Quảng Ninh có máy thành phố trực thuộc Trung ương

[Xây dựng] - Tỉnh Quảng Ninh công bố quy hoạch xây dựng hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, vùng đô thị Quảng Ninh gồm 16 đô thị và 76 điểm dân cư nông thôn gồm:

- 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Hạ Long [đô thị loại I]; Cẩm Phả [đô thi loại II]; Uông Bí [đô thị loại II]; Móng Cái [đô thị loại I]; Quảng Yên [đô thị loại II].

- 2 đô thị loại II: Cái Rồng [Vân Đồn], Đông Triều.

- 2 đô thị loại III: Hải Hà, Tiên Yên.

- 5 đô thị loại IV: Thị trấn Trới [Hoành Bồ], thị trấn Đầm Hà [Đầm Hà], thị trấn Bình Liêu [Bình Liêu], thị trấn Ba Chẽ [Ba Chẽ], thị trấn Cô Tô [Cô Tô].

- 2 đô thị loại V: Thị trấn Hoành Mô - Đồng Văn [Bình Liêu], thị trấn Bắc Phong Sinh [Hải Hà].


Đường Trần Quốc Nghiễn - TP. Hạ Long.

Định hướng phát triển hệ thống mạng lưới đô thị gồm:

- Xây dựng phát triển các đô thị biên giới hướng tới phát triển kinh tế thương mại gắn liền với quốc phòng, an ninh, tại khu vực các cửa khẩu như Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn.

- Xây dựng đô thị ngoài hải đảo để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại các khu vực như Cô Tô, Vân Đồn.

- Xây dựng phát triển các đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường tại các khu vực rừng núi phía Bắc kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh, lân cận; định hướng phát triển tại các khu vực Đông Triều, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Vân Đồn.

- Phát triển các khu đô thị, thành phố thông minh gắn với các khu công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường tại Uông Bí, Quảng Yên.

- Sau năm 2050, xây dựng, phát triển các đô thị, các khu ở trên mặt nước tại các khu vực ngoài vùng bảo vệ các di sản, không ảnh hưởng đến cảnh quan - môi trường khu vực. 

- Các khu trung tâm đô thị hiện hữu có dân cư tập trung, không đảm bảo hạ tầng đô thị, thực hiện quy hoạch cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng bổ sung các công trình công cộng, công viên, cây xanh… đảm bảo đời sống dân cư và nâng cao chất lượng đô thị.


Hạ Long - Thành phố bên bờ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Quảng Ninh được thành lập năm 1963, với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí địa lý đắc địa, cùng với thành phố Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là đầu tàu và là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng sông Hồng, động lực phát triển của miền Bắc.

Vũ Phong Cầm

Theo

Link gốc:

tỉnh quảng ninh có bao nhiêu thành phố, quảng ninh có mấy thành phố, quảng ninh có bao nhiêu thành phố, lịch sử tỉnh quảng ninh, bảo vệ môi trường tỉnh quảng ninh, du lịch quảng ninh, các khu vui chơi tại quảng ninh

Cầu Bãi Cháy - cây cầu nổi tiếng của Quảng Ninh

Xin chào quý bạn đọc. Như các bạn đã biết, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương. Có một điều lý thú đó là đại đa số các tỉnh có 1 số thành phố, nhưng tổng cộng nước ta có 76 thành phố. Như vậy sẽ có những tỉnh có nhiều hơn 1 thành phố. Trong số đó tỉnh Quảng Ninh với ưu thế về kinh tế, tài nguyên, vị trí địa lý dẫn đầu về số lượng thành phố. Vậy tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu thành phố? Chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!

Để biết tỉnh quảng ninh có bao nhiêu thành phố, cần hiểu lịch sử tỉnh Quảng Ninh

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh nằm ở địa đầu đông bắc Việt Nam, Phía bắc giáp Quảng Tây, Trung Quốc; Phía đông và nam giáp vịnh Bắc Bộ; Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn. Về địa chất, Quảng Ninh có cả có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, trong đó đồi núi là hơn 80%. Quảng Ninh có lợi thế đặc biệt về tài nguyên than [trữ lượng 3,6 tỉ tấn] và kinh tế biển [với đường biển dài 250km, 2.077 hòn đảo].

Lịch sử tỉnh Quảng Ninh

Từ thời các vua Hùng, Quảng Ninh cùng một phần của Bắc Giang, Lạng Sơn hiện nay là bộ Ninh Hải, Lục Hải [trong số 15 bộ của thời Hùng Vương]. Trong suốt thời kỳ lịch sử, Quảng Ninh nhiều lần được đổi tên: Hải Đông thời Lý, lộ Hải Đông, lộ An Bang thời Trần; lộ An Bang, lộ An Quảng thời Lê; Quảng Yên thời Nguyễn. Năm 1899 thực dân Pháp lại tách một phần bắc tỉnh Quảng Yên mà lập tỉnh Hải Ninh. Năm 1947, liên tỉnh Quảng Hồng được thành lập bao gồm tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai và các huyện Thủy Nguyên, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều. Năm 1948, Quảng Hồng được tách thành tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai. Năm 1955, khu Hồng Quảng gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên được thành lập. Năm 1963, tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở tỉnh Hải Ninh và đặc khu Hồng Quảng. 

Vậy tỉnh quảng ninh có bao nhiêu thành phố?

Năm 1993, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở thị xã Hòn Gai. Năm 2008, thành phố Móng Cái được thành lập [trước là thị xã Móng Cái]. Năm 2011, thành phố Uông Bí được thành lập [trước là thị xã Uông Bí]. Năm 2012, thành phố Cẩm Phả được thành lập [trước là thị xã Cẩm Phả].
Như vậy tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố. Ngoài ra tỉnh còn có 2 thị xã [Quảng Yên và Đông Triều] và 7 huyện [Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ].

Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có tiềm năng du lịch to lớn

Có thể nói, Quảng Ninh có tiềm năng du lịch hàng đầu Việt Nam. Về cảnh quan thiên nhiên, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, các bãi biển Quan Lạn, Minh Châu, Trà Cổ, Cô Tô. Về du lịch văn hóa tâm linh, Quảng Ninh có di tích lịch sử Bạch Đằng, khu du lịch Yên Tử, đền Cửa Ông, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, đền thờ Trần Hưng Đạo, chùa Ba Vàng, chùa Quỳnh Lâm, chùa Cái Bầu...Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nhiều khu vui chơi nổi tiếng: Sun World Hạ Long, Tuần Châu, Ba Đèo, Công viên Hà Lan, Bảo tàng Quảng Ninh, thiên đường hoa Quảng La, suối nước nóng Quang Hanh...

Khu vui chơi Sunworld Hạ Long

Thực trạng bảo vệ môi trường tại Quảng Ninh

Điều không tránh khỏi của Quảng Ninh là ô nhiễm môi trường đi liền với sự phát triển kinh kế. Vì lẽ đó, trong các năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng môi trường luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Với diện tích tự nhiên rộng, mật độ dân số không cao, thì sinh hoạt của dân cư trong tỉnh không phải nguyên nhân chính có thể gây ô nhiễm môi trường tại Quảng Ninh. Hai hoạt động chính có khả năng gây ô nhiễm là du lịch và sản xuất công nghiệp. Đối với du lịch, đặc biệt là du lịch biển, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là truyền thông môi trường, nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho du khách trong và ngoài nước. Tối ưu hóa vị trí, số lượng thùng chứa rác đặt tại các địa điểm du lịch, có chế tài xử phạt với các hành vi xả rác bừa bãi tại địa điểm du lịch.

Đối với sản xuất công nghiệp, tỉnh Quảng Ninh luôn yêu cầu các dự án trước khi được đầu tư cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo ghi nhận, 5 năm gần đây tỉnh đã thẩm định và phê duyệt 531 báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận 2.328 bản kế hoạch bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tỉnh cũng đã cấp 244 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; cấp 486 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các hồ sơ, thủ tục trên đều được thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả và được thực hiện giải quyết tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. 

Các dự án của Thủ Đô Xanh tại Quảng Ninh

Bản thân tập thể Thủ Đô Xanh cũng đã có nhiều dự án về môi trường tại Quảng Ninh như: Nhà máy chất thải nguy hại Vinacomin, Nhà máy nhiệt điện Đông Triều, Nhà máy nhiệt điện Thăng Long và nhiều dự án khác với quy mô nhỏ hơn.

Xem thêm về các Dự án của chúng tôi TẠI ĐÂY

Mặc dù hiện nay các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch tỉnh Quảng Ninh đang bị thiệt hại nặng nề do covid, nhưng hi vọng trong năm nay và năm sau tỉnh sẽ hồi phục vũ bão, xứng đáng là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Video liên quan

Chủ Đề