Sau tiêm vaccine covid có được uống thuốc không

Câu hỏi: Sau tiêm vaccine, cơ thể có dấu hiệu sốt, đau, nóng đỏ tại chỗ tiêm. Có phải tất cả các loại thuốc hạ sốt đều được dùng trong trường hợp này?

Trả lời: 

ThS, BS Nguyễn Hiền Minh - Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh:

Sau tiêm vaccine Covid-19, người được tiêm chủng có thể có những triệu chứng thường gặp như: sốt trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Cụ thể, có thể dùng acetaminophen 500mg x 3 lần (uống)/ngày hay còn được biết đến với tên gọi thông thường là paracetamol với nhiều tên thương mại khác nhau và nhiều dạng bào chế từ viên nén, viên sủi, thuốc bột.

Phần lớn việc sử dụng acetaminophen để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường như trên sau tiêm vaccine Covid-19 là an toàn với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai; người có suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

Trường hợp người được tiêm chủng không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2-3 ngày dùng thuốc acetaminophen hoặc những người từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase (G6PD), có thể thay thế acetaminophen bằng ibuprofen.

Tuy nhiên, không nên sử dụng ibuprofen sau tiêm vaccine Covid-19 ở những người được tiêm chủng là phụ nữ đang mang thai; người đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được tư vấn của bác sĩ khi uống ibuprofen.

Một số người có triệu chứng dị ứng ở da như: Ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vaccine Covid-19, sau khi loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc uống nhóm kháng histamin.

Người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.

Đối với người được tiêm chủng vaccine Covid-19 đang dùng toa thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính, không được tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng người bệnh.

Không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vaccine Covid-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vaccine.

Vì sao cần tiêm ngừa cho trẻ?

Trẻ em vẫn có thể bị nhiễm COVID-19. Một số trẻ có thể bị các biến chứng,, dù hiếm nhưng rất nghiêm trọng do siêu vi khuẩn COVID-19 gây ra. Tiêm ngừa là cách bảo vệ hiệu quả nhất.

Trẻ em cũng có thể lây COVID-19 cho người khác ngay cả khi các em không có triệu chứng nào. Tiêm ngừa là cách ngăn ngừa hiệu quả nhất.

Trẻ em đã tiêm ngừa sẽ có thể tham gia nhiều sinh hoạt và chương trình hơn.

Con tôi có đủ điều kiện để được tiêm ngừa không?

Đã đủ! Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã hội đủ điều kiện để được tiêm ngừa thuốc Pfizer. Trẻ em bị dị ứng với thực phẩm hoặc thú vật cần phải được tiêm ngừa COVID-19. Quý vị có thể hỏi y tá tại địa điểm tiêm ngừa nếu có thắc mắc. Nếu con em quý vị đang bị nhiễm COVID-19, các em phải chờ đến lúc khoẻ hẳn để được tiêm ngừa.

Cần chứ. Đã bị nhiễm COVID trước đây không giúp trẻ không bị nhiễm lại. Tiêm ngừa vẫn là cách bảo vệ trẻ hiệu quả nhất khỏi bị lây nhiễm lại.

Liều tiêm ngừa cho trẻ em có giống liều cho người lớn không ?

Liều Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi sẽ ít hơn liều tiêm cho người lớn. Chỉ bằng một phần ba liều của người lớn. Giống như người lớn, trẻ cũng cần tiêm hai liều, thời gian tiêm cách nhau ba tuần lễ.

Làm sao biết được là tiêm ngừa hiệu quả và an toàn cho trẻ em?

Các nghiên cứu cho thấy thuốc tiêm ngừa dành cho trẻ em rất an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa COVID-19. Hàng trăm triệu người lớn đã được tiêm loại thuốc Pfizer an toàn và hiệu quả này.

Được. Nếu mẫu đơn chấp thuận đã được điền và ký tên đầy đủ, con em quý vị có thể được tiêm ngừa mà không cần sự có mặt của phụ huynh hay người giám hộ. Phụ huynh hoặc người giám hộ có thể cần phải trả lời điện thoại lúc các em đến hẹn tiêm ngừa.

Tiêm ngừa có gây phản ứng phụ không?

Một số người có phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm ngừa. Những phản ứng phụ thường gặp là tấy đỏ nơi tiêm, đau nhức và sốt nhẹ.

Tiêm ngừa có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Không. Tiêm ngừa không ảnh huởng gì tới khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.

Tiêm ngừa COVID-19 có liên quan đến vấn đề sức khỏe tim mạch không?

Vấn đề sức khỏe tim mạch rất hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng thường là nhẹ và có thể chữa trị được. Dịch bệnh COVID-19 gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn là tiêm ngừa.

Tiêm ngừa là cách bảo vệ hiệu quả nhất để không bị các vấn đề sức khỏe tim mạch do COVID-19 gây ra.

Nếu trẻ sợ kim tiêm và đã từng bị xỉu khi tiêm?

Nhân viên chúng tôi sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và an toàn khi đi tiêm ngừa. Quý vị có thể đặt trẻ ngồi trên lòng khi tiêm ngừa cho trẻ.

Con tôi có thể đi học nếu cháu không được khỏe sau khi tiêm ngừa không?

Nếu con em quý vị bị sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh hoặc rêm mình sau khi tiêm ngừa, nên cho cháu nghỉ ở nhà.

  • Nếu cháu khỏe lại trong vòng 48 giờ, cháu có thể đi học trở lại.
  • Nếu cháu vẫn còn bệnh sau 48 giờ, hãy cho cháu nghỉ học và gọi bác sĩ của cháu để biết chắc là cháu không bị nhiễm COVID-19 hoặc một chứng bệnh nào khác.
  • Hãy nhớ rằng, thuốc tiêm ngừa không thể truyền COVID cho cháu, nhưng cháu có thể đã bị nhiễm bệnh ngay trước khi đi tiêm ngừa.