Quỹ liên kết chung là gì

Bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị đều có điểm chung là kết hợp yếu tố bảo vệ – đầu tư giúp người tham gia gia tăng giá trị tài sản nhờ vào việc đầu tư vào các quỹ liên kết. Tuy nhiên hai sản phẩm này vẫn có những đặc điểm khác nhau rõ rệt. Cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. So sánh đặc điểm bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị

Đặc điểm của hai loại bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị có sự khác biệt như sau:

Bảo hiểm liên kết chung: Bên cạnh mức phí bảo hiểm cơ bản còn có mức phí đóng thêm để tham gia vào quỹ liên kết chung. Quỹ liên kết này do công ty bảo hiểm thực hiện và phân bố tài sản đầu tư vào chiến lược trung, dài hạn. 

Kết quả đầu tư cuối cùng mà khách hàng nhận được dựa vào tình hình đầu tư của quỹ liên kết chung. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro đầu tư, các công ty bảo hiểm luôn cam kết mức lãi suất đầu tư tối thiểu đối với sản phẩm này.

Bảo hiểm liên kết đơn vị: Người tham gia gói bảo hiểm này được quyền chọn một hay nhiều quỹ liên kết đơn vị để đầu tư và nhận toàn bộ kết quả theo quỹ liên kết đơn vị đã chọn [kể cả sinh lời hay rủi ro].

Bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị thường khác nhau ở quỹ liên kết và cách thức sinh lời.

2. Quyền lợi và cách hưởng quyền lợi có gì khác nhau?

Cả hai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị đều có quyền lợi bảo hiểm rủi ro giống nhau, nhưng khác nhau ở quyền lợi đầu tư. Cụ thể:

Đối với bảo hiểm liên kết chung: Người tham gia không được lựa chọn quỹ đầu tư. Quyền lợi đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đầu tư của quỹ liên kết chung với lãi suất không thấp hơn mức lãi suất tối thiểu được quy định tại hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời loại tài sản đầu tư của quỹ liên kết chung thường là tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu các loại [chính chủ, doanh nghiệp…] nên thường đảm bảo an toàn.

Đối với bảo hiểm liên kết đơn vị: Người tham gia tùy chọn quỹ đầu tư. Quyền lợi đầu tư phụ thuộc vào kết quả đầu tư của các quỹ đơn vị, có thể sinh lời hoặc chấp nhận rủi ro mà không có bất cứ mức lãi suất nào được cam kết. Vậy có thể thấy, rủi ro tương ứng với khả năng sinh lời [thông thường rủi ro càng cao thì mức lời càng cao và ngược lại]. Loại tài sản đầu tư của bảo hiểm liên kết đơn vị đa dạng: tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu và nhiều hình thức đầu tư liên quan đến cổ phiếu…

>>> Xem thêm các kênh đầu tư sinh lời hiệu quả TẠI ĐÂY

Như vậy, bảo hiểm liên kết đơn vị có mức sinh lời cao nên rủi ro cũng nhiều hơn bảo hiểm liên kết chung.

3. So sánh mức phí

Bên cạnh mức phí bảo hiểm cơ bản đã thỏa thuận trong hợp đồng, người tham gia đóng thêm phí cho phần đầu tư trong mỗi năm hợp đồng như sau:

Bảo hiểm liên kết chung

  • Đóng phí định kỳ: Không vượt quá 5 lần mức phí bảo hiểm năm đầu.
  • Đóng phí 1 lần: Không quá 50% phí bảo hiểm lần đầu tiên đóng.

Bảo hiểm liên kết đơn vị

  • Đóng phí định kỳ: Không vượt quá 10 lần mức phí bảo hiểm năm đầu.
  • Đóng phí 1 lần: Không quá 50% phí bảo hiểm lần đầu đóng.

Lưu ý, tổng số phí bảo hiểm đóng thêm để đầu tư không được vượt quá mức quy định của công ty.

4. Các khoản phí bên mua bảo hiểm phải chi trả

Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị có quy định chi trả phí bảo hiểm là:

Mức phí bảo hiểm liên kết chung bao gồm: Phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ, phí hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn, phí đóng thêm và phí rút tiền.

Mức phí bảo hiểm liên kết đơn vị: Ngoài các phí giống bảo hiểm liên kết chung như phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ, phí hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn, phí đóng thêm và phí rút tiền; bảo hiểm liên kết đơn vị có thêm phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị [phí chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các quỹ liên kết đơn vị].

Tóm lại, điểm khác biệt nổi bật giữa bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị là ở mức phí đóng thêm cũng như mức lãi suất được nhận và khả năng chịu rủi ro đầu tư. 

Theo đó, nếu bạn muốn có một giải pháp đầu tư an toàn và hạn chế gặp rủi ro, hãy chọn bảo hiểm liên kết chung. Còn nếu bạn muốn khả năng sinh lời cao hơn, có thể chấp nhận mạo hiểm khi đầu tư thì chọn bảo hiểm liên kết đơn vị. 

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ chọn được gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện tài chính để tăng thêm giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm nhân thọ nhé!

Khả năng sinh lời, rủi ro đầu tư và mức phí đóng thêm là những điểm khác biệt chính giữa bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị.

Những năm gần đây, bảo hiểm liên kết đầu tư nổi lên như một lựa chọn giúp các người tham gia `vẫn nhận được quyền lợi bảo hiểm mà vẫn tận dụng được các cơ hội sinh lời. Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành hai dòng sản phẩm chính là bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.

Về cơ bản, hai loại sản phẩm này đều có điểm chung là kết hợp yếu tố bảo hiểm và đầu tư, giúp người tham gia gia tăng giá trị tài sản thông qua việc ủy thác vào các quỹ liên kết. Tuy nhiên, hai loại bảo hiểm này cũng có nhiều điểm khác biệt và người tham gia cần nắm rõ để tránh nhầm lần, đưa ra quyết định phù hợp.

Bên cạnh các chi phí bảo hiểm cơ bản, số tiền khách hàng đóng hàng năm sẽ được trích một phần sang quỹ liên kết chung, hoặc quỹ liên kết đơn vị.

Theo điều 3 Thông tư 52/2016/TT-BTC, quỹ liên kết chung là quỹ được hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Tài sản của quỹ liên kết chung không phân chia mà xác định chung cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm được liên kết.

Còn theo khoản 1 điều 3 Thông tư 135/2012/TT-BTC, quỹ liên kết đơn vị là quỹ được hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị và là một phần của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.

Về khía cạnh đầu tư, các loại tài sản chính của quỹ liên kết chung thường là tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu các loại [chính chủ, doanh nghiệp, ...] nên có tỷ lệ rủi ro thấp. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm thường cam kết mức lãi suất đầu tư tối thiểu đối với sản phẩm này.

Đối với các quỹ liên kết đơn vị, các loại tài sản đầu tư đa dạng hơn, bao gồm tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, ... Người tham gia gói bảo hiểm này được quyền chọn một hay nhiều quỹ liên kết đơn vị để đầu tư và nhận toàn bộ kết quả theo quỹ liên kết đơn vị đã chọn, bất kể cả là lời hay lỗ. Cũng chính bởi đặc điểm này, bảo hiểm liên kết đơn vị có lợi suất cao hơn, nhưng đi cùng với rủi ro lớn hơn.

Về quy định phí đóng thêm, với bảo hiểm liên kết chung, mức đóng phí định kỳ không được vượt quá 5 lần mức phí bảo hiểm năm đầu. Ví dụ, trong năm đầu tiên đóng 10 triệu, thì các năm tiếp theo khách hàng không được đóng quá 50 triệu/năm.

Với bảo hiểm liên kết đơn vị, mức đóng phí định kỳ không vượt quá 10 lần mức phí bảo hiểm năm đầu. Tức như trong trường hợp trên, các năm tiếp theo khách hàng không được đóng quá 100 triệu/năm.

Về chi phí phải trả, cả hai loại sản phẩm này đều có chung các khoản phí như phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ, phí hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn, phí đóng thêm và phí rút tiền. Trong đó, phí ban đầu của sản phẩm liên kết đơn vị thường cao hơn bảo hiểm liên kết chung.

Ngoài ra, bảo hiểm liên kết đơn vị còn có thêm khoản phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị. Khoản phí này phát sinh trong trường hợp khách hàng thay đổi khẩu vị rủi ro, muốn chuyển đổi sang quỹ sinh lời tốt hơn hoặc an toàn hơn.

Như vậy, bên cạnh nhu cầu bảo hiểm, nếu khách hàng muốn có một giải pháp đầu tư an toàn và ít rủi ro, bảo hiểm liên kết chung sẽ là một lựa chọn hợp lý hơn. Còn nếu muốn tìm kiếm một cơ hội sinh lời tốt hơn và chấp nhận được rủi ro, bảo hiểm liên kết đơn vị sẽ là sự phù hợp.

Lê Huy

Video liên quan

Chủ Đề