Tại sao kỹ năng lắng nghe là yếu tố quyết định sự thành công của nhà quản trị

Nhiệm vụ của nhà quản trị nhân sự là gắn kết được nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với nhà quản lý và nhân viên với nhân viên. Muốn làm được điều đó giữa nhà quản lý và nhân viên cần có sự đồng cảm, sự tin tưởng và sự gắn bó. Chìa khóa giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ của mình chính là nghệ thuật lắng nghe.

1. Tại sao nhà quản trị nhân sự nên lắng nghe?
 

Có rất nhiều cuốn sách dạy về quản trị nhân sự sẽ cho bạn biết nghệ thuật lắng nghe nhân viên quan trọng như thế nào và dưới đây là một số những lý do tại sao lắng nghe nhân viên lại mang lại những ý nghĩa kinh doanh tốt hơn.

Thứ nhất, lắng nghe nhân viên để hiểu được bản thân họ đang gặp phải những vấn đề gì để bạn có thể tìm ra cách giải quyết kịp thời cho họ. Nếu như nhân viên của bạn đang phải đối mặt với căng thẳng hay gặp những khó khăn trong lĩnh vực nào đó hãy chủ động tìm cho họ các giải pháp tích cực đưa họ ra khỏi “vũng lầy”.

Thứ hai, lắng nghe nhân viên giúp nhà quản trị nhân sự không bỏ lỡ những sáng kiến hay ý tưởng sáng tạo nào của nhân viên. Khi nhân viên được lắng nghe, họ sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị. Từ đó kích thích nhân viên nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn, đóng góp cho công ty nhiều hơn.

Thứ ba, việc lắng nghe và phản hồi lại những ý kiến của nhân viên khiến chính bản thân người quản trị và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Khi đặt mình vào vị trí của nhân viên, bạn sẽ hiểu được suy nghĩ và mong muốn của họ.

Hãy luôn nhớ rằng, nguồn đầu tư mang lợi nhuận nhiều nhất của doanh nghiệp đến từ nguồn nhân lực – chính là con người. Không có cỗ máy nào có thể hoạt động và làm việc tốt thay thế bộ óc con người. Do vậy, nên lắng nghe để hiểu nhân viên, giải quyết những vướng mắc họ đang gặp phải và đáp ứng những nhu cầu thích đáng mà họ mong muốn.

2. Nhà quản trị nhân sự tài ba phải biết lắng nghe nhân viên
 

Trong bất cứ mô hình kinh doanh nào, nhân viên cũng có những ý kiến của riêng mình, ý kiến đó có thể là hài lòng hoặc không hài lòng về một vấn đề của công ty. Nhà quản lý cần phải chọn lọc những góp ý mang tính xây dựng và loại bỏ những góp ý mang tính tiêu cực của nhân viên để có những giải pháp cải thiện công ty tốt hơn.

Nhân viên muốn lắng nghe, bạn hãy cứ lắng nghe họ còn quyết định giải quyết ra sao vẫn phụ thuộc vào bạn. Việc lắng nghe như cách bạn chăm lo nhân viên để họ cảm thấy mình được đồng cảm. được sẻ chia. Đó cũng là một trong những cách giúp nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty – bản thân họ được quyền nói và lời nói của họ được tiếp thu và lắng nghe.

Tất cả chúng ta đều biết tỷ lệ giữ chân nhân tài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy, nhà quản trị nhân sự có thể làm gì để trở nên tốt hơn trong việc lắng nghe?

3. Khi nào nhà quản trị nhân sự cần lên tiếng?
 

Lắng nghe thôi chưa đủ, mục tiêu cuối cùng của việc lắng nghe nhân viên chính là đưa ra họ những cách giải quyết phù hợp. Sẽ chẳng có kết quả nào hay sự thành đổi nào nếu bạn lắng nghe xong rồi bỏ đấy. Một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách lựa chọn vấn đề giải quyết và giải quyết triệt để, hiệu quả.

Thông qua việc lắng nghe, bạn cũng có thể cải thiện phúc lợi nhân viên tốt hơn khi đã hiểu được những hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả các ý kiến và các đòi hỏi của nhân viên bạn đều có thể đáp ứng và thực hiện. Nếu như vậy, nhân viên là người quản lý bạn chứ không phải bạn là người quản lý họ. Những ý kiến tích cực mang tính xây dựng và đảm bảo lợi ích của công ty nên được tiếp thu còn những ý kiến mang tính cá nhân vì lợi ích cá nhân thì bạn nên ngồi lại nói chuyện trực tiếp với nhân viên đó.

Để trở thành một nhà quản trị nhân sự thành công trước hết bạn phải bạn biết chọn lọc thông tin trước khi đưa ra những kế hoạch nhằm giải quyết chúng. Nhà quản lý đóng vai trò như một bác sĩ tâm lý đưa ra cho khách hàng những lời khuyên tốt nhất mà vẫn đảm bảo được lợi ích của chính mình.

Bạn luôn nghĩ rằng bạn là người biết lắng nghe, thế nhưng đó chỉ dừng lại là nghe thông thường. Kỹ năng lắng nghe không đơn thuần là nghe mà nó còn là sự thấu hiểu và học hỏi. Vậy thật sự kỹ năng lắng nghe là gì? Lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào? Cùng CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Còn lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.

Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo. Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng vào môi trường làm việc mà còn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Và kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một doanh nghiệp, công ty đòi hỏi ở nhân viên của họ.

Lắng nghe là quá trình chủ động, mong muốn thấu hiểu và
chia sẻ với người khác [Ảnh: Internet]

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Trong công việc

Dù là ngành nghề nào từ luật sư, tư vấn, bán hàng, nhân viên văn phòng… thì kỹ năng lắng nghe luôn luôn quan trọng. Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm; thấu hiểu tích cách, thói quen, sở thích, tâm tư tình cảm của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác mà còn giúp ta đưa ra được những ý tưởng để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp họ thấu hiểu nhân viên của mình, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả làm việc.

Trong cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe giúp chúng ta xây dựng và phát triền mối quan hệ. Vì trong giao tiếp, ai cũng muốn được người khác lắng nghe, muốn có nơi để trút nỗi phiền muộn. Do đó, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ, ủng hộ đúng cách, thì cuộc giao tiếp sẽ thành công hơn. Từ đó, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên gắn bó và tin tưởng hơn.

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Tập trung lắng nghe

Tập trung lắng nghe những gì người khác nói chính là tôn trọng họ. Trong quá trình giao tiếp, sự lơ đễnh, thiếu tập trung vào câu chuyện sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe ngẫu nhiên nhưng không tập trung, không hiểu người đối diện nói những gì nghĩa là bạn chưa đặt mình vào câu chuyện. Sự tập trung của bạn còn thể hiện qua cảm xúc, ánh mắt, thái độ, cử chỉ khi trò chuyện.

Khuyến khích người nói

Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình để bày tỏ quan điểm của mình với những gì họ nói như: Cười, gật đầu, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng… Hoặc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể là lắc lư, bắt tay, đặt tay lên vai, xích lại gần hơn…

Bên cạnh đó, bạn có thể biểu đạt bằng những câu như: “Thế à!”, “Ồ, tôi hiểu rồi!”, “Tiếp đến thế nào?”… Những biểu hiện của bạn sẽ là nguồn an ủi, khuyến khích người nói, tạo động lực cho cuộc rèo chuyện, giúp họ sẵn lòng chia sẻ và khiến mối quan hệ gắn bó hơn.

Kỹ năng lắng nghe giúp ta thấu hiểu và yêu mến
những người xung quanh hơn [Ảnh: Internet]

Phản hồi người nói

Cứ mãi lắng nghe vẫn chưa đủ, bạn không thể chỉ lắng nghe trong suốt một câu chuyện dài mà bạn cần bày tỏ sự quan tâm bằng cách trả lời những câu nói của người đối diện. Hoặc bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung đang nói để gợi mở câu chuyện, giúp cho họ chia sẻ nhiều hơn. Sự phản hồi của người nghe sẽ giúp cho cuộc trò chuyện thêm phần sinh động.

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng rằng bạn sẽ hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe là gì, tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong đời sống và cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe thành thạo. Hãy cố gắng rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng này ngay từ bây giờ bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề