Sau khi tiêm vaccine covid 19 cần kiêng gì

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

1. Vì sao cần tiêm nhắc lại vaccine COVID-19?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tiêm vaccine COVID-19 có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virus. 

Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ của vaccine có thể mất dần theo thời gian, đặc biệt là ở người lớn trên 65 tuổi.

Đó là lý do tại sao nên tiêm nhắc lại vaccine COVID-19. Các biến thể COVID-19 mới, như Omicron cũng là lý do cần tiêm nhắc lại vaccine nhằm cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong.

Theo báo cáo, các tác dụng phụ phổ biến nhất do tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Các tác dụng phụ có thể dữ dội hơn sau khi tiêm nhắc lại so với hai mũi tiêm đầu tiên. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tăng cường khả năng miễn dịch đối với virus.

Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi và uống nước có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng này, bạn cũng nên ăn hoặc tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến cảm giác hoặc hiệu quả của vaccine.

Sau khi tiêm vaccine covid 19 cần kiêng gì

Tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 nhằm cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể.

2. Trước khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19

2.1. Bạn nên ăn một bữa ăn bổ dưỡng

Trước khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19, bạn nên chuẩn bị trước một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính giàu dinh dưỡng, tùy thuộc vào thời gian tiêm vaccine. Cần tránh đi tiêm vaccine khi bụng đói. Đặc biệt nếu bạn sợ kim tiêm hoặc có tiền sử cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi tiêm.

2.2. Uống nhiều nước

Hầu như mọi chức năng của cơ thể phụ thuộc vào việc được cung cấp đủ nước. Điều này quan trọng cả trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine.

Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của vaccine và mất nước có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đó. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước, nước ép trái cây nguyên chất, các loại trà hoặc đồ uống khác không quá nhiều đường.

Sau khi tiêm vaccine covid 19 cần kiêng gì

Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng trước khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.

2.3. Không uống rượu

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, uống rượu thực sự có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, rượu được biết đến là nguyên nhân gây mất nước, làm trầm trọng thêm tình trạng sốt và mệt mỏi có thể xuất hiện sau khi tiêm nhắc lại. Vì vậy, bạn nên tránh uống rượu ít nhất 24 giờ trước và sau khi tiêm.

Thực phẩm đã qua chế biến có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, đặc biệt là đồ ăn nhanh, xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói… thường chứa nhiều đường, muối… Chúng không giúp ích gì mà còn có thể làm cho quá trình phản ứng tự nhiên của cơ thể khó khăn hơn. 

Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm dễ gây viêm nhiễm như thịt nguội, đồ chiên rán hoặc đồ ăn nhiều đường.

Sau khi tiêm vaccine covid 19 cần kiêng gì

Hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn.

3. Tiếp tục ăn uống lành mạnh sau khi tiêm nhắc lại

Sau khi tiêm nhắc lại, bạn nên tiếp tục ăn các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, thịt gia cầm và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại rau và trái cây nhiều màu sắc.

Ngoài ra, một số thực phẩm như: nước luộc gà, trà gừng, bánh quy giòn... có thể chống buồn nôn, giúp bạn đỡ mệt mỏi.

Sau khi tiêm vaccine covid 19 cần kiêng gì

Nước dùng gà có thể chống buồn nôn, giảm mệt mỏi.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, bạn nên ngủ đủ giấc trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 sẽ làm cho hệ miễn dịch mạnh hơn. Khi chúng ta ngủ, hệ thống miễn dịch có đủ thời gian để tự phục hồi. Giấc ngủ chất lượng cũng giúp tối ưu hóa phản ứng của cơ thể với các mũi tiêm vaccine.

Bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập nhẹ như đi bộ. Những người tuân theo lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có phản ứng tốt hơn với vaccine so với những người không tập thể dục. Điều này là do cơ thể họ phát triển tích cực nhiều kháng thể hơn.

Sau khi tiêm vaccine covid 19 cần kiêng gì
Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19

Xem thêm video đang được quan tâm

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng


Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 hay không? Trước và sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 nên ăn gìkiêng gì và chuẩn bị gì? Để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.

Thực phẩm nên ăn:

Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau tiêm vắc xin COVID-19.

Nước

Nước chiếm 50-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Nước cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước bảo vệ các mô, cơ quan và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Để đảm bảo quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải của cơ thể, cần cung cấp đủ nước từ đồ uống và thức ăn. Nhu cầu khuyến nghị nước khoảng 35-40ml/kg/ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sinh lý, điều kiện thời tiết, điều kiện lao động, sinh hoạt…

Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép  để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá…

Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin E sau tiêm

Thực phẩm giàu vitamin C, E

Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giúp duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm: Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…

Sau khi tiêm vắc xin COVID -19 người có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.

Thực phẩm nên tránh

Rượu

Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.

Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vacxin Covid 19:

1. Trước khi tiêm chủng

Bạn cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau:

- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.

- Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.

- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.

- Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như:

+ Tình trạng sức khỏe hiện tại;

+ Các bệnh mạn tính đang được điều trị;

+ Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.

+ Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.

+ Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước.

+ Tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có)

+ Các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua.

+ Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)?

2. Sau khi tiêm chủng

Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.

Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: sốt cao mà uống thuốc không hạ, tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.