Sinh mổ bao lâu được ăn thịt vịt

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Vịt là một món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Thế nhưng vẫn có nhiều thắc mắc về vấn đề “Sau phẫu thuật ăn thịt vịt được không?”. Để giải đáp cho những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu những phân tích từ các chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare sau đây nhé.

Sau phẫu thuật không nên ăn thịt vịt. Mặc dù, trong thịt vịt có chứa lượng lớn các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như Protein, Canxi, các loại Vitamin,… giúp phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng. Tuy nhiên, thịt vịt có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi vết thương trên da sau phẫu thuật. Theo kinh nghiệm, người sau phẫu thuật không nên ăn thịt vịt, đặc biệt là mẹ sau sinh mổ và người phẫu thuật thẩm mỹ.

Người sau phẫu thuật không nên ăn thịt vịt

Trước khi chắc chắn sau phẫu thuật có được ăn thịt vịt hay không thì chúng ta cùng phân tích, thịt vịt là nguồn cung cấp Protein tuyệt vời không thua kém gì so với thịt lợn, thịt bò. Tuy nhiên, Cholesterol trong thịt vịt lại có giá trị thấp hơn trong thịt bò và thịt lợn. Ngoài Protein, trong thịt vịt còn chứa nhiều loại Vitamin A, B, E, K và các loại khoáng chất thiết yếu như Canxi, Phospho, các Acid Amin Lysin, Threonin, Glycine,… rất cần thiết cho sự phục hồi của cơ thể.

Theo Viện dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng tiêu biểu có trong 100g thịt vịt gồm:

Dinh dưỡng Hàm lượng Dinh dưỡng Hàm lượng
Năng lượng 267 Kcal Kẽm 1.36mg
Protein 17.8g Đồng 236𝛍g
Lipid 21.8g Selen 12.4𝛍g
Cholesterol 76mg Vitamin C 3mg
Axit béo no 7.33g Vitamin A 270𝛍g
Axit béo không no 13.18g Vitamin E 0.7mg
Canxi 13mg Vitamin nhóm B 1.36mg
Sắt 1.8mg Vitamin K 5.5 𝛍g
Magie 15mg Lysin 912mg
Phospho 145mg Threonine 471mg
Kali 209mg Glycine 928mg

Từ bảng trên có thể thấy

  • Thịt vịt có hàm lượng protein cao không thua kém gì thịt bò, nhưng lượng cholesterol lại thấp hơn.
  • Thịt vịt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin E và các loại khoáng chất như Canxi, Sắt, Photpho rất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, người sau phẫu thuật không nên ăn thịt vịt bởi các lý do dưới đây:

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn. Nên những người sau phẫu thuật, cơ thể còn yếu không nên ăn thịt vịt vì có thể gây lạnh bụng, chán ăn, buồn nôn. Vì vậy, kiêng thịt vịt giúp vết mổ không bị tác động mạnh, co cơ đau đớn.

Là một món ăn ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên, thịt vịt có vị tanh. Vị tanh của thịt vịt làm giảm cảm giác ngon miệng của người ăn, nhất là với người sau phẫu thuật. Điều này khiến cho người sau phẫu thuật chán ăn từ đó dẫn đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật diễn ra chậm hơn.

Thịt vịt là nguồn cung cấp Protein dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, người sau phẫu thuật không nên ăn do lượng lớn Protein trong thịt vịt có thể kích thích quá trình liền sẹo quá mức khiến Collagen tăng sinh quá mức và đẩy lên, hình thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Khi đã rõ việc “Sau phẫu thuật ăn thịt vịt được không?” thì sau phẫu thuật bạn nên kiêng ăn thịt vịt ít nhất trong khoảng 1 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, mốc thời gian này chỉ là tương đối, chung chung, không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Độ sâu của vết mổ, cơ địa và tốc độ hồi phục của mỗi người sau phẫu thuật là khác nhau nên thời gian cần kiêng thịt vịt của mỗi người cũng là khác nhau.

Đặc biệt, người phẫu thuật thẩm mỹ sẽ coi trọng đến tính thẩm mỹ của vết sẹo, do đó, hãy nên ăn thịt vịt sau khi vết mổ lành hẳn. Bên cạnh đó, hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc sau phẫu thuật để xây dựng cho mình chế độ và thời gian ăn kiêng phù hợp nhất.

Ngoài thịt vịt, người sau phẫu thuật cũng không nên ăn những món ăn sau:

  • Thực phẩm gây sẹo lồi, mưng mủ ở vết mổ: thịt gà, đồ nếp, rau muống,..
  • Đồ uống có cồn, các sản phẩm chứa cafein: Rượu, bia, cafe,…
  • Đồ ăn chế biến sẵn: Bánh mì trắng, khoai tây chiên,…
  • Đồ ăn quá mặn, quá ngọt hoặc quá nhiều acid: Bánh, kẹo, nước mắm,…
  • Đồ ăn gây khó tiêu: Gà rán, kem, bơ,…
  • Đồ ăn tương tác thuốc: Phô mai, sữa chua,…
Một số món ăn người sau phẫu thuật nên tránh để tốt cho quá trình hồi phục

Để hạn chế sẹo lồi, xấu trên da sau phẫu thuật. Ngoài việc kiêng ăn thịt vịt, thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hãy giữ cho vết mổ luôn được sạch sẽ, tránh để cho vết thương bị nhiễm trùng gây viêm và mưng mủ.
  • Nên để vảy vết thương bong ra tự nhiên. Nếu bạn bóc da vết thương, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tạo ra những vết sẹo lớn hơn.
  • Che chắn vết thương cẩn thận để giữ cho vết sẹo không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Ánh sáng chiếu trực tiếp vào vết thương sẽ làm vết sẹo trở nên sẫm màu hơn.
  • Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da không bị khô, tạo độ mềm mại đàn hồi giúp quá trình liền sẹo tốt hơn.
  • Bổ sung thêm Vitamin A, B, E, C cho cơ thể giúp tăng quá trình tổng hợp và liên kết các collagen có tác dụng tái cấu trúc mô sẹo, làm liền sẹo.
  • Bổ sung thịt heo để cung cấp Protein cho cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm lành da.
  • Kiêng các thực phẩm để lại sẹo lồi như đồ nếp, rau muống, trứng, thịt gà, đồ cay nóng và các chất kích thích.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng gì cho người sau phẫu thuật, Nutricare Gold – Dinh dưỡng tối ưu cho người sau phẫu thuật chính là lựa chọn hàng đầu. Sữa bột Nutricare Gold là nguồn cung cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ các chất đạm, Vitamin và các khoáng chất thiết yếu Canxi, Magie, Phospho,…giúp tăng cường hệ miễn dịch, dễ tiêu hóa và phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau phẫu thuật.

Sữa Nutricare Gold – thức uống bổ sung dinh dưỡng cho người già muốn tăng cân

Hy vọng những phân tích trên đây đã giúp bạn giải đáp “Sau phẫu thuật ăn thịt vịt được không?” Hãy xây dựng một chế độ ăn khoa học, hợp lý để vết thương mau chóng hồi phục và không để lại sẹo nhé.

Nếu bạn quan tâm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về chế độ dinh dưỡng dành cho người sau phẫu thuật, hãy liên hệ tới hotline 18006011 hoặc fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sinh mổ ăn thịt vịt được không? Theo các chuyên gia, đối với những bệnh nhân mới phẫu thuật nói chung và các sản phụ sau khi sinh mổ nói riêng thì không nên ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt tính hàn, dễ gây hậu sản, ảnh hưởng vết mổ, gây mất sữa của con…

  • Thịt vịt có tốt không?
  • Sinh mổ ăn thịt vịt được không?
  • Món ăn chế biến hấp dẫn từ thịt vịt dành cho mẹ bầu sinh mổ
  • Ăn thế nào cho đúng?

Thịt vịt có tốt không?

Câu trả lời chắc chắn là có!  Thịt vịt chứa nhiều dưỡng chất cực kỳ bổ dưỡng cho cơ thể. Trong 100g thịt vịt có đến 25g protein, giá trị dinh dưỡng ở 201 calories. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thịt vịt bao gồm lượng lớn canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, D, E, K… có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa nhiều bệnh.

Với lượng dinh dưỡng dồi dào này, các nhà khoa học khắp nơi đều tin rằng ăn thịt vịt tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư. Với người mới ốm dậy, mất sức, cơ thể suy nhược như phụ nữ mới sinh, thịt vịt là chất bổ tự nhiên vì bổ sung nguồn năng lượng. Nó còn có ích cho người chán ăn, sốt, mệt mỏi. Thịt vịt cũng hỗ trợ việc chuyển hoá nước trong cơ thể.

Thịt vịt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho tim mạch [Ảnh: istockphoto]

Sinh mổ ăn thịt vịt được không?

Sau sinh ăn thịt vịt được không? Đối với phụ nữ mới sinh, có vẻ như những lợi ích của thịt vịt là vô cùng cần thiết. Thịt vịt bổ sung dinh dưỡng tối đa, giúp hồi phục sức khoẻ và lợi sữa, giúp mẹ có đủ sữa cho con bú.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ sau sinh mổ không nên ăn thịt vịt. Vì thịt vịt không được các chuyên gia khuyên ăn đối với người sau phẫu thuật. Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa mổ xong. Nếu mẹ mới sinh mổ ăn thịt vịt có thể gặp tình trạng như sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Lượng lớn protein của thịt vịt hoàn toàn không tốt cho vết thương hở, dễ để lại sẹo, thậm chí là sẹo lồi, mất thẩm mỹ. Thịt vịt còn có tính hàn, bổ âm nên bà đẻ vừa sinh xong cũng không nên ăn ngay. Tốt nhất nếu muốn ăn thịt vịt thì các mẹ nên đợi khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh mổ để vết mổ lành phần nào và cơ thể đã ổn định. Vì vậy, sau khi sinh mổ mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều này khi muốn ăn thịt vịt mẹ nhé!

Xem thêm:

Giải đáp thắc mắc sản phụ sinh thường ăn thịt bò được không?

Thực đơn cho bà đẻ – Ăn gì để mẹ sau sinh nhanh hồi phục lại nhiều sữa

Món ăn chế biến hấp dẫn từ thịt vịt dành cho mẹ bầu sinh mổ

Sau khi sinh mổ, mẹ chỉ nên ăn thịt vịt nạc, loại bỏ phần da và lớp mỡ ở bên ngoài. Bởi lẽ phần lớn chất béo và cholesterol của vịt nằm ở da và mỡ. Các chất này ngoài việc không tốt cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu cho mẹ mà chúng còn dễ gây tăng cân khi ăn quá nhiều.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hơn nữa, mỡ vịt khi nấu chín dễ bị oxy hóa lipid trong quá trình bảo quản, và quá trình này dễ làm cho thực phẩm bị biến chất khi chúng không được sử dụng. Ngoài ra, theo khuyến nghị của USDA thì nhiệt độ để nấu vịt là khoảng 165 độ F [74 độ C] nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Cháo vịt đậu xanh

Cháo là món vô cùng dễ ăn và để cung cấp thêm dinh dưỡng cho mẹ vừa sinh mổ, món cháo vịt đậu xanh sẽ là sự lựa chọn món ngon từ thịt vịt thích hợp nhất. Món ăn này có hương vị thơm ngon, đậm vị của thịt vịt mềm kết hợp với hương thanh mát của đậu xanh giúp mẹ có cảm giác thoải mái, nhẹ bụng khi ăn sau sinh.

Thịt vịt trộn rau khoai lang

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Món thịt vịt trộn rau khoai lang sẽ là món ăn phù hợp nhất. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thịt vịt đậm đà cùng hương thanh mát, giòn ngon của rau khoai lang. Sự kết hợp này tạo ra món ăn với đầy đủ hương vị, giàu dinh dưỡng và vô cùng dễ nuốt cho mẹ sau sinh mổ.

Thịt vịt trộn khoai lang dễ làm và ngon miệng [Ảnh: istockphoto]

Nội dung liên quan:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh ăn trứng vịt được không? Khi nào thì mẹ tuyệt đối không nên ăn trứng vịt

Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?

Ăn thế nào cho đúng?

Ăn thịt vịt sau sinh sao cho đúng? Mẹ sinh mổ khi ăn thịt vịt thì chỉ nên ăn thịt nạc, bỏ da và mỡ. Da và mỡ vịt chứa nhiều chất béo và cholesterol không tốt cho hệ tiêu hoá, khó tiêu. Bà đẻ lại đặc biệt thường gặp vấn đề về tiêu hoá nên cần phải chú ý điểm này.

Khi nấu thịt vịt cho mẹ sinh mổ nên nêm ít gia vị, nấu chín kỹ, mềm. Một số món hấp dẫn mà mẹ sau sinh mổ khoảng 2 tháng có thể ăn tại nhà như cháo vịt đậu xanh, vịt hầm hạt sen, thịt vịt luộc, hấp,…

Đối với các mẹ có tiền sử bệnh gout, hệ tiêu hoá kém, thận có vấn đề thì nên hạn chế, ăn càng ít thịt vịt càng tốt, thậm chí nên kiêng ăn. Lượng protein cao trong thịt vịt có thể làm tăng cao axituric gây nguy hiểm cho người bệnh. Tính hàn đặc trưng của thịt vịt cũng dễ gây nhiễm lạnh với người có hệ miễn dịch và tuần hoàn kém.

Bên cạnh cách chế biến, thì cách bảo quản cũng không kém phần quan trọng khi mẹ sinh mổ muốn ăn thịt vịt. Theo khuyến nghị của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, thịt vịt tươi sống nên bảo quản ở ngăn mát khoảng 2 độ C hoặc âm 25 độ C với ngăn đông. Ở ngăn mát, mẹ sẽ bảo quản được khoảng 1-4 ngày và đông lạnh là vài tháng. Ngoài ra, mẹ nên đóng gói thịt trong bọc thực phẩm, túi zip, giấy bạc hay hộp kín,… để bảo quản thịt vịt, hạn chế các vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng và hư hỏng thực phẩm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chú ý không ăn kèm thịt vịt với thịt ba ba nhiều hoạt chất sinh học hoặc quả dâu, mận làm nóng ruột, khó tiêu.

Kết luận

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng nhưng việc kiêng khem cũng dẫn đến việc thèm thuồng, ảnh hưởng tâm trạng mẹ mới sinh. Tốt nhất là có chế độ dinh dưỡng cân bằng và nên tìm hiểu lời khuyên của bác sĩ về thực đơn. Hi vọng với các kiến thức phía trên sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc sinh mổ ăn thịt vịt được không và ăn như thế nào để khoẻ mạnh hơn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề