Quyền dân chủ của sinh viên trong trường học

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9  Bài 3: Dân chủ và kỷ luật giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]
  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời Gợi ý Bài 3 trang 10 sgk GDCD 9

a] Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyên trên.

Trả lời:

Những việc làm thể hiện việc phát dân chủ:

+ Họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp;

+ Các bạn sôi nổi thảo luận;

+ Đề xuất chỉ tiêu cụ thể;

+ Đề xuất các biện pháp thực hiện;

+ Tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể;

+ Thành lập Đội Thanh niên cờ đỏ.

Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ trong công ty :

+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý những yêu cầu của giám đốc đôi với mọi người trong sản xuất;

+ Yêu cầu lao động quá căng thẳng, thiếu phương tiện lao động, lương thấp, ốm đau không được chăm sóc  sức khoẻ công nhân giảm sút;

+ Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần không được giám đốc chấp nhận.

b] Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.

Trả lời:

Khi họp bàn xây dựng kế hoạch năm học của lớp, biện pháp dân chủ thể hiện ở chỗ:

+ Mọi người cùng được tham gia bàn bạc;

+ Thể hiện ý thức tự giác của mọi người;

+ Biện pháp tổ chức thực hiện;

Biện pháp kỉ luật:

+ Các bạn tuân thủ quy định tập thể;

+ Cùng thống nhất hành động;

+ Nhắc nhở, đôn đốc nhau thực hiện.

c] Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm.

Trả lời:

Nhờ việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật mà tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm đã phát huy được ý thức tập thể của lớp; nhờ có biện pháp tổ chức thực hiện mà mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện trọn vẹn.

d] Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào ? Vì sao ?

Trả lời:

Việc làm của ông giám đốc có tác hại đã làm cho công nhân bất nên kết quả sản xuất giảm sút và công ti bị thua lỗ nặng nề.

Bởi vì, ông giám đốc là người độc đoán, chuyên quyền và gia trưởng

Xem thêm:  Đề bài - bài tập 2 trang 21 vở bài tập lịch sử 7

Bài 1 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 9]: Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ ? Vì sao ?

a] Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường ; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy ;

b] Ông Bính  tổ trưởng tổ dân phố  quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn ;

c] Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch ;

d] Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến ;

đ] Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

Lời giải:

Những hoạt động thể hiện dân chủ là: [a], [c], [d].

[a] Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.

[c] Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

[d] Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.

Những hoạt động thiếu dân chủ: [b], ông Bính đã tự quyết định sô tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu dân chủ.

Hoạt động thể hiện thiếu tính kỉ luật là [e]: Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài.

Bài 2 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 9]: Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.

Lời giải:

Trong giờ sinh hoạt lớp vào thứ 7, sau khi bạn lớp trưởng nhận xét những mặt ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua và đề nghị các bạn cho ý kiến, trong đó có một giờ học Giáo dục Công dân bạn Khuê đã đưa bài tập Sử ra để làm, vì thế cô giáo đã trừ điểm thi đua của lớp. Em đã có ý kiến góp ý cho bạn Khuê phải thực hiện nghiêm túc kỉ luật giờ học: Giờ nào việc nấy, nếu bạn làm như vậy là không những vi phạm nội quy học tập, kỉ luật của nhà trường mà còn thể hiện thái độ không tôn trọng cô giáo bộ môn Giáo dục Công dân.

Bài 3 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 9]: Hãy phân tích và chứng minh nhận định Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể.

Lời giải:

Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc.

Bài 4 [trang 11 sgk Giáo dục công dân 9]: Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì ?

Lời giải:

Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;

+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;

+ Tham gia phát biểu xây dựng bài;

+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;

+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Gửi Đánh Giá

Đánh giá trung bình         / 5. Số lượt đánh giá:

Quyền hạn và nghĩa vụ của sinh viên

Điều 4. Nhiệm vụ của sinh viên
1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ trường đại học và các nội quy, quy chế của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Nhà trường; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.
3. Tôn trọng cán bộ, giảng viên nhân viên, người lao động của Nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.
4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trường.
6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trường.
8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo, tài trợ do Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp cấp, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.
9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với các đơn vị chức năng, Giám hiệu hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của sinh viên khác, giảng viên, người lao động trong Nhà trường.
10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Điều 5. Quyền của sinh viên
1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổbiến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.
3. Được tạo điều kiện tronghọc tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:
a] Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;
b] Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;
c] Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;
d] Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viênở nướcngoài; học chuyển tiếpởcác trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;
e] Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam [đối với sinh viên Việt Nam], Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường;
f] Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Trường [bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý,hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,...];
g] Được nghỉ học tạm thời, được tiếp nhận trở lại học tập, thôi học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định:
- Sinh viên xin thôi học phải có đơn, có ý kiến đồng ý của đại diện gia đình thanh toán hết công nợ với Nhà trường [nếu có];
- Sinh viên xin nghỉ ốm phải có đơn, được cơ quan y tế từ tuyến huyện, thị xã, quận trở lên xác nhận, được sự đồng ý Cố vấn học tập và Khoa quản lý sinh viên;
- Sinh viên nghỉ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải có đơn, được chính quyền địa phương xác nhận; Cố vấn học tập, Khoa quản lý đồng ý và thanh toán hết công nợ với Nhà trường [nếu có] đến thời điểm xin nghỉ học tạm thời;
- Đơn xin thôi học, nghỉ học tạm thời của sinh viên nộp về Nhà trường qua phòng Công tác HSSV;
- Khi sinh viên có nguyện vọng tiếp tục trở lại học tập sau nghỉ học tạm thời, cần làm đơn đề nghị, có xác nhận của địa phương trong thời gian nghỉ học không vi phạm các quy định của pháp luật và gửi về Nhà trường qua phòng Công tác HSSV;
- Các bước để sinh viên học theo tiến độ nhanh, chậm, cùng lúc hai chương trình, chuyển trường, được thực hiện theo Quy định tại Quyết định số 300/QĐ- ĐHCNQN 05 tháng 7 năm 2021 của Hiệu trưởng trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh ban hành quy chế Đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng tuyển sinh, học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa ...theo quy định của Nhà nước.
5. Được góp ýkiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Nhà trường; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Ban Giám hiệu Nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.
7. Sinh viên, đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứngchỉ, bảngđiểm, các giấy tờliên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.

[ Trích Quy định Công tác Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh]

  • Tweet

Video liên quan

Chủ Đề