Phỏng theo nghĩa là gì

Truyện "Ve và gà" gây tranh cãi vì không đúng bản gốc và có từ khó hiểu như "chăm múa"

Những ngày qua, sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn đã gây phản ứng dữ dội từ dư luận xã hội, đặc biệt là các phụ huynh. Sách do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM ấn hành, với Tổng chủ biên là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Trong cuốn Tiếng Việt lớp 1 có những bài tập đọc được sử dụng truyện ngụ ngôn được chia ra thành các phần, mà theo nhiều người lớn đánh giá, truyện phản giáo dục khi xúi trẻ con lối sống khôn lỏi. Ví dụ như truyện “ Hai con ngựa” [được ghi là phỏng theo Lev Tolstoy], truyện “Ve và gà” [được ghi phỏng theo La Fontaine].

Những điều này được Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phân bua rằng, bài tập đọc “Hai con ngựa” được viết lại [phỏng theo] truyện “Ngựa đực và ngựa cái” của Lev Tolstoy, do Thúy Toàn dịch, in trong cuốn “Kiến và bồ câu”. Cốt truyện được giữ nguyên. Nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2.

“Về nhân vật, chúng tôi phải sửa “ngựa đực, ngựa cái” thành “ngựa tía, ngựa ô” vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần “ưc”, “ai” và cũng vì không muốn nói chuyện “đực, cái”. Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được chúng tôi sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy.

Truyện "Hai con ngựa" bị nhiều phụ huynh cho rằng dạy trẻ con lừa lọc, khôn lỏi

Về ý nghĩa, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là: xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả”, giáo sư Thuyết giải thích.

Về truyện "Ve và gà", ông cho biết ở bản gốc, hai nhân vật là ve và kiến. Do học sinh chưa học vần “iên”, tác giả đổi thành gà, song cốt truyện không thay đổi.Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn không nhận được sự đồng tình của dư luận.

Chia sẻ với Báo Giao thông, nhà thơ Nguyễn Đình Chính nghi ngờ, giáo sư Thuyết mới chỉ hiểu những bài viết của các nhà văn lớn thế giới theo một chiều, chưa đầy đủ nên khi viết theo lối phỏng theo, lại ngắt quãng dễ gây ra những liên tưởng khác và sẽ làm người đọc hiểu không đúng.

“Ông soạn thảo giáo trình dạy lớp 1 thì phải theo nguyên tắc riêng chứ không nên thoải mái quá. Dạy trẻ con không nên dạy như thế, cũng phải dạy đạo đức chứ không nên dạy mưu mẹo như thế. Giáo trình này cần phải tu chỉnh lại”, tác giả của tiểu thuyết "Một mùa hè" bất bình.

Trong khi đó, nhà văn Trung Trung Đỉnh – Nguyên Giám đốc NXB Hội nhà văn cho biết ngày xưa trước khi vào lớp 1, học sinh được học lớp vỡ lòng để làm quen với mặt chữ, học đánh vần với những cuốn sách nghiêm túc. Còn học sinh lớp 1 hiện nay mới bắt đầu làm quen với chữ, vần, tiếp xúc với con chữ, chữ số, nên những nhà viết sách phải nghiên cứu xem cần phải dạy gì cho phù hợp. Không thể mang truyện ngụ ngôn vào để giảng dạy, khiến chúng khó hiểu.

Đối với việc một số truyện ngụ ngôn được viết theo lối “phỏng theo” các tác phẩm của Lev Tolstoy hay La Fontanie, nhà văn Trung Đỉnh cho biết, những tác phẩm văn học đã được viết từ quá lâu, quá thời hạn bản quyền thì viết phỏng theo không vi phạm gì về bản quyền tác phẩm. Tuy nhiên, trong Luật xuất bản lại không có quy định rõ ràng viết phỏng theo thì phải viết thế nào.

Nhà văn Trung Trung Đỉnh cho rằng, đưa truyện ngụ ngôn lối phỏng theo vào dạy trẻ lớp 1 là tùy tiện quá

“Ngày xưa, người ta Việt hóa một tác phẩm nước ngoài thì có thể dịch sai, đổi tên tiếng nước ngoài sang tên tiếng Việt. Nhưng điều đó có thể chấp nhận được, chứ viết phỏng theo trong sách giáo khoa thì tùy tiện quá”, ông tâm sự.

Còn nhà văn Di Li cho rằng, truyện ngụ ngôn có đặc tính hình thức là rất kiệm lời, kiệm chữ, số chữ trong truyện rất ít. Sự tối giản số chữ đồng nghĩa rằng thông điệp đưa ra rất tinh tế, thâm sâu và thông minh. Mỗi từ, mỗi câu đều có ý nghĩa. Nếu thay đổi bất cứ điều gì ở truyện ngụ ngôn đều làm thay đổi tính chân thực và thông điệp của câu chuyện.

