Phẩm chất của người mẹ trong văn bản Tôi đi học

Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những kỉ niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên. Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnhlà tài liệu học tập lớp 8 hay giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng viết bài. Mời các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Tôi đi học

  • 1. Dàn ý Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Tôi đi học
  • 2. Bài văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Tôi đi học

VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
  • Từ bài văn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, em hãy kể lại chuyện ngày đầu tiên đi học của em
  • Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng trường học
  • Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
  • Soạn bài Tôi đi học

1. Dàn ý Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Tôi đi học

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Liên hệ tới nhân vật người mẹ trong truyện.

II. Thân bài

a. Mẹ với những cử chỉ yêu thương

- Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

- Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

- Bàn tay mẹ chính là biểu tượng cho tình thương, cho sự săn sóc, động viên, khích lệ.

=> Mẹ luôn đi sát bên con trai, lúc thì cầm tay, lúc thì đẩy con lên phía trước, lúc lại nhẹ nhàng xoa mái tóc của con…

b. Vai trò của mẹ nói riêng và của những người lớn đối với con em

- Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

⇒ Hình ảnh người mẹ đã góp phần làm cho câu chuyện nên thơ và giàu cảm xúc hơn.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

2. Bài văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Tôi đi học

Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị và giàu giá trị nhân văn. Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhảnh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng được".

Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con “nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang xếp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

Ai đó đã từng ví “Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ là nải chuối buồng cau… Mẹ là vốn liếng yêu thương của cuộc đời” và trong những ngày trọng đại của đời người, có lẽ chúng ta đều bồi hồi xúc động khi nhắc tới tượng đài sừng sững của yêu thương này. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.

---------------

Ngoài Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 [ngắn nhất] mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn ôn thi tốt

b, Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần. Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng. Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng! Vượt trên xiềng xích, đói rét... của chế độ nhà tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm. Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
- Câu cảm thán: In đậm + gạch chân.

Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.

Em tham khảo bài làm dưới đây nhé:

I. MB:

- Trong kho tàng văn học Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến rất nhiều, đặc biệt là phẩm chất cao đẹp của họ

II. TB:

- Trong tác phẩm "Trong lòng mẹ" và "Tôi đi học" người phụ nữ Việt Nam là một người hết lòng yêu thương con cái

+ Ở tác phẩm "Tôi đi học" mẹ là người dìu dắt con đến trường, chăm lo cho con từng li từng tý một, sợ con cầm sách nặng nên đã cầm hộ con. Không những thế, khi con được thầy hiệu trưởng đọc tên nhưng còn rụt rè chưa dám lên, mẹ là người dộng viên, khuyến khích con tự tin tiến lên phía trước. Lúc con nức nở trong lòng, mẹ cũng là người vỗ về an ủi, không hề trách mắng mà bao dung con, tiếp cho con sức mạnh để con bước vào tương lai

+ Người mẹ của cậu bé Hồng trong tác phẩm "Trong lòng mẹ" cũng là một người phụ nữ yêu con vô bờ. Khi nhìn thấy con chạy đuổi theo mình đã kêu xe dừng lại rồi bế con lên. Mẹ cậu bé Hồng lấy tà áo lau mồ hôi cho cậu. Xoa mặt đứa con yêu dấu sau khoảng thời gian dài xa cách. Người mẹ ấy ôm Hồng vào lòng, áp đùng vào đùi cậu, tỉ mỉ quan sắt chăm sóc Hồng từng li từng tí. Liệu còn thứ tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

- Người phụ nữ Việt Nam còn là một người mạnh mẽ:

+ Chị Dậu trong "Tức nước vỡ bờ" vì quá thương và yêu chồng nên đã liều mạng chống lại tên cai lệ và người nhà Lý trưởng. Người đàn bà lực điền ấy chỉ bằng một cú gạt tay đã xô ngã hai tên nghiện mà không màng đến hậu quả

+ Người mẹ trong tác phẩm "Trong lòng mẹ" cũng là người phụ nữ mạnh mẽ vì dù chịu bao đau đớn tủi cực nhưng cô vẫn trở về nhà, mặc kệ ánh mắt trì chiết của mọi người và bà cô độc ác để  về tham dự ngày giỗ của chồng. Giờ đây người đàn bà ấy đã vượt qua những hủ tục, dám trở về nơi xua đuổi cô để được bên con. 

- Họ còn là những người phụ nữ yêu chồng tha thiết:

+ Chị Dậu vì chồng ốm, chồng đau, chồng bị đánh mà vùng lên đánh lại bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng khiến người đọc phải sửng sốt

+ Mẹ của bé Hồng dù chồng nghiện ngập, bị em chồng ghét bỏ phải đi tha hương nhưng khi giỗ đầu của chồng vẫn không quản ngại đường xá xa xôi về tham dư, lo lắng chu đáo

III. KB:

-Qua ba tác phẩm ta thấy được phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tình yêu thương con tha thiết và sức mạnh phi thường. 

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Liên hệ tới nhân vật người mẹ trong truyện.

II. Thân bài

1. Mẹ với những cử chỉ yêu thương

- Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

- Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

- Bàn tay mẹ chính là biểu tượng cho tình thương, cho sự săn sóc, động viên, khích lệ.

=> Mẹ luôn đi sát bên con trai, lúc thì cầm tay, lúc thì đẩy con lên phía trước, lúc lại nhẹ nhàng xoa mái tóc của con…

2. Vai trò của mẹ nói riêng và của những người lớn đối với con em

- Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

⇒ Hình ảnh người mẹ đã góp phần làm cho câu chuyện nên thơ và giàu cảm xúc hơn.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

Bài mẫu

        Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị và giàu giá trị nhân văn. Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

        Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. 

        Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

        Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhảnh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng dược".

        Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “ dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con “nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang xếp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

        Ai đó đã từng ví “Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ là nải chuối buồng cau… Mẹ là vốn liếng yêu thương của cuộc đời” và trong những ngày trọng đại của đời người, có lẽ chúng ta đều bồi hồi xúc động khi nhắc tới tượng đài sừng sững của yêu thương này. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề