đối với thành phần cấu tạo hoặc một khâu trong các phản ứng sinh học của tế bào vi khuẩn. Do đó, có thể nói kháng sinh kìm khuẩn vì nó có thể ngừng trệ sự phát triển cũng như sinh trưởng của tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phối hợp kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Thuốc kháng sinh sau khi đi vào tế bào vi khuẩn thì sẽ được đưa tới đích tác động đến bốn thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào để kìm hãm sự phát triển cũng như tiêu diệt vi khuẩn với cơ chế như sau:

  • Thuốc kháng sinh ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: Cụ thể những kháng sinh thuộc nhóm vancomycin, beta-lactam và fosfomycin sẽ ngăn cản lớp peptidoglycan tổng hợp, từ đó vách sẽ không được hình thành. Do đó những tế bào con sinh sôi không có vách sẽ không thể sinh sản và bị tiêu diệt hoặc li giải nên cơ chế tác dụng kháng sinh của nhóm này là tiêu diệt vi khuẩn có tế bào đang phát triển.
  • Thuốc kháng sinh gây rối loạn chức năng màng bào tương: Màng bào tương có chức năng quan trọng chính là thẩm thấu chọn lọc. Nếu chức năng màng bào bị rối loạn các thành phần [ion] bên trong tế bào thì sẽ khiến cho vi khuẩn chết.
  • Cơ chế tác dụng của kháng sinh là gây ức chế sinh tổng hợp protein: Quá trình sinh tổng hợp protein gồm ribosom và các ARN vận chuyển và ARN thông tin. Sự tác động là ribosom 70S của vi khuẩn hoặc tại tiểu phần 50S. Từ đó, khiến cho các phân tử protein không được tổng hợp và hình thành.
  • Cơ chế tác dụng của kháng sinh là ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: Sự ức chế tổng hợp này gồm 3 cấp độ, đó là ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con, ngăn cản sinh tổng hợp ARN và ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào.

Thuốc kháng sinh ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn

Có thể hiểu rằng, mỗi một loại kháng sinh sẽ có tác động đến một vị trí đối với thành phần cấu tạo hoặc một khâu trong các phản ứng sinh học của tế bào vi khuẩn. Do đó, có thể nói kháng sinh kìm khuẩn vì nó có thể ngừng trệ sự phát triển cũng như sinh trưởng của tế bào vi khuẩn.

Trong trường hợp vi khuẩn không bị ly giải hoặc không thể tiêu diệt được sau khi sử dụng kháng sinh thì vi khuẩn sẽ hồi phục trở lại và chỉ một tế bào vi khuẩn sống sót thì sự sinh sản sau vài giờ của nó sẽ không thể đếm được. Điều nguy hiểm hơn là tế bào vi khuẩn sống sót đó kháng lại kháng sinh.

Kháng kháng sinh rất nguy hiểm, bởi có thể khiến cho vi khuẩn kháng lại hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh, từ đó làm thay đổi hoặc giảm phần nào hiệu quả của thuốc khiến tình trạng bệnh nặng hơn, tái đi tái lại thường xuyên, thời gian phục hồi lâu, phương pháp và chi phí điều trị cao.

Sự phối hợp kháng sinh là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, do vậy trong các trường hợp thật sự cần thiết thì bắt buộc phải phối hợp kháng sinh. Sự phối hợp đó có mục đích cụ thể như sau:

  • Phối hợp kháng sinh để giảm khả năng xuất hiện chủng vi khuẩn đề kháng: Do những đề kháng của đột biến thì việc phải phối hợp kháng sinh sẽ là yếu tố quan trọng trong việc giảm xác suất xuất hiện một đột biến kép. Thông thường, việc phối hợp kháng sinh chủ yếu là trong điều trị lao, phong hoặc ở một số người phải điều trị bệnh kéo dài.
  • Phối hợp kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra: Một số bệnh thường do nhiều loại vi khuẩn gây ra, mỗi kháng sinh sẽ có cơ chế tác dụng tiêu diệt một loại vi khuẩn. Vì vậy việc phối hợp sẽ giúp kháng sinh kìm khuẩn có hiệu quả hơn.

Kết quả của sự phối hợp kháng sinh sẽ có ít hoặc nhiều các tác dụng không mong muốn. Kháng sinh thường gây ra tác dụng phụ [nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào thuốc, cơ chế người bệnh], do đó, một số trường hợp khi phối hợp kháng sinh thì tác dụng phụ này cũng sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, việc phối hợp kháng sinh sẽ không hạ được liều lượng từng thuốc xuống vì vi khuẩn có thể sẽ kháng kháng sinh, rất nguy hiểm cho người bệnh nếu không có thuốc mới phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, sự phối hợp kháng sinh này có thể sẽ cho kết quả tác dụng cộng, tác dụng hiệp đồng. tác dụng đối kháng hoặc sẽ không thay đổi so với một thuốc kháng sinh đơn lẻ. Cụ thể:

  • Tác dụng đối kháng: Điều này có nghĩa là việc phối hợp các kháng sinh có cùng một đích thì sẽ dẫn đến đối kháng, bởi nguyên lý là chúng đẩy nhau ra khỏi đích. Ví dụ như, nếu phối hợp kháng sinh tetracyclin cùng với kháng sinh penicilin thì có thể sẽ dẫn đến tác dụng đối kháng, bởi kháng sinh penicilin có tác dụng hiệu quả đến các tế bào đang nhân lên, còn kháng sinh tetracyclin lại ức chế sự phát triển của các tế bào này, từ đó dẫn đến tác dụng đối kháng.
  • Tác dụng hiệp đồng: Điều này có thể hiểu là sự phối hợp thuốc kháng sinh có thể sẽ tăng hiệu quả gấp đôi. Ví dụ, khi phối hợp kháng sinh Trimethoprim và sulfamethoxazol thì sẽ dẫn đến ức chế 2 chặng khác nhau trên cùng một con đường tổng hợp coenzym - acid folic cần thiết cho vi khuẩn sinh sôi nên 2 loại thuốc kháng sinh này sẽ có tác dụng hiệp đồng, từ đó được phối hợp thành một sản phẩm [Co-trimoxazol]. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa một aminoglycosid với một beta-lactam thì sẽ cho kết quả hiệp đồng, nguyên nhân là do beta-lactam có cơ chế tác dụng làm mất vách, từ đó tạo điều kiện cho aminoglycosid dễ dàng xâm nhập vào tế bào để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh..

Sự phối hợp kháng sinh là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị

Việc phải phối hợp kháng sinh là cần thiết trong các trường hợp cần thiết như điều trị phong, viêm màng trong tim, lao hoặc điều trị Brucellosis. Một số trường hợp bệnh nặng nhưng không có chẩn đoán vi sinh, không chờ được kết quả xét nghiệm bệnh, người có sức đề kháng bắt đầu suy giảm hoặc người bệnh nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau thì cần phải phối hợp kháng sinh. Tuy nhiên, khi phối hợp kháng sinh, cần lưu ý một số điều cơ bản như sau:

  • Cần dùng đúng liều lượng khi phải phối hợp kháng sinh để điều trị bệnh;
  • Tốt nhất nên lựa chọn các loại kháng sinh có tính chất dược động học tương tự nhau hoặc có tác dụng hiệp đồng;
  • Khi có kết quả nhiễm vi khuẩn kỵ khí thì sử dụng kháng sinh metronidazol phối hợp để chữa viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn tại ổ bụng;
  • Trường hợp nghi nhiễm vi khuẩn kỵ khí ở vùng đầu và đường hô hấp thì dùng cùng clindamycin. Vì loại kháng sinh này có tác dụng hiệu quả cao đối với vi khuẩn kị khí và vi khuẩn Gram-dương.

Tóm lại, đa số khi phải phối hợp kháng sinh thì kết quả điều trị thường sẽ không khác biệt so với việc sử dụng một loại kháng sinh, trong khi đó các tác dụng phụ thuốc kháng sinh đem lại do sự phối hợp này sẽ thường gặp hơn và mức độ nặng hơn. Do đó, khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh phối hợp thì cần phải thận trọng và giám sát người bệnh thật tốt.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Nội dung bài giảng Quá trình tổng hợp protein [dịch mã, giải mã] sẽ giúp các em học sinh: 

  • Nắm được cơ chế phiên mã và dịch mã.
  • Giải thích được vì sao thông tin di truyền giữ ở trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp protein ở ngoài nhân.
  • Có quan niệm đúng đắn về tính vật chất của hiện tượng di truyền.

Chào tất cả các em! Hôm trước thầy đã hướng dẫn các em một số bài học liên quan tới Cơ chế di truyền, ví dụ: quá trình tự sao mã ADN, quá trình sao mã và tổng hợp ARN. Buổi hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn chúng ta một cơ chế di truyền tiếp theo, đó là Quá trình tổng hợp Prôtêin. 

Quá trình tổng hợp Prôtêin trong một số tài liệu người ta gọi là quá trình Giải mã hay là quá trình Dịch mã. Vậy thì ngay sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem quá trình tổng hợp Prôtêin diễn ra như thế nào? diễn ra ở đâu? có ý nghĩa gì? trong quá trình Di truyền cấp phân tử.

1. Khái niệm:

Quá trình tổng hợp Prôtêin là quá trình truyền thông tin di truyền từ mARN sang trình tự sắp xếp của các aa trong chuỗi polipeptid [Prôtêin].

2. Nơi xảy ra:

Tế bào chất [Lưới nội chất hạt]

3. Thành phần tham gia:

+ mARN [codon]

+ tARN 

+ Hệ enzim


+ ATP:

4. Tổng hợp Prôtêin:

+ Giai đoạn 1: Hoạt hóa aa:

\[aa + tARN \xrightarrow[ \ ATP] { \ Enzim \ }\underbrace{aa-tARN}\]
                                             phức hợp

+ Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi polypeptid


+ Bước 1: Mở đầu

. Tiểu phần bé của Riboxom tiếp xúc với mARN tại vị trí đặc hiệu [chứa bộ ba mở đầu - AUG]

. Phức hợp: aamđ - tARN khớp với bộ ba mã mở đầu trên mARN

. Tiểu phần lớn của riboxom sẽ hợp với tiểu phần bé → Riboxom hoàn chỉnh.

+ Bước 2: Kéo dài chuỗi polypeptid

. Phức hợp: aa1 - tARN đến riboxom khớp với bộ ba tiếp theo trên mARN

. Hình thành liên kết peptid giữa aamđ và aa1

. Riboxom tiếp tục dịch chuyển 1 bước [=1 bộ ba] → các phức họp aa tARN tiếp xúc lần lượt với các bộ ba tiếp theo trên mARN

+ Bước 3: Kết thúc 

Riboxom dịch chuyển trên mARN đến khi gặp 1 trong 3 bộ ba UAA hoặc UAG hoặc UGA ⇒ quá trình dịch mã dừng lại

. 2 tiểu phần riboxom tách nhau ra. Chuỗi polypeptid được giải phóng → để hình thành protein → Chuỗi polypeptit cắt bỏ aamđ

+ Lưu ý:

Quá trình tổng hợp protein có nhiều riboxom cùng trượt trên mARN

⇒ poly riboxom ⇒ tăng hiệu suất tổng hợp protein

mARN làm khuôn tổng hợp protein sau một số lần sẽ tự hủy.

+ Mối quan hệ ADN - ARN - Prôtêin

 ADN - mARN - Prôtêin - tính trạng
                      [aa]

Video liên quan

Chủ Đề