Có thể với những loại hình truyện khác, người ta có thể thay đổi, cắt ghép nhưng truyện ngụ ngôn thì không nên thay đổi hay phóng tác.

Chị cũng cho rằng, việc phỏng theo truyện ngụ ngôn có thể xúc phạm nguyên tác vì viết truyện ngụ ngôn rất khó. Trên thế giới từ trước tới nay, chỉ đếm trên đầu ngón tay những tác giả viết được truyện ngụ ngôn. Do đó, những tác phẩm ấy rất điển hình và cần phải tôn trọng nguyên tác.

“Nguyên tác rất quý, thậm chí chỉ thay đổi 1 từ cũng đã có một nghĩa khác. Đứng trên phương diện là người sáng tác, tôi không muốn người ta thay đổi cái gì của mình cả. Thế nên, nếu tác giả của truyện ngụ ngôn có sống lại, tôi nghĩ chắc họ cũng không hề vui khi nhận về một bản phóng tác như thế”, nhà văn Di Li chia sẻ.

Từ điển trích dẫn

1. [Động] Buông, thả. ◎Như: “phóng ưng” 放鷹 thả chim cắt, “phóng hạc” 放鶴 thả chim hạc. 2. [Động] Buông tuồng, không biết giữ gìn. ◎Như: “phóng tứ” 放肆 phóng túng, “phóng đãng” 放蕩 buông tuồng. 3. [Động] Vứt, bỏ. ◇Tam quốc chí 三國志: “Nãi đầu qua phóng giáp” 乃投戈放甲 [Khương Duy truyện 姜維傳] Bèn ném mác bỏ áo giáp. 4. [Động] Đuổi, đày. ◎Như: “phóng lưu” 放流 đuổi đi xa, đem đày ở nơi xa. ◇Khuất Nguyên 屈原: “Khuất Nguyên phóng trục tại giang Tương chi gian, ưu sầu thán ngâm, nghi dong biến dịch” 屈原放逐在江湘之閒, 憂愁歎吟, 儀容變易 [Sở từ 楚辭, Ngư phủ 漁父] Khuất Nguyên bị đày ở khoảng sông Tương, đau buồn than thở, hình mạo biến đổi. 5. [Động] Phát ra. ◎Như: “phóng quang” 放光 tỏa ánh sáng ra, “phóng tiễn” 放箭 bắn mũi tên ra xa. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Kiên thủ tiến, liên phóng lưỡng tiến, giai bị Hoa Hùng đóa quá” 堅取箭, 連放兩箭, 皆被華雄躲過 [Đệ ngũ hồi] Kiên cầm cung, bắn liền hai mũi tên, Hoa Hùng đều tránh được cả. 6. [Động] Mở ra, nới ra. ◎Như: “bách hoa tề phóng” 百花齊放 trăm hoa đua nở, “khai phóng” 開放 mở rộng. 7. [Động] Đốt. ◎Như: “phóng pháo” 放炮 đốt pháo. 8. [Động] Tan, nghỉ. ◎Như: “phóng học” 放學 tan học, “phóng công” 放工 tan việc, nghỉ làm. 9. [Động] Phân phát. ◎Như: “phóng chẩn” 放賑 phát chẩn, “phóng trái” 放債 phát tiền cho vay lãi. 10. [Động] Nhậm chức, thường chỉ quan ở kinh bổ ra ngoài. ◎Như: “phóng khuyết” 放缺 bổ ra chỗ khuyết. 11. [Động] Đặt, để. ◎Như: “an phóng” 安放 xếp đặt cho yên. 12. [Động] Làm cho to ra. ◎Như: “phóng đại” 放大 làm cho to ra [hình ảnh, âm thanh, năng lực]. 13. Một âm là “phỏng”. [Động] Bắt chước. § Cùng nghĩa với “phỏng” 倣. 14. [Động] Nương theo, dựa theo. ◇Luận Ngữ 論語: “Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán” 放於利而行, 多怨 [Lí nhân 里仁] Dựa theo lợi mà làm thì gây nhiều oán.

15. [Động] Đến. ◇Mạnh Tử 孟子: “Phỏng ư Lang Tà” 放於琅邪 [Lương Huệ Vương hạ 梁惠王下] Đến quận Lang Tà.

