Quản trị kinh doanh thương mại là gì

Đào tạo nhân lực về Quản trị kinh doanh đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế nước ta. Trường đại học Thương Mại là một trong những cơ sở đào tạo ngành  Quản trị kinh doanh có uy tín và chất lượng cao được nhiều học sinh và phụ huynh chọn lựa.

Ngành Quản trị kinh doanh

1. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo liên quan đến hoạt động quản lý, giám sát trong kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh như kế toán, tài chính, tiếp thị, nhân lực,….

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh là chuyên ngành tổng hợp, được cung cấp tất cả các nội dung cần quản trị trong một doanh nghiệp từ quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị logistic,…Người học chuyên ngành này sẽ thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát các nội dung công việc nhằm thực hiện tốt mục tiêu.

2. Quản trị kinh doanh tại trường đại học Thương Mại có gì đặc biệt?

Khoa Quản trị kinh doanh tại trường đại học Thương Mại chính thức đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh từ năm 1994, trước đó tiền thân là Khoa Kinh tế thương nghiệp. Với hơn 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Quản trị kinh doanh tại đại học Thương Mại ngày càng khẳng định được chất lượng của mình trong khối ngành kinh tế.

Giảng viên và sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh trong ngày hội khởi nghiệp

Sinh viên sẽ được tập trung đào tạo các kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại bám sát thực tiễn kinh doanh và phát triển kỹ năng quản trị kinh doanh. Các môn học phải kể đến như: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị sản xuất, Quản trị bán hàng, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án, Quản trị thương hiệu, Văn hóa kinh doanh, Khởi nghiệp kinh doanh,…Thông qua các chương trình học thực tế, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sẽ có kiến thức vững chắc và kỹ năng cần thiết, đầy đủ để sau khi tốt nghiệp có thể làm quen nhanh chóng với công việc, phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường đại học Thương Mại còn có cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm thiết thực thông qua các hoạt động ngoại khóa tại Câu lạc bộ Nhà Quản trị tương lai [FBA] của Khoa được thành lập năm 2003, đây là môi trường tốt để sinh viên trao đổi kiến thức học tập cùng như kỹ năng sống và kinh nghiệm,…

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại đại học Thương Mại

4. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Để doanh nghiệp phát triển và kinh doanh một cách có hiệu quả đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt và hợp lý của ban lãnh đạo. Ngành quản trị kinh doanh ra đời và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa hệ thống, tiết kiệm chi phí và tăng nguồn thu,…Với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thế giới, ngành quản trị kinh doanh trở thành một trong những ngành đào tạo truyền thống hiện đại một cách bền vững, trở thành ngành nghề cần thiết hiện nay.

Sinh viên trình độ cử nhân ngành quản trị kinh doanh sẽ có đủ năng lực và kiến thức chuyên  ngành để tham gia ứng tuyển vào các vị trí như:

– Nhân viên tại các phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ-giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán,..

– Quản lý bộ phận, trường phòng kinh doanh, giám đốc điều hành, kế toán trường,..tại các doanh nghiệp, ngân hàng trong và ngoài nước.

– Khởi nghiệp kinh doanh, lập công ty riêng để vận hành và quản lý.

– Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đại học, cao đẳng hoặc các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

5. Tố chất cần có khi học chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Để có thể theo đuổi đam mê quản trị kinh doanh trong quá trình học và làm việc sau này, các em cần tham khảo một vài tố chất sau đây để có những chọn lựa phù hợp:

– Có tư duy logic, xử lý vấn đề nhanh nhạy, quyết đoán

– Nhanh nhẹn, hoạt bát và tích cực

– Có khả năng lãnh đạo, bản lĩnh và chấp nhận rủi ro

– Chịu được áp lực công việc cao và khối lượng công việc lớn.

Với những thông tin về chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại đại học Thương Mại, hy vọng rằng các em sẽ có sự chọn lựa đúng đắn với sở thích và năng lực của bản thân mình.

