Phải ngưng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi khoảng

Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi rất phổ biến. Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách thiếu hiểu biết, sai nguyên tắc và phối trộn kháng sinh trong điểu trị hay sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh đã lảm xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc và dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, đặc biệt là việc tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm thịt.

1. Nguyên nhân gây hiện tượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh đó là do việc sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh cũng như chữa bệnh cho vật nuôi.

Người chăn nuôi hay có thói quen bổ sung kháng sinh vào trong thức ăn và nước uống hàng ngày; dùng các chất kích thích tăng trưởng [chất tạo nạc] để làm tăng trọng lượng vật nuôi khiến chúng  nhanh lớn hơn, thịt đỏ hơn và tươi ngon hơn, đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

Hầu hết  người chăn nuôi khi sử dụng kháng sinh đều không nắm rõ các thành phần và tác dụng của thuốc. Việc lựa chọn thuốc kháng sinh để sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc tư vấn của các cửa hàng thuốc thú y, thậm chí còn tăng liều sử dụng cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo và mức cho phép. Chính điều này đã làm gia tăng hiện tượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm.

Nguyên nhân thứ hai ít phổ biến hơn, nhưng cũng thường gặp, đó là kháng sinh bị nhiễm lẫn vào thức ăn do tiếp xúc với môi trường có chưa kháng sinh. Hiện tượng này thường gặp ở các trang trại chăn nuôi có lưu trữ thuốc ở trong kho chứa thức ăn.

Nguyên nhân thứ ba là do trước khi giết mổ, vật nuôi bị tiêm kháng sinh vào để kéo dài thời gian, tránh thịt hỏng và tránh hao hụt, giảm khối lượng khi vận chuyển.

2. Tác hại khi sử dụng thực phẩm có tồn dư kháng sinh

Kháng sinh rất bền với nhiệt nên dù qua quá trình chế biến cũng không thể loại bỏ

Tồn dư kháng sinh trong thịt ảnh hưởng trực tiếp trong khâu tiêu thụ sản phẩm khi ra ngoài thị trường

  • Kháng sinh rất bền với nhiệt nên dù qua quá trình chế biến cũng không thể loại bỏ
  • Người tiêu dùng khi sử dụng những thực phẩm có tồn dư kháng sinh sẽ gây hiện tượng dị ứng, mẩn ngứa, tiêu chảy và nặng hơn có thể gây tử vong.
  • Đặc biệt một số loại vừa là kháng sinh vừa là hormone như Dexametanon có thể gây hiện tượng giảm mật độ tinh trùng, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản sau này. Một loại kháng sinh là Nitrofurans cũng có thể gây suy các nội tạng như gan, thận hoặc thậm chí gây ung thư.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, tình trạng tồn dư kháng sinh do lạm dụng trong quá trình chăn nuôi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân con vật nuôi.

  • Lạm dụng kháng sinh khiến khả năng đáp ứng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi giảm, dẫn đến vật nuôi gầy yếu, dễ chết hàng loạt, không sống được khi không có kháng sinh.
  • Tạo ra các thể vi sinh vật kháng thuốc, dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh, thậm chí có thể lây truyền sang người
  • Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh quá nhiều còn dẫn tới việc vi phạm các điều luật trong luật chăn nuôi, gây ảnh hưởng đến các phúc lợi động vật khác.

3. Cách nhận biết thịt nhiễm kháng sinh

Trên thực tế, chúng ta không thể nhận biết thịt tồn dư kháng sinh bằng mắt thường. Trong quá trình sử dụng thực phẩm [thịt] cần lưu ý:

  • Khi mua thịt về để chế biến, nấu thấy hiện tượng có mùi lạ, mùi kháng sinh hoặc nước vẩn đục thì không nên ăn. Nếu thấy thịt nhạt màu, nước ướt hoặc đọng thành giọt thì là thịt không an toàn và rất có thể thịt đó có tồn dư kháng sinh.
  • Khi nấu nếu thấy thịt ra nhiều nước, miếng thịt co lại và không săn thì đây chính là thịt của động vật sử dụng nhiều chất tăng trọng.
  • Thịt tươi màu hổng, đỏ tự nhiên, có độ đàn hồi tốt [ lấy ngón tay ấn vào thịt khi buông ra không để lại dấu tay], không có nước, không có mùi lạ là thịt ngon. Thịt ngon khi nấu có mùi thơm đặc trưng, ngon, ngọt là thịt chất lượng.

4. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh đúng cách để tránh việc tồn dư kháng sinh

Tuyệt đối không được dùng kháng sinh đã hết hạn sử dụng hoặc cấm sử dụng trong chăn nuôi

Chỉ sử dụng kháng sinh khi đàn vật nuôi thật sự bị bệnh truyền nhiễm hay đã hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Mỗi nhóm kháng sinh chỉ có những đích tác dụng nhất định trên từng loại bệnh cụ thể. Do đó điều trị phải chọn đúng loại kháng sinh, nếu chọn không đúng kháng sinh, không đúng loại mầm bệnh thì thuốc không có hiệu quả và sẽ gây hiện tượng tồn dư kháng sinh.

Dùng kháng sinh phải đủ liều, đủ liệu trình và đúng đường đưa thuốc cũng như khoảng cách giữa các lần đưa thuốc. Tuỳ theo loại vật nuôi, tình trạng bệnh mà thời gian dùng kháng sinh dài hay ngắn khác nhau thường là không dưới 5 ngày.

Trong thời gian điều trị cần sử dụng kết hợp kháng sinh với thuốc điều trị triệu chứng và vitamin để tăng cường công năng của gan, thận dồng thời cũng có chế độ chăm sóc, khai thác và hộ lí tốt khi vật nuôi bị bệnh.

Cuối cùng, ngưng sử dụng thuốc trước khi giết mổ vật nuôi theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh gây hiện tượng tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi.

Ngành chăn nuôi nước ta đang dần chuyển sang phương thức chăn nuôi công nghiệp. Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi công nghiệp này là thuốc thú y được ứng dụng và sử dụng rất rộng rãi gây nên hiện tượng kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh trong các loại thực phẩm vì vậy cần sử dụng kháng sinh một cách hợp lí để tạo ra được các sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc động vật sạch và an toàn cho người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay

Thiên Nguyên

Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: 

Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

18/06/2021 1,653

C. 7 – 10 ngày

Đáp án chính xác

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

KĨ THUẬT GIẢI BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY HIDROCACBON - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

Hóa học

UNIT 9 - LANGUAGE - NGỮ PHÁP - CÂU HỎI ĐUÔI - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh [mới]

TƯƠNG GIAO GIỮA PARABOL VÀ ĐƯỜNG THẲNG - 2k7 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

H.A.C.K KHOẢNG CÁCH TỪ ĐIỂM ĐẾN MẶT PHẲNG - 2k5 livestream TOÁN THẦY CHINH

Toán

BÀI TẬP TRỌNG TÂM CHƯƠNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - 2k5 Lý thầy Sĩ

Toán

KHOẢNG CÁCH TỪ ĐIỂM ĐẾN MẶT PHẲNG - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

ÔN TẬP HIDROCACBON - BÀI TẬP CHỌN LỌC - 2k5 - Livestream HÓA thầy DŨNG

Hóa học

Xem thêm ...

Video liên quan

Chủ Đề