Ông lão trước khi nhắm mắt muốn con trai mình trở thành người như thế nào

Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ?

Trước khi nhắm mắt, ông lão muốn con trai kiếm nổi bát cơm. Ông muốn con trai siêng năng, chăm chỉ làm việc, có thể nuôi sống được mình, không phải nhờ vả vào người khác.

Tuyển tập Đọc hiểu bài Hũ bạc của người cha hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu bài Hũ bạc của người cha chi tiết nhất.

Đọc hiểu bài Hũ bạc của người cha - Đề số 1

Đọc thầm bài: "Hũ bạc của người cha" và làm bài tập sau:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.

Một hôm, ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

- Đây không phải tiền con làm ra.

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:

- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM

Em hãy khoanh tròn vào ý đặt trước câu trả lời đúng nhất câu 1, 2, 3 và 5, 6, 7:

Câu 1:Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì? [0,5 điểm]

A. Ông lão buồn vì gia đình nghèo túng thiếu.

B. Ông lão buồn vì anh con trai lười biếng.

C. Ông lão buồn vì bà mẹ sợ con vất vả.

Câu 2:Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào? [0,5 điểm]

A. Ông lão muốn con trai mình trở thành người giàu có.

B. Ông lão muốn con trai mình phải cực khổ, vất vả.

C. Ông lão muốn con trai mình trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.

Câu 3:Người cha trong bài là người dân tộc nào? [0,5 điểm]

A. Kinh

B. Chăm

C. Tày

Câu 4:Tìm trong truyện và ghi lại câu nói lên ý nghĩa của truyện [0,5 điểm]
..............................................................................................................................

Câu 5:[0,5 điểm]: Trong các câu dưới đây, câu nào được viết theo mẫuAi làm gì?

A. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra.

B. Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra.

C. Ông rất buồn vì cậu con trai lười.

Câu 6:[0,5 điểm]: Từ buồn trong câu:"Ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng."là từ:

A. Chỉ đặc điểm

B. So sánh

C. Chỉ trạng thái

Câu 7:[0,5 điểm] Câu:"Ông đào hũ bạc lên."Là câu được viết theo mẫu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

Câu 8:[0,5 điểm] Tìm và ghi lại từ chỉ hoạt động trong câu sau: "Người con lại ra đi."

Lời giải

Câu 1: B [0,5đ]

Câu 2: C [0,5đ]

Câu 3: B [0,5đ]

Câu 4: Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền hoặc hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. [0,5đ]

Câu 5: A [0,5đ]

Câu 6: C [0,5đ]

Câu 7: A [0,5đ]

Câu 8: đi [0,5đ]

Đọc hiểu bài Hũ bạc của người cha - Đề số 2

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.

Một hôm, ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

- Đây không phải tiền con làm ra.

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:

- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM

Câu 1.Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?

Câu 2. Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?

Câu 3.Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?

Câu 4.Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con làm gì? Vì sao?

Câu 5.Tìm những câu nói ý nghĩa của truyện này.

Lời giải

Câu 1

Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác.

Câu 2

Ông lão vứt tiền xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó không phải do anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta chẳng tiếc.

Câu 3

Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã thực sự lao động vất vả: anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn dành lại một bát để bán lấy tiền. Sau ba tháng như vậy, khi đã có một ít tiền, anh mới trở về nhà.

Câu 4

Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, cứ thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên anh ta rất quý chúng, rất tiếc nếu chúng bị lửa hủy hoại.

Câu 5

Hai câu cuối nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện này :

– Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Hội vật

1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ. 

2. Ngay nhịp trống đầu, đầu Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ… Keo vật xem chừng chán ngắt.  

3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt , mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã. 

4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa. 

5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. 

- Tứ xứ : bốn phương, khắp nơi. 

- Sới vật : khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật 

- Khôn lường : không thể đoán định trước 

- Keo vật : một hiệp đấu vật 

- Khố : mảnh vải dài, hẹp, quấn che phần dưới thân người.

Hội vật thu hút khán giả ở nơi nào đến xem ?

B. Khán giả những vùng lân cận

Soạn bài Tập đọc lớp 3: Hũ bạc của người cha là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 121 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu Tiếng Việt 3.

Soạn bài Hũ bạc của người cha trang 121 tập 1

  • Tập đọc Hũ bạc của người cha
  • Nội dung bài Tập đọc Hũ bạc của người cha
  • Trả lời câu hỏi bài Hũ bạc của người cha
    • Câu 1 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
    • Câu 2 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
    • Câu 3 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
    • Câu 4 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
    • Câu 5 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
  • Trắc nghiệm Tập đọc Hũ bạc của người cha

Tập đọc Hũ bạc của người cha

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

– Đây không phải tiền con làm ra.

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo:

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.

TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM

Giải nghĩa từ khó:

  • Người Chăm: một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ.
  • Hũ: đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật.
  • Dúi: đưa cho nhưng không muốn để người khác biết.
  • Thản nhiên: làm như không có việc gì xảy ra.
  • Dành dụm: góp từng tí một để dành.

Nội dung bài Tập đọc Hũ bạc của người cha

Câu chuyện khuyên chúng ta: chính đôi bàn tay và sức lao động của con người mới là nguồn tạo nên của cải mà không bao giờ cạn.

Trả lời câu hỏi bài Hũ bạc của người cha

Câu 1 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện, chú ý lời ông lão nói với con.

Trả lời:

Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác và biết quý trọng đồng tiền.

Câu 2 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện và giải thích hành động của ông lão.

Trả lời:

Ông lão vứt tiền xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó không phải do anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta chẳng tiếc.

Câu 3 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Người con đã làm lụng vất vả để tiết kiệm như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời:

Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã lao động rất vất vả: anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn để dành lại một bát. Sau ba tháng như vậy, anh dành dụm được 90 bát gạo, bán lấy tiền rồi mới trở về nhà.

Câu 4 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời:

Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên rất quý chúng.

Câu 5 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 5, lời của ông lão.

Trả lời:

Những câu trong truyện nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện này là:

- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

Trắc nghiệm Tập đọc Hũ bạc của người cha

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Hũ bạc của người cha trực tuyến.

1. Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào?

a. Dân tộc Chăm.

b. Dân tộc Tày.

c. Dân tộc Nùng.

2. Khi về già, người cha về già đã để dành được vật gì?

a. Một hũ bạc.

b. Một hũ vàng.

c. Một số tiền lớn.

3. Người cha trong câu chuyện có điều gì buồn phiền?

a. Vì ông chưa biết nên tiêu số bạc đó như thế nào cho đúng.

b. Vì người con trai của ông rất lười biếng.

c. Vì số bạc ông dành dụm được quá ít ỏi.

4. Người cha đề nghị đứa con trai lười biếng phải làm gì?

a. Phải kiếm được nhiều tiền.

b. Muốn con kiếm về nhà thật nhiều lúa gạo.

c. Muốn con tự đi làm và mang tiền về nhà.

5. Lần đầu tiên ra khỏi nhà kiếm tiền, người con đã làm gì?

a. Kiếm được một số tiền lớn.

b. Mang về những đồng ít ỏi.

c. Tiêu gần hết số tiền mà người mẹ đưa cho rồi mang số còn lại về cho cha.

6. Người cha đã làm gì với những đồng tiền mà người con trai mang về nhà lần đầu tiên?

a. Vứt vào bếp lửa.

b. Vứt xuống ao.

c. Ông cầm lấy và nghẹn ngào, xúc động.

7. Lần thứ hai ra đi, anh con trai đã làm gì để kiếm tiền?

a. Anh đi cắt lúa thuê.

b. Anh đi xay thóc thuê.

c. Anh đi gánh thóc thuê

8. Chi tiết nào nói về sự vất vả và tính tiết kiệm của anh con trai?

a. Người con ra đi với số tiền ăn đường mẹ cho.

b. Người con vào làng xay thóc thuê khi hết tiền ăn.

c. Được trả công hai bát, người con ăn một bát, để dành một bát. Trong ba tháng dành dụm được 90 bát gạo.

9. Người cha đã làm gì với những đồng tiền con trai mang về lần thứ hai?

a. Trân trọng và nâng niu.

b. Cười chảy nước mắt.

c. Ném vào bếp lửa.

10. Vì sao người con trai lại thọc tay vào lửa để lấy tiền ra?

a. Vì anh thấy phí tiền.

b. Vì anh tiếc mồ hôi công sức của mình.

c. Vì anh là người quý đồng tiền

11. Theo con, hành động người cha ném đồng tiền xuống ao và ném vào lửa để làm gì?

a. Để bõ tức anh con trai lười biếng.

b. Để cho anh con trai hết tiền phải đi làm.

c. Để kiểm tra xem đó có đúng là tiền con ông kiếm ra không.

12. Người cha đã khuyên con như thế nào?

a. Phải trở thành người ngay thẳng, thật thà.

b. Phải biết kiếm được thật nhiều tiền.

c. Phải chăm chỉ, siêng năng. Tiền do đôi bàn tay mình làm ra thì không bao giờ hết.

13. Con hãy chỉ ra dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ “dành dụm”?

a. Như không có việc gì xảy ra.

b. Góp từng tí một để dành.

c. Làm việc chăm chỉ, cố gắng

Trên đây là phần soạn bài Hũ bạc của người cha trang 121 tập 1 hướng dẫn đọc hiểu trả lời các câu hỏi Tiếng Việt 3, củng cố bài tập đọc lớp 3 Tuần 15 trang 121 đầy đủ chi tiết. Khi soạn bài Hũ bạc của người cha, phần Tập đọc trang 121 SGK Tiếng Việt 3, tập 1, các em sẽ hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của truyện cổ này: Chính sức lao động của con người mới là thứ đáng quý nhất để tạo ra các loại vật chất vô tận. Hãy cùng Trả lời câu hỏi bài Hũ bạc của người cha cho chính xác nhé.

Xem thêm:

  • Tập đọc lớp 3: Nhà bố ở
  • Tập đọc lớp 3: Nhà rông ở Tây Nguyên
  • Soạn bài Tập đọc lớp 3: Đôi bạn
  • Tập đọc lớp 3: Về quê ngoại

Ngoài bài Soạn bài lớp 3: Hũ bạc của người cha, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Video liên quan

Chủ Đề