Tạo pixel facebook là gì

Facebook Pixel thường hay được nhiều nhà kinh doanh sử dụng nhằm mục đích theo dõi thay đổi từ Facebook Ads. Khi cài đặt công cụ này, bạn có thể tiếp cận khách hàng dễ hơn. Bên cạnh đó là tối ưu hóa chất lượng quảng cáo.

Vậy Facebook Pixel là gì? Công cụ này được dùng nhằm mục đích gì? Làm sao để sử dụng Pixel Facebook hiệu quả nhất? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được POS365 giải đáp ngay trong nội dung sau đây, hãy cùng tìm hiểu.

I. Facebook Pixel là gì?

Facebook Pixel hay còn gọi Facebook Pixel Code là đoạn mã mà bạn đặt trên trang Web của mình để đo lường hiệu quả của quảng cáo bằng cách tìm hiểu hành động mà mọi người thực hiện trên trang web. 

Facebook Pixel có mục đích nhằm thu thập dữ liệu, theo dõi những thay đổi từ Facebook Ads. Sau đó tối ưu hóa quảng cáo, xây dựng đối tượng khách hàng mục tiêu để sử dụng cho những lần quảng cáo kế tiếp. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bạn tiếp thị cho những người đã tương tác với Website.

II. Công dụng của Facebook Pixel

Sau khi đã nắm rõ được khái niệm Pixel Facebook là gì thì nội dung tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn chính là công dụng của nó. Pixel là công cụ cung cấp nhiều thông tin quan trọng, nó sẽ giúp bạn tạo ra những lần quảng cáo chất lượng hơn.

Pixel là công cụ cung cấp nhiều thông tin quan trọng

2.1. Facebook Conversion Tracking - Theo dõi chuyển đổi Facebook

Bạn hoàn toàn có thể xem hành động của khách hàng khi tương tác với Website của bạn khi họ xem quảng cáo trên FB. Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể theo dõi khách hàng thông qua thiết bị di động của họ.

Việc theo dõi này sẽ giúp bạn xác định xu hướng của khách hàng. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược quảng cáo cùng những tính toán lợi tức đầu tư.

2.2. Facebook Retargeting – Tiếp cận khách hàng mục tiêu

Facebook Retargeting kết hợp với quảng cáo động trên Facebook sẽ giúp bạn tiếp cận vào những đối tượng khách hàng đã ghé thăm website của bạn. Bạn hoàn toàn thực hiện thao tác này ở trên phần cài đặt. 

2.3. Tạo danh sách khách hàng

Facebook Pixel sẽ giúp bạn xây dựng danh sách đối tượng quảng cáo dựa vào Targeting Pixel Data. Việc này được xác định dựa trên những thông tin Facebook có sẵn và nhóm những khách hàng có cùng sở thích đã tương tác trên website. Sau đó những quảng cáo sẽ tiếp cận họ.

2.4. Tối ưu hóa Facebook Ads cho việc chuyển đổi

Facebook Tracking Pixel Date sẽ giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo cho những sự kiện trên website. Nếu không sử dụng Pixel, quảng cáo của bạn sẽ chuyển đổi thành Link Clicks. Như vậy ngược lại nếu áp dụng Pixel, bạn hoàn toàn có thể giúp liên kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh được đặt ra.

2.5. Tối ưu hóa Quảng cáo Facebook dựa trên giá trị

Facebook sở hữu thuật toán thu thập dữ liệu từ website của bạn và tiến hành lưu thông tin khách hàng và số tiền họ chi ra. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tối ưu hóa đối tượng khách hàng để thiết lập quảng cáo tốt hơn.

2.6. Truy cập sâu vào các công cụ và số liệu của Facebook Ads

Đây chính là lợi ích của việc cài đặt Pixel. Nếu như bạn không quan tâm với công cụ này thì bạn khó có thể sử dụng những tiện ích ở trên. Bên cạnh đó Pixel giúp bạn dễ dàng theo dõi các số liệu như chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng.

III. Cách tạo Pixel Facebook

Sau đây sẽ là hướng dẫn tạo Pixel Facebook, sau đó bạn có thể hoàn toàn cài đặt cho Website của mình. Các bước khá đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay.

Bước 1: Bạn phải truy cập vào Facebook Events Manager

Bước 2: Bạn chọn trình trình quản lý quảng cáo. Sau đó, bạn click vào ký hiệu ô vuông để mở ra menu lối tắt. Tiếp theo, chọn tab “Cài đặt cho doanh nghiệp” ở mục lối tắt hoặc ở mục “Quản lý doanh nghiệp”. Cuối cùng nhấn vào “Pixel”. 

Bước 3: Bạn tiến hành đặt tên cho Pixel của mình. Sau đó bạn nhấn tiếp tục là có thể sử dụng Pixel Facebook.


Chỉ với 3 bước đơn giản là bạn có thể tạo Facebook Pixel

IV. Hướng dẫn cài đặt Pixel Facebook

Tiếp theo sẽ đến phần cài đặt Pixel Facebook vào Website của bạn. Bạn có thể làm như sau:

Bước 1: Bạn nhấn vào “Thiết lập Pixel ngay”.

