Rẽ trái khi đèn xanh phạt bao nhiêu?

Khi chạy đến ngã tư đang đèn xanh, thì Ô tô có được quyền rẽ trái không, hay phải đứng chờ khi đèn đỏ rồi mới được rẻ trái [ để ko cản trở phương tiện đi ngược chiều]? [nhưng nếu vậy thì lại cản trở phương tiện phía sau !!]
Bởi có 1 lần bị phạt vì đèn xanh mà rẻ trái gây cản trở phương tiện đi ngược chiều !!! [đường mình đang đi không có con lươn, ko có đèn thông báo rẻ trái, hay bất cứ biển báo nào]

Nếu mình đi đúng mà vẫn bị kêu vào thì nên ứng xử ra sao thông minh nhất 😁:D
Bác nào rõ về luật thì vào giúp mình nha, thanks trước😃

Người điều khiển xe mà rẽ phải khi đèn đỏ sai quy định sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, cụ thể mức phạt như sau:

- Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2023 với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

+ Rẽ phải khi đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

[điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

- Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2023 với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

+ Rẽ phải khi đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

[Điểm e khoản 4, điểm b, c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;điểm g khoản 24 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

- Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2023 với máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng.

+ Rẽ phải khi đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng.

[Điểm đ khoản 5, điểm a, b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

- Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2023 với xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], xe thô sơ:

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], xe thô sơ mà rẽ phải khi đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

[Điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2022/NĐ-CP]

2. Trường hợp nào được rẽ phải khi đèn đỏ?

Những trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ bao gồm:

[1] Có tín hiệu của người điều khiển giao thông

Theo Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật 41:2019/BGTVT, khi có đồng thời các hình thức báo hiệu giao thông thì người điều khiển giao thông phải tuân thủ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

- Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Như vậy, khi đèn đỏ mà người đèn đỏ giao thông có tín hiệu cho rẽ phải thì người điều khiển giao thông được phép rẽ phải.

[2] Có biển báo phụ cho rẽ phải

Lưu ý: Nếu biển báo phụ cho rẽ phải có thêm ký hiệu xe máy thì chỉ xe máy mới được rẽ phải.

[3] Có đèn báo hiệu hình mũi tên chuyển màu xanh cho phép rẽ phải

[4] Có vạch mắt võng

Vạch mắt võng sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí để tránh ùn tắc giao thông.

Như vậy, khi đèn đỏ mà có đồng thời vạch mắt võng thì người điều khiển xe được phép rẽ phải.

[5] Có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông

Xem chi tiết các trường hợp được phép rẽ phải khi đèn đỏ TẠI ĐÂY

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Theo dõi diễn đàn Xây dựng văn hóa giao thông, tôi thấy có ý kiến về chuyện rẽ phải hay không rẽ phải khi đèn đỏ, tôi rất tâm đắc.

Song theo tôi, chuyện rẽ phải khi đèn đỏ chưa chắc đã bất tiện và nguy hiểm bằng rẽ trái khi đèn xanh.

Tôi từng một lần bị tông xe khi rẽ trái lúc đèn xanh. Lần đó tôi dừng xe trên đường Điện Biên Phủ chờ đèn xanh để rẽ trái vào đường Trương Định [Q.3, TP.HCM].

Vì để tiện rẽ trái khi đèn xanh thì tăng ga rẽ liền không gây cản trở người phía sau, tôi dừng xe sát vạch sơn trên làn đường ôtô mà không biết đó là vi phạm. Nào ngờ đó lại là tai họa cho mình.

Khi đèn xanh bật lên, tôi bật xinhan rồi tăng ga rẽ trái. Thình lình từ phía sau một chiếc xe máy tông thẳng tới hất tôi và chiếc xe văng nhào ra giữa ngã tư.

Chiếc xe máy kia cũng lật ngang ra đường. Tôi lồm cồm bò dậy, kiểm tra thì chỉ bị trầy đầu gối và cùi chỏ. May là lúc đó không có xe lớn, chứ không chắc đã đi “chầu ông bà”.

Thì ra chiếc xe kia từ phía sau chen lên, thấy còn đèn đỏ 1-2 giây là vội phóng lên, tới vạch sơn thì đúng lúc tôi rẽ trái nên gây tai nạn.

Chuyện đã xảy ra cách đây mấy năm rồi, từ đó tới giờ tôi vẫn còn ám ảnh và rất sợ mỗi lần phải rẽ trái.

Và tôi cũng từng chứng kiến nhiều tai nạn diễn ra trong lúc rẽ trái. Người từ bên này vừa thấy sắp chuyển sang đèn xanh là bắt đầu rẽ trái, trong khi người ở đường bên kia thấy đèn đỏ sắp bật lên thì ráng chạy vọt qua, kết quả là tông nhau giữa đường.

