Samsung vietnam báo cáo tài chính

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam [SEV Bắc Ninh]. Ảnh: Internet.

Đối với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam [SEV Bắc Ninh], tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của SEV Bắc Ninh là 247.008 tỷ đồng, tăng 8.716 tỷ so với mức 238.292 tỷ đồng của năm trước.

Nợ phải trả của Samsung Bắc Ninh là 27.849 tỷ đồng [đồng thời là nợ ngắn hạn, công ty không có nợ dài hạn]. Vốn chủ sở hữu là 219.159 tỷ đồng, tăng 14.003 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.298 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối là 205.424 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của SEV Bắc Ninh ở mức thấp [0,13 lần].

Năm 2019 tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp này là 447.071 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 452.788 tỷ đồng của năm 2018.

Trong năm 2019, lợi nhuận trước thuế của công ty là 37.364 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 35.029 tỷ đồng. Cũng trong năm này, SEV Bắc Ninh nộp ngân sách nhà nước 2.858 tỷ đồng.

Đối với Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên [SEV Thái Nguyên], tổng tài sản cuối năm 2019 của Công ty là 277.087 tỷ đồng, tăng so với mức 235.579 tỷ đồng cuối năm trước.

Nợ phải trả năm 2019 là 41.438 tỷ đồng, cũng giống như SEV Bắc Ninh, đây là nợ ngắn hạn và công ty không có nợ dài hạn.

Vốn chủ sở hữu của Samsung Thái Nguyên là 235.648 tỷ đồng tăng 45.895 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 2.089 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối là 227.056 tỷ đồng.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của DN này ở mức thấp là 0,18 lần. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 5,18 lần và hệ số khả năng thanh toán nhanh là 4,57 lần.

Khác với Samsung Bắc Ninh, tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính của Samsung Thái Nguyên năm 2019 tăng so với năm 2018.

Theo đó, năm 2019 tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính của DN này là 657.613 tỷ đồng, tăng so với mức 597.343 tỷ đồng của năm 2018.

Cũng trong năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Samsung Thái Nguyên là 48.554 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 46.083 tỷ đồng. Doanh nghiệp này nộp NSNN là 2.079 tỷ đồng tăng so với mức 1.268 tỷ đồng của năm 2018.

Theo Bộ Tài chính, SEV Bắc Ninh và SEV Thái Nguyên của Tập đoàn Samsung là hai DN lớn nhất trong 967 DN thuộc nhóm ngành Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi máy vi tính, thiết bị quang học, doanh thu của 2 DN này chiếm đến 48% tổng doanh thu của toàn nhóm ngành.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu [ROE] và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản [ROA] của nhóm ngành này nếu không xét đến 2 DN trên của Samsung lần lượt là 15,5% và 6%; trong đó SEV Bắc Ninh và SEV Thái Nguyên có khả năng sinh lời đều ở mức cao, ROE lần lượt là 16% và 20%, ROA lần lượt là 14% và 17%.

“ROE và ROA không chênh lệch lớn là do 2 DN này sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. So sánh tổng thể với nhóm ngành, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của 2 DN này của Tập đoàn Samsung là hiệu quả”, theo Bộ Tài chính.

Trong năm 2021, 4 nhà máy của Samsung Việt Nam đạt tổng doanh thu 70,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2020.

Trong đó, Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên [SEVT] ghi nhận doanh thu 27,3 tỷ USD, tăng 14%; Samsung Electronics Việt Nam [SEV] 18,3 tỷ USD, tăng 13%; Samsung Display Việt Nam [SDV] 18,4 tỷ USD doanh thu, tăng 8% và Samsung Electronics HCMC CE Complex [SEHC] 5,5 tỷ USD tăng 4,4%.

 

Tổng lợi nhuận 4 nhà máy Samsung trong năm 2021 cũng đạt mức 4,47 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái. Đáng chú ý, Samsung Display Việt Nam [SDV] là nhà máy có mức tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất khi tăng 0,3 tỷ USD, tương ứng tăng 75,5%. Các nhà máy khác gồm SEHC tăng 12,7%, SEVT tăng 11,2%, SEV tăng 3,4%.

 

Vừa qua, Samsung Electronics cũng đã công bố báo cáo chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh. Trong năm 2021, tập đoàn này đạt doanh thu 244,4 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020. Tính chung lợi nhuận cả năm 2021 đạt 34,88 tỷ USD, tăng 51%.

Đặc biệt, Tập đoàn Samsung đã có thêm một bước đi mới tại thị trường Việt Nam khi quyết định đầu tư thêm 920 triệu USD cho Dự án Samsung Electro-Mechanics Việt Nam [Samsung Điện cơ - SEMV]. Với khoản đầu tư tăng thêm này, SEMV sẽ có tổng vốn đầu tư 2,27 tỷ USD, thay vì 1,35 tỷ USD trong hiện tại. Còn tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam sẽ nâng lên 19,2 tỷ USD, đưa "ông lớn" này tiếp tục giữ vững vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Với phần vốn tăng thêm, dự kiến, SEMV sẽ tập trung sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm bảng mạch điện tử kết nối mật độ cao, như mảng lưới bóng chíp bán dẫn…, các linh kiện, phụ tùng, như camera module, thấu kính, bộ nắn điện… cho các loại thiết bị viễn thông và thiết bị di động công nghệ cao.

Trong năm 2021, các mẫu điện thoại gập của Samsung đã bán được trên 4 triệu sản phẩm trên toàn thế giới, tăng 4 lần so với năm 2020. Theo công ty chuyên điều tra thị trường Counterpoint research, trong tổng số thị phần của điện thoại Samsung tại Mỹ, lượng bán ra của các dòng điện thoại gập đã tăng từ 0,6% trong năm 2020 lên đến 12% trong năm 2021.

Hiện tại hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Các sản phẩm di động thông minh được sản xuất tại các nhà máy Samsung tại Việt Nam đang được xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Samsung đang xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Hiện trung tâm R&D mới dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT...

Hướng Dẫn Đăng Bình Luận

Chúng tôi khuyến khích các bạn đăng bình luận để kết giao với người sử dụng, chia sẻ quan điểm của bạn và đặt câu hỏi cho tác giả và những người khác. Tuy nhiên, để duy trì chất lượng cuộc đàm luận ở mức độ cao, điều mà chúng ta đều mong muốn, xin bạn hãy nhớ những nguyên tắc sau:

  • Làm phong phú cuộc đàm luận
  • Đi vào trọng tâm và đúng hướng. Chỉ đăng những nội dung liên quan đến chủ đề đang được thảo luận.
  • Hãy tôn trọng. Kể cả những ý kiến tiêu cực cũng phải được viết trong khuôn khổ tích cực và ngoại giao.
  • Sử dụng phong cách viết chuẩn. Bao gồm cả dấu chấm câu, chữ hoa và chữ thường.
  • LƯU Ý: Các tin rác và/hoặc thông điệp cùng đường dẫn quảng cáo, email, số điện thoại trong bài bình luận sẽ bị xóa bỏ, đồng thời các tài khoản có những bình luận này cũng sẽ bị treo cho đến khi chủ tài khoản cam kết không vi phạm lần thứ hai các quy định đăng bài.
  • Tránh những công kích cá nhân, báng bổ hay vu khống trực tiếp đến tác giả hay một người sử dụng khác.
  • Chỉ cho phép các bình luận bằng Tiếng Việt.

Theo toàn quyền quyết định của Investing.com, thủ phạm gây ra thư rác hay có hành động lạm dụng sẽ bị xóa khỏi trang và bị cấm đăng nhập trong tương lai.

Theo báo cáo tài chính quý II/2021 của Samsung Electronics, 6 tháng đầu năm, 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam đã tạo ra tổng cộng 29,7 tỷ USD doanh thu và 2,2 tỷ USD lợi nhuận. Con số này tăng đáng kể so với mức doanh thu 27,5 tỷ USD và lợi nhuận 1,77 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Samsung Electronics hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn công bố lên tới 17,7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 56 tỷ USD trong năm 2020.