Bước 2: Tiếp đến, bạn chọn thêm mã thủ công.

Bước 3: Sau đó, Facebook sẽ cung cấp cho bạn 1 đoạn code.

Bạn sẽ được cung cấp một đoạn code

Bước 4: Bạn có thể sử dụng ID Pixel để thêm người dùng, đối tác và tài sản Facebook của mình.

Bạn đã có thể sử dụng ID Pixel của mình

Hướng dẫn cài đặt Pixel Facebook vào Website Wordpress:

  • Đối với Website sử dụng mã nguồn WordPress thì bạn cài plugin Head & Footer Code. Sau đó, bạn copy toàn bộ mã "script" của Pixel Facebook như ở hình trên vào mục HEAD code của plugin.

Hướng dẫn cài đặt Pixel Facebook vào Website Shopify:

  • Đối với nền tảng Shopify chuyên bán hàng thì đơn giản hơn rất nhiều. Bạn vào mục Setting trong giao diện quản lý. Sau đó tìm mục Online Store. Tiếp theo, bạn copy ID Facebook Pixels rồi dán vào ô yêu cầu. 

V. Cách chia sẻ Pixel Facebook đơn giản

Để có thể chia sẻ Facebook Pixel, thì việc đầu tiên bạn cần phải xác định BM [trình quản lý doanh nghiệp] nào đang sở hữu Pixel trên website, sau đó chia sẻ Pixel từ BM đó sang BM mới. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn tiến hành mở BM sở hữu Pixel trên website. Tiếp đó vào mục Pixel để chia sẻ Pixel với BM mới.

Bạn tiến hành chỉ định đối tác

Bước 2: Copy ID của BM mới, rồi dán vào ID đối tác kinh doanh.

Đoạn mã trên chính là ID

Bạn nhấn I Accept

Sau khi đánh dấu tích bạn nhấn Next để sang bước tiếp theo

Bước 3: Khi yêu cầu đã được gửi đi thành công, bạn tiếp tục truy cập mục Pixel của BM mới và làm theo hình dưới:

Bạn nhấn vào mục tiếp tục sau khi đã gửi thành công

Bước 4: Bạn liên kết tài khoản quảng cáo mới với Pixel này bằng việc "Thêm tài sản".

Bạn đã có thể thêm tài khoản liên kết

Bước 5: Nhấn vào phần "Thêm người" để quản trị Pixel này.

Bạn có thể thêm đối tượng quản trị bằng cách nhấn vào thêm người

VI. Cách mở báo cáo Facebook Pixel

Thông thường Facebook Pixel sẽ gửi báo cáo về cho Facebook Ads. Những chỉ số trong phần này sẽ phụ thuộc vào những cài đặt mà bạn chỉnh trên Facebook Pixel. Bạn sẽ thấy những thông tin như sau:

  • Mua hàng

  • Thêm vào giỏ hàng

  • Xem nội dung

  • Thông tin thanh toán

Để mở, bạn có thể thực hiện theo các bước như dưới đây:

Bước 1: Bạn tiến phần Quản lý quảng cáo rồi chọn Columns. Sau đó nhấn chọn Customize Columns.

Chọn Customize Columns để bắt đầu xem báo cáo

Bước 2: Tại đây, bạn click chọn những nội dung bạn muốn hiển thị trong báo cáo. Sau đó chọn “Áp dụng”

Chọn mục bạn muốn hiện thị rồi nhấn áp dụng

VII. Giải quyết những vấn đề thường gặp với Facebook Pixel

Trong trường hợp bạn đã cài đặt xong xuôi và đưa Facebook Pixel vào hoạt động thử nghiệm những thông tin được thu thập về chỉ ở mức trung bình. Rất có thể việc này do Quảng cáo chạy sai đối tượng, không chính xác với đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn đặt ra.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng mà bất kỳ những Pixel mới nào cùng phải trải qua. Thế nên bạn cần sử dụng duy nhất một Pixel, bởi thời gian càng lâu thì lượng dữ liệu thu thập được giúp quảng cáo tiếp cận nhiều người hơn. Thế nên nóng vội thực sự là con dao rất sắc lúc này.

Hiện tại Facebook Pixel có 3 loại hành động tương ứng với 3 màu mà bạn cần nắm. Những hành động này chỉ gặp khi sử dụng Conversion [Chuyển đổi] thì mới gặp.

Các màu sẽ biểu thị tương ứng với từng hành động của khách hàng

  • Màu xanh lá: Biểu thị có khác hàng đã thực hiện hành động trên Website của bạn. Tứ
  • Màu xám: Biểu thị khách hàng thực hiện hành động trên Website của bạn. Nhưng 30 ngày trôi qua họ chưa thực hiện lại hành động đó.
  • Màu đỏ: Biểu thị khách hàng chưa bao giờ thực hiện hành động này bao giờ.

VIII. Tổng kết

Như vậy khi sử dụng Facebook Pixel sẽ giúp bạn theo dõi, sau đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo của mình. Hi vọng rằng, nội dung trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi Facebook Pixel là gì? cũng như giúp bạn vận hành và áp dụng trong thực tế. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Video liên quan

Chủ Đề