Quảng Bình có bao nhiêu triệu dân?

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số [DTTS], biên giới và miền núi Quảng Bình có diện tích khoảng 3.845 km2, chiếm hơn 47% diện tích toàn tỉnh và dân số hơn 45.000 người [chiếm khoảng 4,98% dân số toàn tỉnh]; có 9 xã biên giới với hơn 222 km tiếp giáo với nước bạn Lào.

Các DTTS ở Quảng Bình bao gồm dân tộc Bru - Vân Kiều [với các nhóm Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong] và dân tộc Chứt [bao gồm các nhóm, Sách, Mày, Rục, Arem, Mãliềng], sinh sống tập trung theo cộng đồng trên địa bàn các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. 

Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong dọc theo hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Với hơn 40 sản phẩm du lịch hiện đang khai thác tại địa bàn, các sản phẩm du lịch tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã bước đầu tạo được sức hút với khách du lịch trong nước và quốc tế như: Khám phá hang động thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Vân Kiều xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh và xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy; trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa tại xã Thượng Hóa; khám phá khe Nước Trong, suối Tiên và chinh phục thác Cổng Trời, Bãi Đạn; khám phá thiên nhiên Hóa Sơn – hang Rục Mòn... 

Các chương trình tham quan các di tích lịch sử, trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên tuyến đường Hồ Chí Minh cùng một số lễ hội văn hóa độc đáo như: Lễ hội đập trống của người Macoong, Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều và Hò thuốc cá Minh Hóa đã trở thành các sự kiện văn hóa, du lịch thu hút sự quan tâm của du khách.

Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho rằng du lịch Quảng Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; việc phát triển du lịch mới chỉ tập trung chủ yếu tại Phong Nha – Kẻ Bàng, TP. Đồng Hới, chưa tạo ra chuỗi liên kết sản phẩm tại nhiều địa điểm trên địa bàn để mở rộng các phân khúc thị trường khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, sản xuất phụ trợ… 

Còn ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá việc phát triển du lịch tại khu vực này vừa làm đa dạng hóa, bổ sung dịch vụ cho các sản phẩm du lịch hiện có của các địa phương đồng thời góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng các dân tộc. 

Vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định vùng đồng bào DTTS ở nước ta có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú. Việc phát triển du lịch tại khu vực này vừa làm đa dạng hóa, bổ sung dịch vụ cho các sản phẩm du lịch hiện có của các địa phương đồng thời góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng các dân tộc tham gia các chuỗi du lịch, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

  • Trang bị kiến thức quảng bá du lịch sinh thái cho đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát triển du lịch một cách tổng thể, hướng đến du lịch xanh và bền vững

Vùng các DTTS, miền núi tỉnh Quảng Bình có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ phân bố dọc theo hệ thống đường Hồ Chí Minh và còn lưu giữ nhiều di sản, giá trị văn hóa độc đáo. 

Để thực hiện được "mục tiêu kép" vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, trước tiên cần xác định rõ quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững. 

Đó là đáp ứng đồng thời yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

"Để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả việc phát triển du lịch bền vững tại khu vực các dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình cần sớm cụ thể hóa thành các hoạt động cụ thể phù hợp với các hướng dẫn của Bộ VHTT&DL. 

Đồng thời, cần liên kết với các ngành du lịch địa phương lân cận để hoàn thiện các chuỗi sản phẩm mang tính liên vùng, nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đề nghị.

Năm 2022, lượng du khách đến Quảng Bình ước đạt 2,1 triệu lượt, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2023, Quảng Bình phấn đấu đón từ 3 - 3,5 triệu lượt khách trong đó số lượng khách quốc tế là 100.000 lượt.

Du lịch Quảng Bình tiếp tục khẳng định một trong những điếm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam và là một trong những điểm đáng trải nghiệm nhất tại khu vực châu Á và thế giới.

[QBĐT] - Sáng 11-7, Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương chủ trì hội nghị.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có các đồng chí: Cao Văn Định, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các ban, ngành, địa phương liên quan.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam, đây là cuộc tổng điều tra lần đầu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn. Trong đó, giai đoạn thu thập thông tin tại địa bàn có 99,9% các hộ dân cư điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động. Thời gian tiến hành điều tra từ ngày 1 đến 25-4.

Sau hơn 2 tháng kết thúc thu thập thông tin tại địa bàn, đến nay, công tác xử lý và làm sạch số liệu đã hoàn thành, sớm hơn so với cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 khoảng 1 năm.

Kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra tính vào thời điểm ngày 1-4-2019 cụ thể như sau: tổng số dân của Việt Nam gần 96 triệu 209 ngàn người, trong đó: nam chiếm 49,8%, nữ chiếm 50,2%. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Sau 10 năm-từ năm 2009 đến nay-quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người, tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước. Mật độ dân số của Việt Nam năm 2019 là 290 người/km2, trong đó, đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất cả nước. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 85,3%, còn lại là các dân tộc khác. 77,5%  dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn. Khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Đây cũng là giai đoạn có tỷ lệ tăng quy mô hộ thấp nhất trong vòng 40 năm qua, đến thời điểm này là trên 26 triệu 870 ngàn hộ.

Kết quả thu thập được từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhằm đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, đồng thời phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 và giám sát các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. 

Riêng Quảng Bình, tính đến ngày 1-4-2019, có tổng số 895.430 người, trong đó phân theo giới tính nam có 449.296 người, nữ có 446.134 người; nếu phân loại theo thành thị có 188.361 người; phân loại theo nông thôn có 707.069 người…

Những kết quả điều tra năm 2019 cho thấy sự nỗ lực và hiệu quả của nhiều chính sách thời gian qua đã thực hiện tốt, thành quả này là nhờ sự tin tưởng và những phấn đấu không ngừng của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Ở Quảng Bình có bao nhiêu dân tộc?

Ngoài hai dân tộc Bru - Vân Kiều và dân tộc Chứt, ở các xã miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Bình còn mặt của 9 dân tộc, tộc người dân tộc thiểu số khác: Thổ, Mường, Tày, Êđê, Thái, Pacô, Giẻ Triêng, Cao Lan, Krai nhưng với số dân không nhiều.

Quảng Bình có tổng diện tích đất là bao nhiêu?

Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065,27 km2, trong đó 85% diện tích là đồi núi. Tài nguyên đất đai của tỉnh được chia thành hai hệ thống chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ feralit ở vùng đồi, núi với 15 loại khác nhau.

Quảng Bình có bao nhiêu huyện thành phố?

- Tỉnh Quảng Bình có 806.526,67 ha diện tích tự nhiên và 856.225 nhân khẩu; có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và 06 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.

Quảng Ngãi có bao nhiêu người?

Nguồn: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số tỉnh Quảng Ngãi là 1.231.697 người, mật độ dân số đạt 237 người/km² trong đó dân sống tại thành thị là 201.019 người, chiếm 16,3% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn là 1.030.678 người, chiếm 83,7%.

Chủ Đề