Theo báo cáo tài chính mới nhất quý II/2021, 6 tháng đầu năm nay, 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam đã tạo ra tổng cộng 29,7 tỷ USD doanh thu và 2,2 tỷ USD lợi nhuận. Con số này tăng đáng kể so với mức doanh thu 27,5 tỷ USD và lợi nhuận 1,77 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Mức doanh thu và lợi nhuận này đến từ 4 nhà máy đều thuộc sở hữu 100% vốn của Samsung Electronics bao gồm:

Samsung Electronics Việt Nam [gọi tắt là SEV] tại tỉnh Bắc Ninh, chuyên sản xuất thiết bị điện tử, thành lập từ tháng 3/2008.

Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên [SEVT] tại tỉnh Thái Nguyên, chuyên sản xuất thiết bị viễn thông, thành lập vào tháng 3/2013;

Samsung Display Việt Nam [SDV] tại tỉnh Bắc Ninh, chuyên sản xuất màn hình và thiết bị hiển thị, thành lập tháng 7/2014;

Samsung Electronics HCMC CE Complex [SEHC] tại TP Hồ Chí Minh, chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử, thành lập tháng 2/2015.

Doanh thu và lợi nhuận của 4 nhà máy Samsung Việt Nam kỳ 6 tháng 2021

Đóng góp lớn nhất [khoảng 40%] vào tổng doanh thu 29,7 tỷ USD của các nhà máy Samsung tại Việt Nam là Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên [SEVT] với doanh thu 11,9 tỷ USD. SEVT hiện đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông [HHPs] của Samsung trên toàn cầu. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, SEVT tạo ra 933,4 triệu USD lợi nhuận, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

SEV, nhà máy Samsung đầu tiên tại Việt Nam tạo ra 7,97 tỷ USD doanh thu trong 6 tháng đầu năm với lợi nhuận đạt 740,5 triệu USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

SDV mặc dù tạo ra mức doanh thu khiêm tốn hơn [khoảng 6,8 tỷ USD] trong 6 tháng đầu năm nhưng bù lại, mức lợi nhuận đạt được là 354,7 triệu USD, tăng vọt từ mức lỗ 4,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Tại nhà máy Samsung Electronics ở TP Hồ Chí Minh SEHC, doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 3,03 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận đạt 162,8 triệu USD, giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2020.

2 nhà máy sản xuất thiết bị điện tử và thiết bị viễn thông có biên lợi nhuận cao, đóng góp 76% tổng lợi nhuận nhóm 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam

Samsung Electronics hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn công bố lên tới 17,7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 56 tỷ USD trong năm 2020. Ngược lại, Việt Nam cũng được mệnh danh là “ngôi nhà thứ hai” của Samsung, “công xưởng” sản xuất lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc ở nước ngoài. Hai nhà máy SEV [Bắc Ninh] và SEVT [Thái Nguyên] cũng là hai nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại di động quy mô lớn nhất, hiện đại nhất của Samsung trên toàn cầu. 

Riêng trong mảng smartphone, ước tính cho thấy khoảng 60% sản phẩm smartphone Samsung bán ra trên toàn cầu được sản xuất hoặc lắp ráp tại các nhà máy Việt Nam. Theo dữ liệu do Bộ Công thương công bố, trong năm 2020, smartphone nhãn hiệu Samsung xuất khẩu đạt doanh số lên tới 25,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc của Việt Nam.

Một nguồn tin trên tờ The Korean Economics Daily đầu tháng này cho hay có nhiều khả năng Samsung sẽ rót thêm vốn đầu tư vào nhà máy SDV tại Bắc Ninh để mở rộng công suất sản xuất dòng Z Fold và Z Flip lên 25 triệu chiếc mỗi năm, đáp ứng nhu cầu tăng vọt của thị trường.

"Các nhà máy sản xuất thiết bị màn hình gập hiện tại của Samsung đều đang hoạt động hết công suất. Công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng các dây chuyền sản xuất” - nguồn tin thân cận của  The Korean Economics Daily cho hay.

NTTD

Video liên quan

Chủ Đề