Thêm vào đó, thói quen của chúng ta là thường quan sát bên phải chứ ít khi để ý bên trái, vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn khi rẽ trái hoặc tránh nhau về bên trái.

Tôi để ý thấy có nhiều trường hợp người đi xe máy khi sang đường hoặc rẽ trái không chú ý quan sát phía sau nên bị tông vào ôtô, xe tải đi cùng chiều và chết rất thảm.

Tôi nghĩ ngành giao thông cần phân luồng làm sao đừng cho phép rẽ trái là tốt nhất. Có thể bố trí liên hoàn những giao lộ chỉ cho rẽ phải hoặc chỉ cho rẽ trái ở những ngã ba đường một chiều để xe cộ không bị giao cắt với nhau.

Hoặc bố trí đèn riêng cho các xe rẽ trái trước rồi mới đến lượt xe đi thẳng và rẽ phải để tránh va chạm như tôi đã từng thấy.

Hiện nay có rất ít giao lộ mà ở đó đèn tín hiệu giao thông có pha riêng cho các xe rẽ trái. Như tại TP.HCM, tôi thấy chỉ có đèn này ở các giao lộ lớn trên xa lộ Hà Nội, quốc lộ 22, đường Nguyễn Văn Linh, đường Võ Văn Kiệt, đường Mai Chí Thọ...

Đi qua những giao lộ có pha đèn rẽ trái riêng, tuy có mất thời gian chờ vài chục giây nhưng bù lại là rất an toàn.

Nhiều người rẽ trái sai luật

Đại úy Trần Thị Hồng Nhung [phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra tai nạn và xử lý giao thông - Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM] cho biết những lỗi vi phạm rẽ trái của người tham gia giao thông phổ biến là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Nghĩa là đèn đỏ hoặc đèn xanh không cho phép rẽ trái nhưng người điều khiển xe vẫn cứ rẽ trái như một “thói quen xấu”.

Ngoài ra, một lỗi vi phạm khá phổ biến liên quan đến việc rẽ trái là người lái xe chủ động lấn sang làn ôtô từ xa trước khi đến giao lộ để rẽ trái cho nhanh.

Di chuyển như vậy là vi phạm về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Nhiều người cũng ngộ nhận nếu phân làn vạch rời thì được phép di chuyển lấn làn nhưng quên rằng vạch rời chỉ cho phép chuyển hướng chứ không cho phép di chuyển thẳng trên một đoạn đường nhất định.

Chia sẻ về việc nhiều người phản ảnh do không được nhường đường nên “cực chẳng đã” họ mới di chuyển vào làn đường ôtô để tìm cách rẽ trái, đại úy Nhung cho biết trong điều kiện giao thông thông thoáng thì người lái xe đến giao lộ được phép rẽ trái, chỉ cần xinhan đèn và chuyển hướng rẽ trái, các xe chạy thẳng sẽ nhường đường cho xe đi qua.

Thực tế cho thấy chỉ khi lưu lượng xe lớn hoặc xảy ra ùn ứ thì những xe được phép rẽ trái tại những giao lộ cho phép mới bị cản trở bởi những dòng xe dày đặc. Người lái xe phải chủ động di chuyển gần hoặc sát vạch xe ôtô trước khi đến giao lộ, sau đó bật xinhan rẽ trái sẽ hạn chế bị xung đột giữa các dòng xe.

Theo đại úy Nhung, thời gian qua phòng cũng xử phạt rất nhiều trường hợp vi phạm rẽ trái sai luật theo chuyên đề và tích cực xử phạt “nguội” qua camera để răn đe, nâng cao ý thức tham gia giao thông.

Trong trường hợp người điều khiển xe vi phạm khi rẽ trái sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1 - 3 tháng đối với người điều khiển môtô, xe máy; phạt tiền từ 1,2 - 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 - 3 tháng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô; phạt tiền từ 60.000 - 80.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác. [SƠN BÌNH]

Diễn đàn Xây dựng văn hóa giao thông do báo Tuổi Trẻ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Sở GTVT TP.HCM, Phòng CSGT đường bộ đường sắt [PC67] Công an TP.HCM và Công ty cổ phần Hưng Thịnh phối hợp tổ chức.

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ rất mong nhận được nhiều ý kiến, hình ảnh, video clip đóng góp, hiến kế, phản biện của bạn đọc trong và ngoài nước liên quan đến nội dung trên. Mọi tin bài, thông tin liên hệ xin gửi về địa chỉ email: nguyentran@tuoitre.com.vn.

Chủ Đề