So sánh ủy thác và ủy quyền

Tin cùng chuyên mục

  • Dùng bao lì xì in hình tiền bị phạt nặng?
  • Mất CCCD gắn chip, thủ tục xin cấp lại như thế nào?
  • Mất chứng minh nhân dân, làm CCCD gắn chip thế nào?
  • Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu?
  • Từ 01/01/2020, cấp thẻ Căn cước công dân thay cho CMND trên cả nước

Ủy thác và ủy quyền khác nhau chỗ nào?

Ủy thác là gì? Ủy quyền là gì? Làm sao để phân biệt khi nào dùng từ “ủy thác”, khi nào dùng từ “ủy quyền”? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ các câu hỏi nêu trên.

Tiêu chí phân biệt

Ủy thác

Ủy quyền

Khái niệm

Việc giaobên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có đuợc một cách hợp pháp.

Chủ thể thực hiện

- Cá nhân với pháp nhân.

- Pháp nhân với pháp nhân.

- Cá nhân với cá nhân.

Hình thức thực hiện

Văn bản ủy thác, cụ thể là hợp đồng ủy thác.

Văn bản ủy quyền, bao gồm:

- Giấy ủy quyền.

- Hợp đồng uỷ quyền.

- Quyết định ủy quyền.

Nội dung văn bản

Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng.

Không có yêu cầu cụ thể về nội dung văn bản, thông thường do 2 bên tự thỏa thuận.

Thù lao thực hiện

Bắt buộc phải có.

[Thông thường là chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để thực hiện công việc được ủy thác]

Chỉ phải trả thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Giới hạn trách nhiệm của bên được giao thực hiện

Chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác.

Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.

Vẫn có trường hợp được phép thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền tuy nhiên phải được sự chấp thuận của bên ủy quyền.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp thực hiện vượt quá giới hạn trách nhiệm

Tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt giới hạn trách nhiệm ủy thác.

- Hậu quả của hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền [nếu không có thỏa thuận hoặc sự chấp thuận của bên ủy quyền] thì bên đựơc ủy quyền phải tự chịu trách nhiệm.

-Trường hợp ngoại lệ: bên ủy quyền biết về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng không phản đối.

Lĩnh vực chủ yếu thực hiện

Thương mại [mua bán hàng hóa giữa cá nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với pháp nhân], kinh doanh…

Đất đai, nhà cửa, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân với nhau hoặc các yêu cầu giải quyết việc dân sự, tham gia quan hệ tố tụng khác…

Luật điều chỉnh

Luật thương mại 2005

Bộ luật dân sự 2005

Từ 01/01/2017, áp dụngBộ luật dân sự 2015

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng 0919 708 834để được tư vấn dịch vụ.

Phân biệt ủy thác và ủy quyền như thế nào?

Nội dung bài viết -
  1. 1. Khái niệm
  2. 2. Phân biệt ủy thác và ủy quyền

Ủy thác và ủy quyền là hai thuật ngữ khác nhau, chịu sự điều chỉnh của luật khác nhau. Tuy nhiên vẫn rất nhiêu người nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp phân biệt hai thật ngữ này.

1. Quy định pháp luật về ủy thác và ủy quyền

a] Ủy thác là gì?

Theo quy định tại Luật thương mại năm 2005, ủy thác là việc giao cho bên được ủy thác. Nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định. Người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
Theo đó bên được ủy thác, còn gọi bên nhận làm đại lý được nhân danh và được bên ủy thác. Bên giao làm đại lý trả tiền chi phí. Hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được. Mục đích là để làm một số việc hoặc mua, bán một số hàng hóa nhất định

b] Ủy quyền là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, ủy quyền là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp.
Hầu hết trong tất cả các giao dịch [dân sự, thương mại…]. Hay tố tụng [dân sự, hình sự,..] đều có ủy quyền. Ủy quyền có thể bằng nhiều hình thức như văn bản, lời nói hoặc hành vi. Để hoạt động ủy quyền đảm bảo đúng quy định pháp luật, thể hiện đầy đủ nội dung ủy quyền. Cũng như thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên và làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh. Ủy quyền nên được xác lập bằng văn bản: giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Luật Thương mại năm 2005;

Ủy thác là gì?

Theo quy định tại Luật thương mại năm 2005, ủy thác là việc giao cho bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Ủy quyền là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ủy quyền là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp.

Video liên quan

Chủ Đề