So sánh phóng viên và nhà báo năm 2024

Qua bài viết này, ngoài việc hiểu rõ nghề phóng viên là gì thì Tìm Việc Báo Chí hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này cũng như sự khác biệt so với nhà báo. Đặc biệt, với các bạn đang có định hướng theo đuổi nghề phóng viên thì sẽ nắm được nhiều thông tin hữu ích.

  • Tổng biên tập tiếng Anh là gì? Mô tả công việc của nghề tổng biên tập
  • Truyền thông là gì? Định nghĩa và thông tin cần nắm rõ về truyền thông

Phóng viên nghĩa là gì?

Phóng viên chịu trách nhiệm viết tin tức, viết bài và thường để lại bút danh hoặc tên của mình ở dưới mỗi bài viết. Công việc của phóng viên thường làm ở các đài phát thanh, truyền hình hay các hãng thông tấn, tòa soạn báo. Đôi khi họ còn trở thành các nhà quay phim, chụp ảnh.

So sánh phóng viên và nhà báo năm 2024
Phóng viên nghĩa là gì?

Trong các đài truyền hình thì phóng viên sẽ cùng với biên tập viên, quay phim sẽ dùng các hình ảnh, tư liệu tốt để dựng lên các tác phẩm. Phóng viên có thể làm việc một mình cùng với chiếc máy quay nhưng cũng có lúc sẽ làm việc theo ê kíp. Một ê kíp thông thường sẽ gồm có: quay phim, biên tập viên, nhà kỹ thuật về hình ảnh, ánh sáng, âm thanh …

Sự khác nhau giữa nhà báo và phóng viên là gì?

Bên cạnh việc hiểu rõ khái niệm phóng viên là gì thì bạn cũng cần biết cách phân biệt giữa nhà báo và phóng viên. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn về nghề của hai chức danh này.

Nhà báo và phóng viên đều hoạt động trong lĩnh vực báo chí và trong đội ngũ cập nhật tin tức để đưa tin. Tuy nhiên thực tế thì hai chức danh này lại có những điểm khác biệt nhất định trong nghề. Cụ thể nhà báo sẽ có Thẻ nhà báo do nhà nước cấp dựa theo Luật báo chí ban hành năm 2016.

So sánh phóng viên và nhà báo năm 2024
Phân biệt nhà báo và phóng viên

Còn phóng viên thì chưa được cấp Thẻ nhà báo. Họ cũng làm trong mảng bảo chí và có trách nhiệm chụp ảnh, viết bài để đưa tin và đi công tác theo sự chỉ định của tòa soạn. Trong các chuyến công tác đó thì phóng viên sẽ được tòa soạn cấp cho giấy giới thiệu.

Đọc ngay: Tìm việc nhanh từ 20.000 nhà tuyển dụng uy tín, hàng chục ngàn việc làm chất lượng với hơn 60 ngành nghề

Một phóng viên nếu muốn được cấp Thẻ nhà báo thì cần phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Là công dân Việt Nam
  • Thường trú tại Việt Nam
  • Có bằng Đại học trở lên
  • Tính theo thời điểm xét duyệt cấp thẻ nhà báo thì phóng viên phải có thời gian công tác và làm việc tại một cơ quan báo chí liên tục từ 2 năm trở lên

Bên cạnh đó, cá nhân một nhà báo có thể tham gia tác nghiệp vào các phiên tòa xét xử công khai ở vị trí được bố trí riêng. Họ được phép liên lạc phỏng vấn, lấy tin đối với người tiến hành hoặc tham gia tố tụng.

Phân loại nhóm phóng viên

Phóng viên không phải là chức vụ duy nhất mà có thể là một nhóm người và đảm nhiệm nhiều nghiệp vụ và vị trí khác nhau. timviecbaochi.com sẽ chia sẻ cho bạn ngay sau đây những loại nhóm phóng viên phổ biến gồm có:

Phóng viên không biên giới

Phóng viên không biên giới hay ký giả không biên giới là một tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ quyền tự do về mặt báo chí trên toàn cầu. Các nhà báo bị giam giữ sẽ được ký giả không biên giới giúp đỡ bằng cách tạo áp lực và chống việc kiểm duyệt.

Cập nhật: Danh sách việc làm đang tuyển dụng tại Thành Phố Hồ Chí Minh trên timviec.com.vn/viec-lam-tai-ho-chi-minh-1566083

Phóng viên chiến trường

Trong các loại hình phóng viên thì phóng viên chiến trường được xem là công việc nguy hiểm nhưng lại cao quý nhất của nghề báo. Ngay từ khi ngành báo chí ra đời thì nghề phóng viên chiến trường cũng đã xuất hiện. Người phóng viên chiến trường sẽ có nhiệm vụ ghi chép lại các cuộc xung đột, chiến tranh đã xảy ra.

