Phân su bao lâu thì hết

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tắc ruột phân su là tình trạng tắc hoàn toàn ruột non do phân su đặc quánh bất thường lấp đầy lòng ruột. Vị trí tắc ở đoạn cuối hồi tràng. Bệnh biểu hiện ngay sau khi sinh. Có kèm theo bệnh nhầy quánh.
  • Tắc ruột phân su xảy ra ở 1/100 trẻ sơ sinh bị bệnh nhầy quánh. Bệnh nhầy quánh chiếm tỷ lệ 1-7/1000 trẻ sơ sinh
  • Bệnh nhầy quánh là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắt thể thường 7p31. Đặc trưng của bệnh là có bất thường trong bài tiết của tất cả các tuyến ngoại tiết [tụy, phổi, ruột, tuyến mồ hôi, gan, tuyến nước bọt, tuyến sinh dục, niêm mạc mũi] nhưng các cơ quan bị thương tổn đầu tiên là tụy và ruột.

II. Giải phẫu bệnh

  • Tắc ruột phân su không có biến chứng: Vị trí tắc thường là ở đoạn cuối ruột non, cách góc hồi manh tràng 10-15cm. Đoạn ruột bị tắc có chiều dài trên dưới 10cm, quai ruột giãn, thành ruột dày, trong lòng chứa đầy phân su đặc quánh, bám chặt vào niêm mạc ruột. Hỗng tràng gần như bình thường. Đường kính của hồi tràng dưới chỗ tắc và đại tràng nhỏ hơn bình thường
  • Tắc ruột do phân su có biến chứng dưới dạng thủng hoặc xoắn. Nếu biến chứng xảy ra trong thời kỳ thai nhi thì gây teo ruột, viêm phúc mạc phân su, nếu bị sau khi đẻ sẽ gây hoại tử ruột do xoắn ruột.

III. CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT PHÂN SU

a. Tắc ruột phân su không có biến chứng

  • Tắc ruột cấp tính ở trẻ sơ sinh thuờng biểu hiện từ ngày 1-3 sau sinh: trẻ nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng, không ỉa phân su, bụng trướng
  • Khám thấy bụng chuớng đều, sờ bụng thấy một quai ruột giãn, chắc ở hố chậu phải. có thể thấy quai ruột nổi, thăm trực tràng chỉ thấy kết thể phân su nhầy trắng nhưng đôi khi cũng có thể thấy một ít phân su đen đặc quánh
  • Tiền sử gia đình đã có người bị bệnh nhầy quánh hoặc đã có anh chị em bị tắc ruột phân su.
  • Chụp Xquang bụng không chuẩn bị:
    • Hình ảnh tắc ruột thấp với nhiều mức nước hơi. Các mức nước và hơi thường có chân hẹp, không nằm ngang mà bị lõm xuống do phân su dính vào thành ruột.
    • Ở hố chậu phải có thể nhìn thấy một đám cản quang không dồng đều [hình đá hoa cương] do các bóng hơi lẫn với phân su ở trong đoạn ruột bị tắc.
  • Chụp đại tràng có thuốc cản quang: Thấy đại tràng nhỏ, thuốc qua được van Bauhin sang hồi tràng và vào đoạn ruột giãn chứa phân su

b. Tắc ruột phân su có biến chứng

Thủng ruột thai nhi hoặc xoắn ruột thai nhi gây teo ruột hoặc viêm phúc mạc thai nhi chỉ chẩn đoán được trong mổ. Xoắn ruột sau đẻ cũng rất khó chẩn đoán.

c. Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh nhầy quánh

  • Hoạt tính của trypsin
  • Thử nghiệm mồ hôi
  • Xác định nồng độ albumin trong phân su

d. Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh

  • Siêu âm trước sinh tuần thứ 15-21: khối tăng âm trong ổ bụng, các quai ruột giãn, không thấy túi mật
  • Tiền sử gia đình có anh hoặc chị đã bị bệnh hoặc xét nghiêm gen thấy bố mẹ là người mang gen bệnh, xét nghiệm gen của thai nhi bằng chọc gai rau được chỉ định.
  1. Điều trị
  • Bệnh nhân đến sớm
  • Chẩn đoán chắc chắn
  • Không có biến chứng
  • Đưa dung dịch cao phân tử bằng cách thụt qua hậu môn vào quai ruột chứa phân su nhằm hút nước vào lòng ruột để làm loãng phân su giúp ruột có thể co bóp và tống được ra ngoài. Dung dịch thuờng dung là Gatrografin [diatrizoat meglumin]
  • Chụp kiểm tra ổ bụng lại sau 12 giờ và 24 giờ.
  • Theo dõi tình trạng mất nước bằng hematocrit, điện giải đồ và áp lực thẩm thấu của nước tiểu.
  • Thông thường bệnh nhân sẽ nhanh chóng đi ngoài phân su và tiếp tục đi ngoài trong 24 giờ - 48 giờ tiếp theo.
  • Cho bệnh nhân ăn khi hết dấu hiệu tắc ruột.
  • Cho kháng sinh bằng đường tiêm trong 5 ngày
  • Bệnh nhân đến muộn: Có biến chứng thủng ruột hoặc xoắn ruột
  • Chẩn đoán không chắc chắn
  • Điều trị bảo tồn thất bại

Bệnh nhân cần đuợc hồi sức tốt truớc mổ

  • Dồn phân su nhẹ nhàng sang manh tràng
  • Nếu phân su đặc quánh, chắc, khó dồn mở ruột để dồn phân su ra ngoài, bơm rửa sạch ruột phía dưới bằng huyết thanh mặn và nối ruột tận-tận ngay cho các trường hợp chưa có biến chứng.
  • Các truờng hợp không thể dồn được phân su phải cắt đoạn ruột chứa phân su. Nối ruột ngay nếu chưa có biến chứng viêm phúc mạc. Dẫn lưu hai đầu ruột ra da cho các trường hợp có viêm phúc mạc.
  • Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho tới khi có lưu thông ruột.
  •  Chú ý chức năng hô hấp
  •  Cho uống men tụy hàng ngày khi bắt đầu cho ăn bằng đường miệng

  • Nếu có tắc ruột, thì kiểm tra xem có bị bệnh xơ nang không

Siêu âm trước sinh có thể phát hiện thấy những thay đổi trong tử cung gợi ý bệnh xơ nang và tắc ruột do phân su [ví dụ: ruột giãn, đa ối], nhưng những thay đổi này không đặc hiệu.

Chẩn đoán nghi ngờ tắc ruột do phân su ở trẻ sơ sinh có các triệu chứng tắc ruột, đặc biệt là tiền sử gia đình bị bệnh xơ nang. Bệnh nhân cần phải được chụp X-quang bụng, hình ảnh cho thấy các quai ruột giãn; tuy nhiên, có thể không có mức nước. Hình ảnh "bong bóng xà phòng" hoặc "miệng cốc" do những bong bóng nhỏ lẫn với phân su là có giá trị chẩn đoán tắc ruột do phân su. Nếu có viêm phúc mạc do phân su, các đốm phân su bị vôi hóa có thể xếp thành hàng trên mặt phúc mạc và thậm chí cả trên bìu. Thụt thuốc cản quang tan trong nước cho thấy đại tràng nhỏ kèm theo một chỗ tắc ở đoạn cuối hồi tràng.

 Các bé sơ sinh phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là trong lúc sinh. Một trong những nguy cơ đó là tình trạng hít ối phân su [viết tắt MAS].

Phân su là chất thải từ đường tiêu hóa của thai nhi, có màu xanh đen, quánh, không mùi và vô trùng. Phân su chứa nước [70 – 80%], các tế bào vảy, chất tiết từ đường tiêu hóa, lông tóc thai nhi, dịch ối, glycoproteins và muối mật.

Sự tống xuất phân su trước sinh có thể liên quan đến tình trạng stress của thai nhi trong tử cung như: nhiễm trùng, chuyển dạ sinh khó, dây rốn bị chèn ép… gây thiếu oxy cho thai, kích thích thần kinh phó giao cảm làm tăng hoạt động ruột, giãn cơ vòng hậu môn và tống xuất phân su vào dịch ối quanh thai.

Thai nhi bình thường cũng có hiện tượng tống xuất phân su trong tử cung hay trong quá trình sinh, biểu hiện sự trưởng thành của đường tiêu hóa.

Trong tử cung, dịch ối đi ra đi vào đến khí quản của thai nhi [phần trên của đường hô hấp], khi thai nhi có động tác thở trong tử cung hay lúc vừa mới sinh sẽ hít ối phân su vào trong phổi, động tác thở này xảy ra khi có tình trạng thiếu oxy như nhiễm trùng hay dây rốn bị chèn ép…

Trẻ hít ối phân su có thể bị suy hô hấp và phải thở máy sau sinh

MAS có thể xảy ra trước trong hoặc sau khi sinh, do trẻ hít nước ối có chứa phân su, làm tắc nghẽn đường thở một phần hay hoàn toàn, gây rối loạn sự trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp nặng.

Các kích ứng hóa học của phân su còn gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant [hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt].

Mức độ nặng của MAS tùy thuộc vào lượng ối phân su mà trẻ hít vào, càng nhiều càng nghiêm trọng, cũng như các bệnh lý nền của trẻ như: nhiễm trùng bào thai, tim bẩm sinh, dị tật…

Hít phân su là biến chứng có thể gặp lúc sinh. Khoảng 8 – 15% số trẻ sơ sinh có nước ối nhuộm phân su, đa số là trẻ sinh đủ tháng hay già tháng, rất ít gặp ở trẻ sinh non. 5% số trẻ dịch ối có chứa phân su bị viêm phổi do hít ối phân su và 50% số này cần phải thở máy.

Trước và trong khi sinh, trẻ hít ối phân su sẽ có thể có những triệu chứng sau:

  • Trong nước ối có phân su hoặc những vết bẩn có màu xanh đậm
  • Da của bé có màu khác lạ, đổi màu, có thể là xanh lam, hoặc xanh lá cây do trẻ bị nhuộm bởi phân su
  • Bé có các vấn đề về hô hấp như thở nhanh, khó thở, ngừng thở, ngực căng phồng…
  •  Trước sinh, bé có nhịp tim thấp bất thường
  • Trẻ yếu 

Trẻ hít ối phân su cần được theo dõi sát sao trong suốt 24 giờ đầu sau sinh dù bé có những biểu hiện tốt vì có đến 20 – 30% các trường hợp có thể có biểu hiện nặng sau đó. Khi trẻ hít phải ối chứa phân su thì cần được hút sạch dịch ối phân su ở hầu họng.

Những ngày gần sinh mẹ nên khám thai thường xuyên để nắm bắt tình hình của bé

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh thở nhanh, các kiểu thở của bé

Trẻ sơ sinh sôi bụng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu trẻ có các biểu hiện nặng như suy hô hấp, cử động yếu, nhịp tim chậm dưới 100 lần/phút … thì bác sĩ phải thực hiện hút dịch ối phân su qua nội khí quản để làm sạch đường hô hấp trên và dưới, giúp thông thoáng đường thở rồi sau đó cho trẻ thở oxy. 

Sau khi thực hiện hút dịch ối, trẻ cần được theo dõi tại cơ sở y tế:

  • Thở máy, thở oxy nếu trẻ bị suy hô hấp nặng
  • Cho trẻ dùng kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Vật lý trị liệu hô hấp giúp bé dễ thở hơn
  • Theo dõi các biến chứng như tràn khí màng phổi, nhiễm trùng…

Trẻ hít phải nước ối chứa phân su rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng bé nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, việc phòng ngừa có vai trò hết sức quan trọng.

Những mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp, thai chậm phát triển, bệnh tim phổi mãn tính… cần được theo dõi sát sao suốt thai kỳ và trong lúc sinh. Khi gần sinh, nếu siêu âm thấy nước ối có màu xanh đậm thì rất có khả năng trẻ hít phải phân su. Lúc này mẹ bầu cần báo ngay với bác sĩ để theo dõi nhịp tim thai và có những biện pháp can thiệp sớm để tránh tai biến nguy hiểm. 

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề