Quy trình chuyển hóa của formaldehyde trong cơ thể người năm 2024

Formol là dung dịch bão hoà của formaldehyde trong nước. Formaldehyde là loại hoá chất với mùi cay hăng rất đặc trưng được sử dụng tương đối rộng rãi trong công nghiệp. Formaldehyde có thể hình thành từ những hoạt động của con người [đốt rác, khói thuốc lá,....]. Formaldehyde có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, cơ chế diệt khuẩn giống như các tác nhân diệt khuẩn khác nghĩa là "giết" các mô tế bào.

Ở dạng thông thường formol chứa 37% formaldehyde tính theo khối lượng, 6-13% methanol phần còn lại là nước. Formol được sử dụng trong công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo [chiếm tới một nửa tổng số formaldehyde tiêu thụ], giấy, sơn, xây dựng, ...và trong y tế.

Khí formaldehyde có thể gây bỏng mũi, bỏng mắt, hệ hô hấp, gây hắt hơi, đau cổ, co thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi. Formaldehyde cũng có thể gây viêm da hoặc dị ứng da. Theo Tổ chức Y tế thế giới, con người bị nguy hiểm nhất khi tiếp xúc với formol qua đường hô hấp.

Năm 2004, formaldehyde được Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về ung thư chuyển từ nhóm 2A [nhóm chất có khả năng gây ung thư] sang nhóm 1 [nhóm chất gây ung thư]. Chúng ta đều biết số người bị mắc và chết vì ung thư hàng năm tăng lên nhanh chóng và nguyên nhân lớn là do thực phẩm.

Theo TS Nguyễn Bá Đức - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Trung ương: Mỗi năm, Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó khoảng 50.000 người mắc bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị ô nhiễm và tất nhiên không thể loại trừ formol trong thực phẩm.

Nếu bị nhiễm formaldehyde nặng thông qua đường hô hấp hay đường tiêu hoá các hiện tượng sau đây có thể xảy ra: Viêm loét, hoại tử tế bào, các biểu hiện nôn mửa ra máu, đi ỉa chảy hoặc đái ra máu và có thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch, với các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, ói mửa, tím tái. 30ml là liều lượng có thể gây ra chết người.

Giới hạn vẫn còn an toàn cho con người trong không khí là ít hơn 2 ppm. Thí nghiệm trên chuột cho thấy chuột sống trong môi trường formol với nồng độ 6 đến 15 ppm dẫn đến bị ung thư mô. Các nghiên cứu cũng cho thấy formol có thể gây ra các vấn đề với gan, tụy và phổi.

Hàm lượng formol cao có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong khi nó chuyển hoá thành axít formic làm tăng axít trong máu, gây thở nhanh và thở gấp, bị hạ nhiệt, hôn mê.

Mức độ độc của formol tăng dần ở nhiệt độ cao; tuy nhiên khi ở nhiệt độ thấp, khí formaldehyde có thể chuyển thành paraforomaldehyde - một loại hoá chất rất độc.

Nhưng thực tế, hóa chất này còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm khác, hiện diện ngay trong căn nhà của bạn. Vì vậy, chúng ta cần biết cách nhận diện formaldehyde và biện pháp phòng tránh chúng…

Formaldehyde được tìm thấy ở đâu?

Chúng ta có thể sẽ không nhìn thấy formaldehyde nhưng sẽ nhận ra bởi mùi nồng, ngột ngạt [một số người ví nó như mùi dưa muối chua]. Hóa chất dễ cháy này được sử dụng rộng rãi cho nhiều sản phẩm xây dựng nhà ở cũng như dùng làm chất bảo quản tại các phòng thí nghiệm y khoa, làm hóa mỹ phẩm và không thể không nhắc đến là dùng ở các nhà liệm xác. Formaldehyde cũng là phụ phẩm của quá trình thiêu ôtô, nhưng bạn đọc sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng bản thân formaldehyde - dù chỉ là một lượng rất nhỏ cũng có trong các cơ thể sinh vật sống bao gồm cả con người. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ [CDC] cho biết: Formaldehyde hiện diện trong tất cả mọi ngôi nhà, đặc biệt là nhà những người hay hút thuốc lá.