Phóng viên truyền hình

Làm việc tại các đài truyền hình, phóng viên truyền hình sẽ chịu trách nhiệm về mặt nội dung, thu thập các tin báo chí, tài liệu trong quá trình tác nghiệp trực tiếp ở hiện trường để lên sóng. Tuy nhiên, công việc của phóng viên truyền hình có những nhiệm vụ khác nhau tùy theo từng đài truyền hình.

So sánh phóng viên và nhà báo năm 2024
Phóng viên truyền hình

Ngoài 3 nhóm phóng viên nêu trên thì nghề phóng viên còn có các vị trí khác mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn như:

Về mặt lý luận, những quan niệm về nhà báo liên quan đến các quan niệm về nghề nghiệp báo chí. Trong quan niệm đời thường trước đây, người ta cho rằng nhà báo là người đưa chuyện, truyền tin…. Những năm 50, 60, ở miền Nam, người ta còn gần nhà báo với “thằng mỡ” - là người chuyên đưa tin hàng ngày cho dân chúng trong vùng thông qua cái mõ báo hiệu để mọi người chú ý lắng nghe. Tính chất “hóng hớt”, “mách lẻo”, “đưa chuyện” này hiện nay vẫn còn trong báo chí, khi nhà báo đưa tin sai sự thật do dễ dãi, không cẩn trọng thẩm định nguồn tin.

Nhà báo là thuật ngữ với nhiều cách hiểu khác nhau các từ điển cũng như trong thực tiễn đời sống nghề nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và vị trí công việc cụ thể.

Nhà báo, tiếng anh là “journalist” theo Từ điển Oxford Dictionary 2014 là: người tham gia vào hoạt động báo đặc biệt là người viết hoặc biên tập của một loại hình báo chí người quản lý một tờ báo, tạp chí...; người làm nghề viết báo, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các sự kiện, có khuynh hướng, các vấn đề... hiện tại. Hoặc, nhà báo là người viết hoặc biên tập tin tức cho một tờ báo hoặc tạp chí hoặc đi phát thanh, đài truyền hình là người làm việc trong lĩnh vực báo chí/Người quản lý một tờ báo, tạp chí…

Thuật ngữ “nhà báo” ở các nước phương tây còn có một khái niệm nữa là “correspondent”, cũng theo Từ điển Oxford lại là danh từ chỉ phóng viên thường trú, phóng viên chuyên sâu về một lĩnh vực đề tài nào đó, hay là phóng viên biệt phái của tòa soạn báo chí, có đủ thẩm quyền, uy tín cung cấp thông tin và bình luận - đại diện cho quan điểm, ý kiến của tòa soạn báo.

Ngoài ra, thuật ngữ “reporter” cũng là một khái niệm chỉ nhà báo, theo thuật ngữ này nhà báolà người thu thập và tường thuật tin tức cho một tờ báo, tạp chí hoặc hãng phát thanh, truyền hình. Người đọc tin tức, là người chủ yếu đưa tin, làm phóng sự, tường thuật sự kiện thời sự.

Như vậy, trên phương diện hoạt động nghề nghiệp, nhà báo được hiểu là người tham gia vào quá trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin cho công chúng xã hội. Trong từ Đại Từ điển tiếng Việt 2014 của Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh, nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản là “người chuyên làm nghề viết báo”.Tuy nhiên, định nghĩa như vậy chưa bao trùm hết các chủ thể của hoạt động làm báo, vì còn nhiều nhà báo không chuyên nghiệp khác nữa và họ có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp báo chí, được cấp thẻ nhà báo; đặc biệt là những chuyên gia, nhà khoa học chuyên giữ chuyên mục nào đó, hoặc phản biện xã hội... Căn cứ trên cơ sở tính chất văn hóa, nhà báo được coi là nhà văn hóa - là người truyền bá, đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ các giá trị văn hóa, từ bình diện chính trị, nhà báo là người “xung kích trên mặt trận tư tưởng - chính trị”.. Trong dư luận xã hội, nhà báo được dùng với cả những ý nghĩa cao quý và bình dân.

Như vậy, nhà báo có thể được hiểulà người tham gia thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí thông qua quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội. Mặt khác, cũng có thể hiểu đó là lao động có tổ chức - quản lý bao gồm lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kỹ thuật - dịch vụ trong báo chí. Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư công chúng về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội cả về pháp lý và đạo đức.

Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhà báo và chủ báo là hai khái niệm tách rời tuy hai chủ thể này đều hoạt động báo chí. Thuật ngữ nhà báo được dùng để chỉ những người trực tiếp làm nghề báo, còn chủ báo, người quản lý hay lãnh đạo cơ quan, tổ chức báo chí không được coi là nhà báo. Do đó, hội nhà báo ở các nước của những người làm báo - các nhà báo, chứ không phải có biên tập hay các chủ báo, và có hội của các chủ báo riêng.

Xuất phát từ quan điểm nhất quán cho rằng báo chí không chỉ có tính khuynh hướng, tính đảng, mà còn là một bộ không thể tách rời của bộ máy Đảng và công tác Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng báo chí là công cụ tuyên truyền, xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa, do đó, nhà báo là người hoạt động chính trị - xã hội; là chiến sĩ tiên phong, xung kích trên mặt trận tư tưởng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng nói tới báo chí trước tiên là phải nói tới người làm báo. Chủ tịch cũng khẳng định cán bộ làm báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng. Trong quá trình phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ người làm báo không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, đặc biệt đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp và tính chuyên nghiệp ngày một được nâng cao. Giai đoạn ngay sau năm 1945, báo chí cách mạng với đội ngũ những nhà hoạt động cách mạng do yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà làm báo để “giáo dục và giác ngộ dân chúng”, để tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng. Sau khi giành được độc lập năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, những người làm báo ngày càng được đào tạo cơ bản, chuyên nghiệp hóa.

Đối với hoạt động báo chí truyền thông, ở bất cứ vai trò nào từ người quản lý hay nhà báo trong hoạt động tòa soạn và trong quá trình sản xuất tin tức, nhà báo có thể và cần phải đảm trách các vai trò quan trọng

Nhà báo có một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong thời đại công nghệ với sự bùng nổ thông tin, kết nối đa chiều, đa phương tiện. Vai trò xã hội của nhà báo thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, nhà báo là người đưa tin cho công chúng.Đây là trách nhiệm xã hội hàng đầu được công chúng xã hội trao cho. Do đó, nhà báo phải thể hiện trách nhiệm này đối với nguồn tin, thẩm định nguồn tin, tính giá trị và thiết dụng của thông tin mình đưa ra;

Thứ hai, nhà báo là nhà tư tưởng, luôn đứng trên lập trường tư tưởng nào đó, đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, luôn luôn có tinh thần, thái độ và bản lĩnh bảo vệ chân lý. Mặt khác, nhà báo là người khởi động, phát động tư tưởng và dư luận xã hội bảo vệ, ủng hộ cái mới, nhân tố mới;

Thứ ba, nhà báo là nhà ghi chép sử hàng ngày; do đó anh ta phải phản ánh chân thực các sự kiện và vấn đề đã và đang xảy ra không vo tròn bóp méo…;

Thứ tư, nhà báo là nhà tổ chức - nhân tố tích cực liên kết sức mạnh xã hội, can thiệp xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nghề nghiệp của mình;

Thứ năm, nhà báo là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho công chúng mình, luôn đưa ra những thông tin và lời khuyên bổ ích, đúng lúc và là người bạn lớn đáng tin cậy của công chúng - tức là công tin và có thể cậy nhờ được khi cần thiết;

Thứ sáu, nhà báo là nhà văn hóa. Theo đó, sản phẩm tin tức, bài vở... mà anh ta cung cấp cho công chúng xã hội cần có hàm lượng văn hóa cao và tính nhân văn sâu sắc, đưa ra đúng lúc...; trên cơ sở ấy giúp công chúng mở mang hiểu biết, góp phần bảo vệ chuẩn mực giá trị và sáng tạo giá trị mới;

Thứ bảy, nhà báo là nhà truyền thông - vận động xã hội có khả năng và kỹ năng thuyết phục công chúng xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình;

Thứ tám, nhà báo là nhà bảo vệ - bảo vệ chân lý lẽ phải, bảo vệ giá trị đạo lý và đạo đức cộng đồng, bảo vệ pháp luật....

Cuối cùng, nhà báo là nhà tư tưởng, theo nghĩa họ luôn đứng về phía tiến bộ xã hội, đấu tranh cho sự tiến bộ và phát triển xã hội. Quan điểm này xuất phát từ quan điểm trước C. Mác cho rằng, báo chí xét cho cùng có hai chức năng: chức năng tư tưởng và chức năng thông tin. Chức năng tư tưởng muốn nói báo chí luôn đứng về loài người.phía tiến bộ xã hội trong quy luật phát triển của lịch sử - xã hội loài người.

Có thể nói rằng, vai trò xã hội của nhà báo do các nhân tố khách quan quy định. Về khách quan, đó là nhận thức của xã hội về nghề nghiệp báo chí - trong đó công chúng xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác, về mặt chủ quan, đó là mối quan hệ chi phối của thể chế duy chính trị và văn hóa chính trị... là nhận thức tự giác về nghề và năng lực hành nghề, khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của đội ngũ những người làm báo.

Tuy nhiên, vai trò xã hội của nhà báo thường có thể nhìn nhận ảnh hưởng và tác động của nó được thể hiện trên các khía cạnh như trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đạo đức đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội nói chung.

Có thể nêu ra rất nhiều khía cạnh trong trách nhiệm xã hội của nhà báo. Vai trò và trách nhiệm xã hội là các mối quan hệ tạo nên giá trị và địa vị xã hội của nhà báo, uy tín của nhà báo tùy thuộc vào việc anh ta nhận thức và hoàn thành các vai trò, trách nhiệm xã hội của mình như thế nào trước công chúng và dư luận xã hội, trước nhân dân và lịch sử.