Từ điển Thiều Chửu

① Buông, thả, như phóng ưng 放鷹 thả chim cắt ra, phóng hạc 放鶴 thả chim hạc ra, v.v. ② Phóng túng, buông lỏng, không biết giữ gìn gọi là phóng tứ 放肆 hay phóng đãng 放蕩. ③ Ðuổi, như phóng lưu 放流đuổi xa, đem đày ở nơi xa. ④ Phát ra, như phóng quang 放光 toả ánh sáng ra, phóng tiễn 放箭 bắn mũi tên ra xa, v.v. ⑤ Buông ra, nới ra, như hoa phóng 花放 hoa nở, phóng tình 放晴 trời tạnh, phóng thủ 放手 buông tay, khai phóng 開放 nới rộng ra. ⑥ Phát, như phóng chẩn 放賑 phát chẩn, phóng trái 放債 phát tiền cho vay lãi. ⑦ Quan ở kinh bổ ra ngoài gọi là phóng, như phóng khuyết 放缺 bổ ra chỗ khuyết. ⑧ Ðặt, như an phóng 安放 xếp đặt cho yên. ⑨ Phóng đại ra, làm cho to ra. ⑩ Một âm là phỏng. Bắt chước, cùng nghĩa với chữ phỏng 倣.

② Nương theo, như phỏng ư lợi nhi hành 放於利而行 nương theo cái lợi mà làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

[văn] ① Đến: 以放餓死 Cho đến lúc đói chết [Liệt tử: Dương Chu]; ② Bắt chước, phỏng theo [dùng như 倣, 仿 bộ 亻]: 不如放物 Chẳng bằng phỏng theo sự vật khác [Sử kí];

③ Nương theo, dựa theo, nương dựa: 放於利而行 Nương theo điều lợi mà làm; 民無所放 Dân không có gì để nương dựa [Quốc ngữ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Phỏng 倣 — Một âm là Phóng. Xem Phóng.

Tự hình 4

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

1. thăm viếng, hỏi thăm
2. dò xét

Từ điển trích dẫn

1. [Động] Hỏi. ◎Như: “thái phóng dân tục” 採訪民俗 xét hỏi tục dân. ◇Tả truyện 左傳: “Sử Nhiễm Hữu phóng chư Trọng Ni” 使冉有訪諸仲尼 [Ai Công thập nhất niên 哀公十一年] Sai Nhiễm Hữu hỏi Trọng Ni. 2. [Động] Dò xét, điều tra. ◎Như: “phóng nã” 訪拿 đi dò bắt kẻ phạm tội, “phóng sự” 訪事 [nhà báo] điều tra, thông tin. 3. [Động] Tìm lục. ◎Như: “phóng bi” 訪碑 tìm lục các bia cũ, “phóng cổ” 訪古 tìm tòi cổ tích. 4. [Động] Thăm hỏi, yết kiến. ◎Như: “tương phóng” 相訪 cùng đến thăm nhau. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Tha nhật Nam quy tương hội phóng, Lục Đầu giang thượng hữu tiều ngư” 他日南歸相會訪, 六頭江上有樵漁 [Lưu biệt cựu khế Hoàng 留別舊契黃] Mai này về Nam, gặp gỡ hỏi thăm nhau, Thì trên sông Lục Đầu đã có người đốn củi, người đánh cá. 5. [Danh] Họ “Phóng”.

6. § Còn đọc là “phỏng”.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới tận nơi mà hỏi. Như thái phóng dân tục 採訪民俗 xét hỏi tục dân. ② Dò xét. Ði dò những kẻ có tội mà chưa có ai phát giác gọi là phóng nã 訪拿 dò bắt, nhà báo mỗi nơi đặt một người thông tin tức gọi là người phóng sự 訪事. ③ Tìm lục. Như phóng bi 訪碑 tìm lục các bia cũ, phóng cổ 訪古 tìm tòi cổ tích.

④ Đi thăm hỏi, như tương phóng 相訪 cùng đến thăm nhau. Còn đọc là phỏng. Nguyễn Du 阮攸: Tha nhật Nam quy tương hội phỏng, Lục Ðầu giang thượng hữu tiều ngư 他日南歸相會訪,六頭江上有樵漁 Mai này về Nam, gặp gỡ hỏi thăm nhau, Thì trên sông Lục Ðầu đã có người đốn củi, người đánh cá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thăm: 訪友 Thăm bạn; 有客來訪 Có khách đến thăm;
② Điều tra, phỏng vấn, hỏi han, dò xem, lục tìm, tìm tòi: 訪柦 Điều tra; 采訪 Phỏng vấn; 訪碑 Lục tìm các bia cũ; 訪古 Tìm tòi cổ tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỏi cho biết. Hỏi rộng về nhiều việc — Tìm hiểu sự việc — Cũng đọc là Phóng. Xem Phóng.

Tự hình 3

Dị thể 3

Từ ghép 14

Một số bài thơ có sử dụng

© 2001-2022

Màu giao diện

Luôn sáng Luôn tối Tự động: theo trình duyệt Tự động: theo thời gian ngày/đêm

Video liên quan

Chủ Đề