Cư dân sống ở những ngôi nhà mới xây dựng, thậm chí dùng các sản phẩm đồ gỗ mới đóng [sàn gỗ và đồ gỗ gia dụng] cũng có nguy cơ tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất này. Những nơi thường xuyên có mặt formaldehyde bao gồm: Một số sản phẩm đồ gỗ như đồ nội thất, sàn gỗ, tủ; những loại vải ép vĩnh viễn; thảm và rèm cửa. Một số sản phẩm gia dụng khác như chất tẩy rửa, keo dán và một số loại sơn; mỹ phẩm; khói thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác; khói tỏa ra từ bếp lò và lò sưởi mở; khói sương; thuốc và các loại vitamin; thực phẩm được bảo quản; dây điện...

Formaldehyde có nguy hiểm không?

Đọc đến đây, chúng ta đang ngạc nhiên tự hỏi là vì sao formaldehyde rõ ràng là độc hại thế mà vẫn được dùng trong các vật dụng hàng ngày? Câu trả lời nằm ở số lượng sử dụng và tiếp xúc. Phần lớn người dân thường tiếp xúc [và không tránh khỏi sự tiếp xúc] với một lượng nhỏ formaldehyde có trong các sản phẩm gia đình, do đó, nó không gây ra các biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người nhạy cảm với hóa chất thì cơ thể họ sẽ không chịu nổi ngay cả khi chỉ với một lượng formaldehyde nhỏ. Formaldehyde có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, dẫn đến dị ứng. Theo cổng thông tin về các chất độc hại của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ [EPA] thì các nhóm dễ bị ảnh hưởng hơn bao gồm những người rất trẻ và những người rất già, cùng với những người bị hen suyễn và gặp các rắc rối về đường hô hấp.

Công nhân trong xưởng may có nguy cơ mắc ung thư mũi và họng do tiếp xúc với hóa chất formaldehyde hàng ngày. Ảnh nguồn: mmtimes

Sự nguy hiểm của formaldehyde liên quan đến việc dùng một lượng lớn hóa chất. Mức độ phơi nhiễm cao có thể gây ra một số chứng bệnh ung thư và dễ xảy ra một số chứng bệnh ung thư mũi và họng cho công nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất, nhà máy điện và một số hoạt động công nghiệp. Một số ngành nghề khác cũng có nguy cơ phơi nhiễm formaldehyde, bao gồm: bác sĩ, nha sĩ, y tá, người làm nghề ướp xác, bác sĩ thú y, công nhân ngành công nghiệp nội thất và may mặc, giáo viên và học sinh/sinh viên - những người làm việc trong các phòng thí nghiệm có các mẫu vật bảo quản.

Biện pháp giảm tiếp xúc với formaldehyde

Formaldehyde có thể đi vào cơ thể thông qua không khí, thức ăn, nước và da. Nhưng có một số cách đơn giản để giảm phơi nhiễm và giảm nguy cơ gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Không hút thuốc lá: Có một danh sách dài các lý do để từ bỏ thuốc lá, trong đó formaldehyde là một thành phần của khói thuốc lá. Vì vậy, hút thuốc lá trong không gian kín có thể khiến cho người hút và những người xung quanh dễ bị nguy cơ phơi nhiễm formaldehyde quá mức.

Giữ cho nhà ở thông thoáng: Một cách để giảm lượng formaldehyde là phải làm cho ngôi nhà luôn thoáng gió. Hãy mở hết cửa sổ [nếu có] hoặc có thể dùng máy quạt để thông gió, đón thêm nhiều khí sạch vào nhà. Nếu nhà có lót sàn và dùng nhiều đồ gỗ thì càng phải để cho nhà thoáng gió.

Giặt quần áo mới: Với các bộ quần áo hay vải vóc mới mua về nhà thì thường chứa formaldehyde, cách đơn giản để giúp giảm lượng hóa chất này là hãy giặt sạch quần áo trước khi mặc.

Bảo trì lò sưởi: Nếu trong nhà có lò sưởi thì hãy duy tu nó hợp lý để ngăn khói lò bay khắp nhà. Chỉ đốt gỗ lâu năm, thường xuyên lau dọn ống khói mỗi năm.

Sử dụng các loại sơn có ít hoặc không có VOC. VOC là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và formaldehyde là một trong những loại VOC phổ biến. Các loại sơn VOC rất thông dụng ở khắp nơi, giá rẻ và không có mùi khó chịu khi sơn.

Chủ Đề