Trước nhu cầu lớn của xã hội, lựa chọn ngành học Quản trị kinh doanh trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều học sinh và phụ huynh. Trường Đại học Thương mại là một trong những cơ sở đào tạo ngành Quản trị kinh doanh có uy tín và chất lượng cao. Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương mại tiền thân là Khoa Kinh tế thương nghiệp, chính thức đào tạo ngành Quản trị kinh doanh từ năm 1994. Với bề dày 60 năm trưởng thành và phát triển, Khoa Quản trị kinh doanh ngày càng khẳng định vị thế của mình trong đào tạo.
 


Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đối với nhân lực quản trị kinh doanh, đòi hỏi các  trường Đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh phải cập nhật kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, bám sát thực tiễn kinh doanh và phát triển kỹ năng quản trị kinh doanh cho người học. Do vậy, bên cạnh việc tập trung đào tạo các kiến thức ngành và chuyên ngành Quản trị kinh doanh như: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị công ty, Quản trị sản xuất, Quản trị bán hàng, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án; Quản trị Marketing; Chiến lược kinh doanh quốc tế; Quản trị nhóm làm việc; Quản trị thương hiệu, Văn hóa kinh doanh, Khởi nghiệp kinh doanh… Trường Đại học Thương mại còn chú trọng đào tạo kỹ năng, khả năng thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh. Đặc biệt, sinh viên được cung cấp các kiến thức và kỹ năng về khởi sự kinh doanh để mở rộng cơ hội nghề nghiệp, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tạo việc làm cho mình và người khác, trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thông qua chương trình học thực hành thực tế, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đảm bảo cung cấp vững chắc lượng kiến thức và kĩ năng cần thiết, đầy đủ nhất để sau khi tốt nghiệp có thể làm quen nhanh chóng với công việc, phát huy tốt nhất khả năng của mình.
 


Ngoài ra, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương mại còn có cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm thiết thực thông qua các hoạt động ngoại khóa tại Câu lạc bộ Nhà quản trị tương lai [FBA] được thành lập từ 2003. Đây là mái nhà chung nơi các sinh viên cùng trao đổi kiến thức học tập, kĩ năng sống, kinh nghiệm… 

Trong nền kinh tế - xã hội hiện đại, Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có mức lương cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương mại sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, giàu tính cạnh tranh như Phòng Marketing, Phòng kinh doanh, Phòng quản lý – kế hoạch, Phòng điều hành tại các công ty, tập đoàn trong cả nước,… và ứng dụng kiến thức được học trực tiếp vào công việc thực tế của bản thân. Khi có đủ các điều kiện cần thiết, sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng có thể tự thành lập và mở công ty riêng hoặc học lên cao để trở thành giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Qua khảo sát của Nhà trường, trên 95% sinh viên trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp đã có việc làm, đặc biệt nhiều sinh viên đi làm khi còn đang trong thời gian thực tập tốt nghiệp. 


 


Năm 2021, ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương mại xét tuyển trên 3 tổ hợp môn thi tốt nghiệp: Toán-Văn-Anh [D01], Toán-Lý-Hóa [A00], Toán-Lý-Anh [A01]. Các em học sinh thi tốt nghiệp có 3 môn đó đều có thể đăng ký ngay 01 nguyện vọng vào chuyên ngành này. Website Khoa Quản trị kinh doanh: //quantrikinhdoanh.tmu.edu.vn/

Fanpage Khoa Quản trị kinh doanh: //www.facebook.com/quantrikinhdoanh.tmu/


 

Hiểu rõ ngành Kinh doanh thương mại sẽ giúp bạn tự tin hơn với quyết định chọn ngành nghề của mình. Trong bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về ngành học hấp dẫn này, cũng theo dõi nhé!

  • Tên tiếng Anh: Commercial Business
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kinh tế & Quản lý
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Kinh doanh thương mại là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng… Ngành học này trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ…

Ngành Kinh doanh thương mại hiện đang khá “Hot”

Đào tạo sinh viên bậc cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, thương mại và ngoại thương và các kỹ năng căn bản; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và ngoại thương; khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp mới. Các sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc các ngành kinh tế khác nhau; tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại -dịch vụ, xuất nhập khẩu…..

Ngành Kinh doanh thương mại hiện nay đang là một ngành rất “hot” vì đa số đầu ra đều có việc làm ổn định và là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại khi ra trường sẽ có được các kỹ năng giải quyết nhanh vấn đề về thương mại, có khả năng độc lập cao. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường cũng như thực hiện quản lý, quản trị kinh doanh tốt. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;
  • Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
  • Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa;
  • Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
  • Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics;
  • Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.
  • Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hay quản lý các hoạt động kinh danh của công ty.
  • Quản lý nhập xuất kho: Công việc cụ thể là chịu trách nhiệm quản lý quy trình xuất – nhập kho hàng,quản lý các sản phẩm tại kho, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.

Nếu có những tố chất sau đây thì bạn phù hợp với ngành Kinh doanh thương mại:

  • Học khá tốt các môn tự nhiên;
  • Ham học hỏi, tìm hiểu thông tin về các lĩnh vực của đời sống như văn hóa, kinh tế, xã hội…;
  • Có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử và có khả năng nắm bắt tâm lý của người khác;
  • Tự tin, năng động, sáng tạo;
  • Có khả năng trình bày vấn đề và biết cách thuyết phục người khác;
  • Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
  • Kiên trì, chăm chỉ và chịu được áp lực cao;
Những tố chất cần có khi chọn ngành Kinh doanh thương mại
  1. Những NL cơ bản của CN Mác – Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối Cách Mạng của Đảng CSVN
  4. Tiếng Anh chuyên ngành
  5. Toán cao cấp
  6. Lý thuyết xác suất và thống kê
  7. Pháp luật đại cương
  8. Tin học căn bản
  9. Giáo dục Thể chất [5 đvht]
  10. Giáo dục Quốc phòng [165 tíết]
  11. Kinh tế quốc tế
  12. Tài chính – tiền tệ
  13. Địa lý kinh tế Việt Nam
  1. Kinh tế vi mô I: Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần còn đề cập tới hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ, qua đó sinh viên sẽ được trang bị công cụ phân tích dễ hiểu và có thể áp dụng cho các học phần tiếp theo.
  2. Kinh tế vĩ mô I: Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao gồm: Đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: các nhân tố quy định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; giới thiệu những tư tưởng chính trong tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỉ giá hối đoái và các chính sách thương mại.
  3. Marketing căn bản: Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như: Hệ thống thông tin nghiên cứu Marketing, môi trường Marketing, và thị trường các doanh nghiệp. Nhận dạng nhu cầu hành vi khách hàng, phương pháp luận nghiên cứu Marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường, gồm: các chiến lược thị trường, các chính sách Marketing căn bản và tổ chức quản trị Marketing của doanh nghiệp.
  4. Nguyên lý kế toán: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Các khái niệm bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán. Các phương pháp kế toán và quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu, các hình thức kế toán, nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.
  5. Kinh tế lượng: Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.
  6. Lịch sử các học thuyết kinh tế: Nghiên cứu về các đặc điểm kinh tế-xã hội và hoàn cảnh ra đời của các tư tưởng kinh tế, học thuyết kinh tế và trường phái kinh tế từ thời cổ đại đến nay. Tư tưởng kinh tế thời cổ đại ở phương Tây và phương Đông. Tư tưởng kinh tế thời trung cổ ở phương Tây và phương Đông. Học thuyết trọng thương. Học thuyết trọng nông. Kinh tế học cổ điển: Adam Smith và Ricardo. Kinh tế học hậu cổ điển: Malthus và J.B. Say. Học thuyết kinh tế tiểu tư sản: Sismondi và Proudhon. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. Học thuyết Mác-Lênin. Kinh tế học Tân cổ điển. Học thuyết Keynes. Các học thuyết kinh tế sau Keynes.
