Sơ sánh đặc điểm cơ thể trẻ em thời kì bú mẹ và thời kì răng sữa

Tăng trưởng thể chất bao gồm đạt được chiều cao và cân nặng hợp lý và tăng kích thước của tất cả các cơ quan [trừ mô bạch huyết là giảm kích thước]. Tăng trưởng từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành trải qua 2 giai đoạn riêng biệt:

  • Giai đoạn 1 [từ khi sinh đến khoảng từ 1 đến 2 tuổi]: Giai đoạn này là một trong những thời kỳ tăng trưởng nhanh, mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm trong thời gian đó.

  • Giai đoạn 2 [từ 2 tuổi đến khi bắt đầu dậy thì]: Trong giai đoạn này, sự tăng trưởng tương đối ổn định hàng năm.

Tuổi dậy thì là quá trình trưởng thành về thể chất từ trẻ em sang người lớn. Vị thành niên được định nghĩa là một nhóm tuổi; quá trình dậy thì xảy ra trong giai đoạn vị thành niên [xem Tăng trưởng về thể chất và sự trưởng thành về sinh dục của trẻ vị thành niên Tăng trưởng về thể chất và trưởng thành về giới tính của thanh thiếu niên ]. Tuổi dậy thì có sự tăng trưởng thứ phát xảy ra mạnh mẽ, ảnh hưởng đến các đặc tính sinh dục củacon trai Sự hình thành giới tính, tuổi tiền dậy thì và tuổi dậy thì Sự phát triển giới tính và chức năng nội tiết của nam giới phụ thuộc vào sự phản hồi phức tạp liên quan đến trục dưới dồi - tuyến yên - tinh hoàn được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương... đọc thêm và con gái Tuổi dậy thì Sự tương tác hormone giữa vùng dưới đồi, thuỳ trước tuyến yên và buồng trứng điều hoà hệ thống sinh sản của phụ nữ. Khu vực dưới đồi tiết ra một peptide nhỏ, hormone giải phóng gonadotropin... đọc thêm hơi khác nhau một chút.

Từ khi sinh ra cho đến lúc 2 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả các thông số tăng trưởng cần đạt tiêu chuẩn theo biểu đồ tăng trưởng của WHO Sau 2 tuổi, các thông số tăng trưởng đạt tiêu chuẩn tuân theo biểu đồ tăng trưởng của CDC growth charts from the CDC [1]. Sau 2 tuổi, các tham số tăng trưởng được sử dụng tuân theo Biểu đồ tăng trưởng theo CDC [1 Tài liệu tham khảo [Xem thêm Chậm tăng trưởng và Theo dõi sức khỏe trẻ em.] Tăng trưởng thể chất bao gồm đạt được chiều cao và cân nặng hợp lý và tăng kích thước của tất cả các cơ quan [trừ mô bạch huyết là giảm... đọc thêm ].

[Xem thêm Chậm tăng trưởng Chậm lớn [FTT] và Theo dõi sức khỏe trẻ em Theo dõi sức khỏe của trẻ khỏe mạnh .]

Tài liệu tham khảo

  • 1" Grummer-Strawn LM, Reinold C, Krebs NF, Centers for Disease Control and Prevention [CDC]: Sử dụng biểu đồ tăng trưởng của tổ chức Y tế Thế giới và CDC cho trẻ em từ 0-59 tháng tuổi ở Hoa Kỳ. MMWR Recomm Rep 10[RR-9]:1–15, 2010. Làm rõ và thông tin bổ sung. MMWR Recomm Rep 59[36]: 2009–2010

Chiều dài

Chiều dài được đo ở trẻ nhỏ chưa đứng được; chiều cao được đo ở trẻ có thể đứng được. Nói chung, chiều dài ở trẻ nhỏ bình thường tăng khoảng 30% khi 5 tháng và > 50% khi 12 tháng; trẻ nhỏ tăng khoảng 25 cm trong năm thứ nhất, và chiều cao lúc 5 tuổi thường gấp đôi chiều dài lúc sinh. Ở phần lớn trẻ nam, một nửa chiều cao người trưởng thành đạt được lúc 2 tuổi ; ở hầu hết các trẻ gái, chiều cao lúc 19 tháng bằng khoảng một nửa chiều cao người trưởng thành.

Tỷ lệ thay đổi chiều cao [tốc độ tăng chiều cao] là thước đo tăng trưởng nhạy hơn các thước đo chiều cao cụ thể theo thời gian. Nhìn chung, tăng trưởng ở trẻ nhũ nhi và trẻ em khỏe mạnh vào khoảng 2,5 cm/tháng từ sau sinh- 6 tháng, 1,3 cm/tháng từ 7 đến 12 tháng, và khoảng 7,6 cm/năm ở trẻ 12 tháng đến 10 tuổi.

Trước 12 tháng, tốc độ tăng chiều cao thay đổi và một phần là do các yếu tố chu sinh [ví dụ:, non tháng Trẻ Sơ Sinh ]. Sau 12 tháng, chiều cao chủ yếu được quy định sẵn trong gen di truyền, và tốc độ tăng trưởng chiều cao gần như không đổi cho đến tuổi dậy thì; chiều cao tương đối của một đứa trẻ so với bạn đồng trang lứa có xu hướng không đổi.

Một số trẻ suy dinh dưỡng bào thai Trẻ Sơ sinh Tuổi Nhỏ [GAP] có xu hướng giảm tuổi thọ so với trẻ có kích thước phù hợp với tuổi thai. Trẻ trai và trẻ gái có sự khác biệt nhỏ về chiều cao và tốc độ tăng trưởng trong suốt thời kỳ bú mẹ và thời thơ ấu.

Sự phát triển các chi nhanh hơn thân người người, dẫn đến sự thay đổi dần về tỷ lệ tương đối; tỷ lệ đầu- hông/hông-gót chân là 1,7 khi sinh, 1,5 lúc 12 tháng, 1,2 lúc 5 tuổi, và 1,0 sau 7 tuổi.

Cân nặng

Cân nặng tuân theo một mô hình tương tự. Trẻ sơ sinh bình thường thường giảm 5-8% trọng lượng cơ thể trong những ngày đầu sau sinh, nhưng sau đó sẽ lấy lại cân nặng khi sinh trong vòng 2 tuần. Sau đó, trẻ tăng từ 14 đến 28 g/ngày cho đến 3 tháng, tiếp theo là 4000 g từ 3 đến 12 tháng, tăng gấp đôi cân nặng khi sinh lúc 5 tháng, tăng gấp ba lần lúc 12 tháng và gần gấp bốn lần lúc 2 tuổi. Từ 2 tuổi đến dậy thì, trọng lượng tăng 2 kg/năm. Dịch tễ gần đây của trẻ béo phì Trẻ em Béo phì là trọng lượng tăng quá mức, được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể [BMI] ≥30 kg/m2. Các biến chứng bao gồm rối loạn tim mạch [đặc biệt ở những người thừa mỡ bụng], đái tháo đường, một... đọc thêm cho thấy [xem bảng Những thay đổi về hiện trạng béo phì Theo NHANES Những thay đổi về tỉ lệ hình thành béo phì theo NHANES ] có sự tăng cân nhiều hơn đáng kể, ngay cả ở những trẻ rất nhỏ. Nói chung, con trai nặng và cao hơn con gái khi quá trình tăng trưởng hoàn thành bởi vì trẻ trai có thời kỳ tăng trưởng trước dậy thì lâu hơn, tốc độ tăng trưởng tăng và đạt đỉnh trong giai đoạn dậy thì, và sự bùng nổ tăng trưởng của tuổi vị thành niên kéo dài hơn.

Vòng đầu

Vòng đầu phản ánh kích thước não bộ và thường được đo đến 36 tháng. Khi sinh ra, não bộ trẻ đạt khoảng 25% kích thước não người lớn, và vòng đầu trung bình 35 cm. Vòng đầu tăng trung bình 1 cm/tháng trong năm thứ nhất; tăng trưởng nhanh hơn trong 8 tháng đầu, và đến 12 tháng, não bộ đã hoàn thành một nửa sự tăng trưởng sau sinh của nó và đạt 75% kích thước não bộ người lớn. Vòng đầu tăng 3,5 cm trong 2 năm tiếp theo; đạt được 80% kích thước não người lớn ở tuổi lên 3 và 90% khi 7 tuổi.

Thành phần cơ thể

Thành phần cơ thể [tỷ lệ chất béo và nước trong cơ thể] thay đổi và ảnh hưởng tới sự phân bố thể tích thuốc Sự phân phối thuốc Dược động học đề cập đến quá trình hấp thu thuốc, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Có những biến đổi quan trọng liên quan đến tuổi tác trong dược động học. Hấp thu ở đường tiêu... đọc thêm . Tỷ lệ mỡ tăng lên nhanh chóng từ 13% khi sinh lên 20 đến 25% vào khoảng 12 tháng tuổi, nhờ đó hầu hết trẻ sơ sinh trông rất mũm mĩm. Sau đó, sự gia tăng chậm lại xảy ra cho đến trước tuổi vị thành niên, khi tỷ lệ mỡ trong cơ thể trở lại khoảng 13%. Sự gia tăng chậm lại cho đến khi bắt đầu dậy thì, tỷ lệ chất béo trong cơ thể lại giảm, đặc biệt là ở nam giới. Sau tuổi dậy thì, tỷ lệ phần trăm chất béo nói chung ổn định ở trẻ gái, trong khi ở trẻ trai có xu hướng giảm nhẹ.

Khi sinh ra 70% cơ thể là nước, giảm xuống 61% khi 12 tháng tuổi [bằng tỷ lệ phần trăm ở người trưởng thành]. Sự thay đổi này về cơ bản là do giảm dịch ngoại bào từ 45% xuống còn 28% trọng lượng cơ thể. Dịch nội bào tương đối ổn định. Sau 12 tháng tuổi, lượng dịch ngoại bào giảm chậm và có thể thay đổi so với mức trưởng thành khoảng 20% và sự gia tăng dịch nội bào ở mức người lớn khoảng 40%. Lượng nước trong cơ thể tương đối lớn, tỷ lệ luân chuyển cao và mất nước qua bề mặt tương đối nhiều [do diện tích bề mặt lớn] làm cho trẻ nhỏ dễ bị thiếu nước hơn so với trẻ lớn và người lớn.

Sự mọc răng

Sự mọc răng rất khác nhau [xem Bảng: Thời gian mọc răng Thời gian mọc răng ], chủ yếu do các yếu tố di truyền. Trung bình, trẻ nhỏ bình thường nên có 6 răng lúc 12 tháng, 12 răng lúc 18 tháng, 16 răng lúc 2 tuổi, và tất cả răng [20] lúc 2,5 tuổi; răng sữa được thay thế bằng các răng vĩnh viễn trong khoảng từ 5 đến 13 tuổi. Sự mọc răng sữa tương tự nhau ở cả hai giới; răng vĩnh viễn có xu hướng xuất hiện sớm hơn ở bé gái. Sự mọc răng có thể bị trì hoãn bởi yếu tố gia đình hoặc một số tình trạng như bệnh còi xương Còi xương giảm phốt pho máu , suy tuyển yên Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ em , suy tuyến giáp Suy giáp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ , hoặc là Hội chứng Down Hội chứng Down [Trisomy 21] . Thừa răng [hàm quá nhiều răng] hoặc thiếu răng bẩm sinh là những thay đổi gần như bình thường.

Xác định răng.

Hệ thống đánh số được trình bày là loại được sử dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

Thông tin thêm

  • Biểu đồ tăng trưởng theo CDC

  • Biểu đồ tăng trưởng theo WHO.

Video liên quan

Chủ Đề