So sánh tự tình 1 và tự tình 2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Giống: - Tác giả tự nói lên nổi lòng mình với hai tâm trạng buồn tủi xót xa và phẫn uất trước duyên phận - Đều cho thấy tài năng sử dụng Tiếng Việt của Hồ Xuân Hương: nữ sĩ có tài năng đặc biệt khi sử dụng các từ làm định ngữ, hoặc bổ ngữ: xiên ngang, đâm toạc [ Tự tình II]; mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ, duyên mõm mòm, già tom [ bài Tự tình I]. Ngoài ra HXH cũng rất thành công khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, tăng tiến, đối.

Khác:


- Tự tình I yếu tố phản kháng, thách đố số phận mạnh mẽ hơn là tự tình II

Reactions: Trần Tuyết Khả and hatsune miku##

Chùm thơ Tự tình 1, Tự tình 2, Tự tình 3

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Các sáng tác của bà đa số đều viết về người phụ nữ với tiếng nói thương cảm cũng như lời khẳng định đề cao những khát vọng của họ.

Chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện một tình cảnh vô cùng đáng thương của người phụ nữ. Mời bạn đọc cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về Hồ Xuân Hương cũng như chùm thơ Tự tình sau đây.

Chùm thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!

Tự tình II:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Tự tình III:

Chiếc bánh buồn vì phận nổi lênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

II. Đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương

- Hồ Xuân Hương [chưa rõ năm sinh, năm mất] quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.

- Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt Đường.

- Bà từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều danh sĩ nổi tiếng [trong đó có cả Nguyễn Du].

- Cuộc đời của Hồ Xuân Hương từng trải qua nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ éo le [làm vợ lẽ].

- Các tác phẩm của bà chủ yếu bao gồm thơ Nôm và thơ chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay còn khoảng 40 bài thơ được tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

- Các sáng tác của bà đa phần đều viết về phụ nữ với tiếng nói thương cảm, cũng như sự khẳng định đề cao khát vọng của họ.

- Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

- Một số bài thơ nổi tiếng như: Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Quả mít…

III. Giới thiệu về Tự tình

1. Hoàn cảnh sáng tác

  • Tự tình [I, II, III] là chùm ba bài thơ của Hồ Xuân Hương.
  • Chùm thơ "Tự tình" bộc lộ những nỗi niềm sầu tủi, cay đắng của chính nhà thơ.
  • Bài thơ trong SGK là bài "Tự tình II".

2. Thể thơ

Cả ba bài thơ đều được viết theo thể thất ngôn bát cú.

3. Bố cục

- Cả ba bài thơ đều được bố cục theo kết cấu: Đề - Thực - Luận - Kết.

- Bố cục của bài thơ Tự tình II:

  • Hai câu đề: Nỗi niềm cô đơn của nhà thơ.
  • Hai câu thực: Cảnh ngộ chua xót trong thực tại.
  • Hai câu luận: Thái độ phản kháng của nhà thơ.
  • Hai câu kết: Sự chán chường trước thực tại không thể thay đổi.

4. Ý nghĩa nhan đề

  • Tự tình: Tự bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách trực tiếp. Đó là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương.
  • Bài thơ Tự tình [II] chính là nỗi đau của riêng nhà thơ Hồ Xuân Hương hay cũng là nỗi đau đáu, bẽ bàng của một lớp phụ nữ bị chèn ép, bị chế độ phong kiến làm cho dang dở, lẻ loi.

5. Nội dung và nghệ thuật

  • Nội dung: Tự tình [bài II] đã thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng…

Cập nhật: 09/09/2021

Cấu trúc của bài văn nghị luận? [Ngữ văn - Lớp 6]

1 trả lời

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Đọc Tự tình [bài I] dưới đây, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai bài Tự tình [I] và Tự tình [II].

Các câu hỏi tương tự

Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình 

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả 

C. Nhiều hình ảnh ước lệ 

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Sự khác nhau trong ngôn ngữ thơ ở 2 bài thơ “Tự tình” và “Chiều hôm nhớ nhà” tạo nên sự khác nhau về phong cách của 2 nhà thơ, đúng hay sai? 

A.   Đúng


B.   Sai


Đọc bài thơ Tự tình II, anh [chị] nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

A. Khát vọng công danh, sự nghiệp 

B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi 

C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc 

D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình [bài I] và Chiều hôm nhớ nhà.

Đây là bài thơ về tình yêu hay về tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?

Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm "Bánh trôi nước" và "Tự tình II".

Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình [bài II] của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh [chị] hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình [bài II] của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh [chị] hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Video liên quan

Chủ Đề