  7. Quản trị học: Cung cấp cho sinh viên kiến thức lý luận căn bản về quản trị học vận dụng thực tiễn của nó như : khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị, môi trường quản trị, các lý thuyết quản trị [cổ điển và hiện đại], các chức năng quản trị [hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiểm soát]. Học phần cũng cập nhật một số vấn đề mới về quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị đổi mới, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.
  8. Quản trị tài chính: Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản, những kỹ năng phân tích trong quá trình ra quyết định về tài chính. Các chủ đề bao gồm: Phân tích rủi ro, lập kế hoạch tài chính, cơ cấu vốn, lượng giá và chi phí vốn.
  9. Quản trị Marketing: Giới thiệu phạm vi nghiên cứu Quản trị Marketing. Phân tích môi trường kinh doanh và doanh nghiệp: tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm hay thị trường, xác định các chiến lược Marketing – Mix; chiến lược sản phẩm, chiến lược giá; chiến lược phân phối và chiêu thị. Xây dựng chương trình tiếp thị và kiểm tra hoạt động tiếp thị.
  10. Quản trị sản phẩm: Trang bị kiến thức, phương pháp xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu; theo dõi quá trình tham gia thị trường của sản phẩm; đánh giá vai trò vị trí của sản phẩm trong quá trình lưu thông trên các thị phần; thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  11. Kinh tế đối ngoại Việt Nam: Trang bị kiến thức về vai trò, chức năng của kinh tế đối ngoại, chính sách và chiến lược kinh tế đối ngoại Việt Nam. Tình hình phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam qua các giai đoạn, hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại và các đối sách của Việt Nam.
  12. Nghiệp vụ ngoại thương: Trang bị những phương pháp và kỹ thuật quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, các kỹ năng tìm kiếm đối tác, tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng, giao nhận hàng hóa, thanh lý hợp đồng. Xác định kết quả kinh doanh, lợi nhuận, chi phí, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong xuất nhập khẩu, các định chế Quốc tế về xuất nhập khẩu, Incoterms.
  13. Nghiên cứu Marketing: Trang bị kiến thức sâu về các phương pháp nghiên cứu Marketing cần thiết cho các nhà Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu. Các phương pháp nghiên cứu: phương pháp quan sát; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp trắc nghiệm tâm lí. Các phương pháp định lượng: phương pháp thử nghiệm; phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phương pháp chọn mẫu điều tra, phương pháp xây dựng bảng câu hỏi, phương pháp xử lí số liệu. báo cáo kết quả.
  14. Marketing quốc tế: Môi trường thị trường toàn cầu và các thành viên tham dự, các cơ hội Marketing toàn cầu. Thông tin, chiến lược, tổ chức và họach định họat động Marketing quốc tế. Quản trị chương trình Marketing quốc tế: Chính sách sản phẩm; chính sách chiêu thị; chính sách kênh phân phối; vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia: định giá, tiền giao dịch, và hàng đổi hàng.
  15. Vận tải và bảo hiểm: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về vai trò của hoạt động vận tải và bảo hiểm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng, thanh toán tài khoản trong giao dịch vận chuyển hàng hoá quốc tế, bảo đảm quyền lợi cho chủ hàng và khách hàng trong xuất nhập khẩu.
  16. Nghiệp vụ bán hàng: Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản, những kỹ năng phân tích trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bán hàng ở các cấp trên thị trường, các phương pháp tổ chức thực hiện giao tiếp khách hàng, giao nhận hàng hóa…
  17. Luật thương mại quốc tế: Hệ thống luật kinh doanh quốc tế. Luật hợp đồng. Đàm phán hợp đồng quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp. Luật về vận chuyển hàng hóa quốc tế. Cơ chế thanh toán quốc tế. Luật hải quan Mỹ. Các hiệp định đa phương. Luật chống bán phá giá và chống trợ giá xuất khẩu. Tòa án thương mại WTO.
  18. Thanh toán quốc tế: Trang bị lý luận cơ bản về hoạt động tài chính trên bình diện Quốc tế: Tổng quan về tài chính quốc tế, thị trường tài chính quốc tế, các định chế của các công ty đa quốc gia, hoạt động thanh toán, tín dụng, đầu tư quốc tế, tỷ giá hối đoái, chính sách điều hành, xác lập cán cân thanh tóan quốc tế, liên minh quan thuế giữa các quốc gia.
  19. Thị trường chứng khoán: Môn học trang bị kiến thức về hoạt động mua bán, trao đổi các cổ phần của các doanh nghiệp. Tìm kiếm nguồn vốn, phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp cổ phần hóa; mở rộng, sát nhập doanh nghiệp, phát huy sức cạnh tranh và tăng cường thị phần, uy tín, sức mạnh của doanh nghiệp. Các quy định và thiết chế tham gia thị trường chứng khoán. Hoạch định và rủi ro trong thị trường vốn.
  20. Tiếng Anh chuyên ngành: Trang bị và nâng cao khả năng ngoại ngữ của sinh viên: cung cấp một số thuật ngữ cơ bản thường gặp trong lĩnh vực Thương mại; một số các tình huống giao tiếp ngoại ngữ thường gặp trong giao dịch thương mại; đọc và dịch các văn bản ngoại ngữ có nội dung về Thương mại: thư từ, hợp đồng, luật lệ…
  21. Tin học chuyên ngành: Môn học nâng cao trình độ tin học của sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng tin học ứng dụng trong lĩnh vực Marketing – thương mại như SPSS, Excell nâng cao… sử dụng điều hành hoạt động doanh nghiệp qua mạng nội bộ. Xử lý công việc qua các phần mềm ứng dụng.
  22. Phương pháp nghiên cứu khoa học: Môn học trang bị cho sinh viên phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các khái niệm và loại hình nghiên cứu; các bước tiến hành trong nghiên cứu, các phương pháp tìm kiếm, phát hiện và xử lý các vấn đề; tư duy sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi giải pháp, tìm hiểu và phân tích thực tế; xây dựng công trình khoa học; thẩm định giá trị công trình; tổ chức công bố và nghiệm thu các công trình nghiên cứu.
  23. Thuế: Sự hình thành hệ thống thuế trên thế giới và ở Việt Nam. Đăng ký thuế, các loại thuế hiện hành ở Việt Nam, thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Hiệp định tránh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài. Chế độ thu và sử dụng vốn của nhà nước.
  24. Luật kinh tế: Trang bị các kiến thức về luật kinh tế: sự cần thiết của luật pháp trong kinh doanh; các khái niệm cơ bản về các loại hình doanh nghiệp và các hình thức hoạt động của chúng trong môi trường pháp lý. Những luật lệ và định chế cơ bản trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ cần tuân thủ, hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam.
  25. Quản trị hành chính văn phòng: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý các hoạt động của nhân viên tại văn phòng kinh doanh, các thủ tục hành chính; quản lý hệ thống văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc nội bộ doanh nghiệp với bên ngoài và các bộ phận bên trong; tác phong, lề lối làm việc tại văn phòng.
  26. Quản trị chất lượng: Học phần trang bị kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng: giá trị chất lượng của sản phẩm; quá trình phát triển quản lý chất lượng: chi phí tổ chức quản lý chất lượng, chất lượng và năng suất, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; hệ thống các chỉ tiêu chất lượng ISO; kiểm tra và đánh giá chất lượng; các công cụ thống kê sử dụng trong quản lý chất lượng.
  27. Quản trị chiến lược: Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về những nguyên lý quản trị chiến lược và sự vận dụng thực tiễn vào doanh nghiệp như : Những khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược; các giai đoạn phát triển của quản trị chiến lược; mô hình nguyên lý quản trị chiến lược của doanh nghiệp có mục tiêu dài hạn, bao gồm: hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, đánh giá kiểm soát và điều chỉnh, thay đổi chiến lược của doanh nghiệp dưới những điều kiện môi trường, thị trường và nguồn nhân lực xác định của doanh nghiệp.
  28. Giao tiếp trong kinh doanh: Trang bị kiến thức và kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh: Tiếp xúc, thương lượng; hội thảo, thuyết trình; thư tín, hợp đồng . Ứng xử và đối phó các tình huống giao tiếp.
  29. Thương mại điện tử: Trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về thương mại điện tử. Điều kiện pháp lý của thương mại điện tử. Các phương thức giao dịch trong thương mại điện tử. Công cụ thanh tóan trong TMĐT. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong TMĐT.

Qua bài viết trên đây, hẳn các bạn cũng đã hiểu cơ bản về ngành Kinh doanh thương mại rồi nhỉ? Bạn có thểm tham khảo các ngành khác tại đây >> Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Nhớ cho Isinhvien một like, comment hoặc share bài viết này đến nhiều bạn hơn nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề