Soạn văn luyện tập viết đoạn văn tự sự

a) Hôm nay ngày 30 Tết, em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, trang trí phòng khách chuẩn bị đón Tết. Không may đang mải lau bàn em huỵch tay vào bình hoa mẹ vừa mới cắm. Chiếc bình hoa rơi xuống đất vỡ tan tành. Đó là chiếc bình hoa màu xanh ngọc, cắm những bông hoa hồng xanh mà mẹ em thích nhất. Em vô cùng lo lắng và sợ hãi, một cảm giác lo lắng bất an rộn lên trong lòng. Dưới sàn bây giờ là những mảnh vụn, nước tràn lênh láng, những bông hoa chồng lên nhau. Em nhanh chóng dọn dẹp thật nhanh rồi tìm cách xin lỗi mẹ. Trái với những lo lắng của em, khi biết chuyện mẹ chỉ dặn em lần sau cẩn thận hơn, và dọn dẹp những mảnh vụn thật kĩ để không bị nhẫm lên. Em thầm cảm ơn sự tha thứ của mẹ, và tự hứa từ nay bản thân sẽ chú ý hơn, không hậu đậu làm vỡ đồ đạc nữa.

b) Khoảng 5h chiều tan học, mọi con đường, ngóc ngách đều tắc cứng, các phương tiện hối hả, len lỏi trở về nhà. Em cùng đám bạn đi bộ trên vỉa hè, bỗng nhìn thấy một bà cụ già đang ngó nghiêng nhìn sang đường. Bà cụ tầm 80 tuổi, có vẻ như bà đang muốn sang đường nhưng đường đông quá bà cứ ngập ngừng bước vài bước rồi lại dừng. Trông mới tội nghiệp làm sao. Em bèn bước đến bên và hỏi bà: Bà ơi, bà muốn qua đường phải không ạ, cháu cùng đi với bà nhé. Bà cười mừng rỡ: May quá cháu ơi, cháu giúp bà qua đường với, bà đứng đây mười phút rồi vẫn chưa qua nổi, đường đông quá. Khi đưa bà qua đường xong bà cứ cảm ơn em, em mỉm cười chào bà rồi lại tiếp tục trở về nhà của mình. Trên đường đi cứ cảm thấy vui vui vì mình đã làm được một việc tốt.

Bài viết hiện tại: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp

c) Trong các món quà đã được nhận thì có lẽ chiếc xe đạp mini màu trắng mới được tặng trong dịp sinh nhật lần thứ 14 làm em thích nhất. Nhà em cách trường gần 2km, hàng ngày em vẫn phải đi bộ đi học. Gia đình lại khó khăn, ước mơ của em là có được một chiếc xe đạp để đi học nhanh hơn, đi đến nhiều nơi hơn, đi mua đồ hoặc đưa đồ giúp đỡ bố mẹ. Trong ngày sinh nhật đó, khi em đi học về thì thấy nét mặt bố mẹ tươi vui lạ thường, bố mẹ nói em mời các bạn tối sang nhà mình ăn sinh nhật. Bố mẹ đã mua sẵn hoa quả, bánh kẹo và nước ngọt mà em thích. Buổi tối khi mọi người đang vui vẻ hát vang bài hát chúc mừng sinh nhật thì bố mẹ bảo em nhắm mắt lại, rồi mọi người dẫn em ra sân. Khi mở mắt ra em ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết, tim đập rộn ràng khi trước mặt là một cái xe đạp rất đẹp, cái xe đạp mà hàng ngày em chỉ ngắm nhìn từ xa. Bố mẹ nói vì em chăm ngoan học giỏi nên đã dành tiền tặng cho em. Em vô cùng cảm động về món quà này, thầm hứa với bố mẹ sẽ giữ gìn cẩn thận.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 84 sgk Văn 8 Tập 1): Đóng vai ông giáo kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin

Nhiều người quan tâm: Cách làm bánh hỏi tại nhà đơn giản, ngon chẳng kém ngoài chợ

Buổi sáng khi đang ngồi đọc sách trước hiên nhà thì tôi thấy lão Hạc sang nhà mình. Trong lòng tôi thầm nghĩ: chắc lại chuyện con chó, ngày nào lão chẳng kể là lão sắp bán thế mà lão đã nỡ bán đâu. Lão Hạc bước nhanh chóng vào đến sân, điệu bộ gấp gáp hơn mọi ngày, tôi dự là có chuyện gì đó. Vừa thấy tôi, lão liền kể ngay: Tôi vừa bán cậu Vàng rồi, họ vừa bắt xong. Tôi cũng giật mình, cuối cùng lão cũng phải bán thật rồi, tôi thương lão. Nhìn khuôn mặt lão như sắp khóc, giọng điệu run rẩy,tôi cảm thấy xót xa, chắc lão tiếc con chó lắm, nó đã ở bên lão, như người thân của lão suốt mấy năm qua. Lão ngồi kể về việc sáng nay người ta bắt chó như thế nào, lão hối hận ra sao, tôi cũng ái ngại thay cho lão. Tôi thương xót một con người chăm chỉ, thương con nhưng phải sống cô đơn, nay lại phải bán đi con vật bầu bạn với mình.

Lý thuyếtSoạn bài 37 FAQ


Bài giảng Luyện viết đoạn văn tự sự sẽ hướng dẫn các em biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự, đồng thời nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự. Mong rằng bài giảng sẽ giúp các em viết tốt hơn, hay hơn khi viết một bài văn tự sự.

ADSENSE

YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Đoạn văn trong văn bản tự sự

1.2. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự

2. Soạn bài Luyện viết đoạn văn tự sự

 

 

Tóm tắt bài

1.1. Đoạn văn trong văn bản tự sự

  • Là bộ phận của văn bản, mỗi đoạn thường có câu nêu ý khái quát, gọi là câu chủ đề, các câu khác có nhiệm vụ thuyết minh triển khai rõ ý khái quát
  • Mỗi đoạn văn tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau:
    • Đoạn của phần mở bài: có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện
    • Đoạn ở phần thân bài: kể diễn biến các sự việc
    • Đoạn kết bài: Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
  • Nội dung mỗi đoạn văn khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ chính là thể hiện chủ đề của văn bản.

1.2. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự

Câu 1:

a) Theo anh (chị) các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống, khác nhau?

  • Đoạn văn trên có thể hiện đúng và rõ những dự kiến và nhu cầu của tác giả
  • Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống, khác nhau:
  • Giống nhau:
    • Nội dung: cả hai đoạn đều tả sự đau thương và sức sống mãnh liệt của rừng xà nu và tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
    • Giọng điệu: ca ngợi, hào hùng
  • Khác nhau:
    • Đoạn mở đầu: Tả cụ thể, chi tiết, rất tạo hình, tạo không khí, lôi cuốn người đọc → Hình ảnh cây xà nu gợi hiện thực cuộc sống đau thương nhưng bất khuất của con người Tây Nguyên.
    • Đoạn kết thúc: Tả rừng xà nu trong cái nhìn của các nhân vật chính, xa, mờ dần, hút tầm mắt, mở rộng tới chân trời → Hình ảnh cây xà nu gợi sự bất diệt, ngày một trưởng thành, lớn mạnh của con người Tây Nguyên

b) Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc?

  • Bài học về cách viết:
    • Trước khi viết nên dự kiến ý tưởng về các phần của truyện, nhất là phần đầu và phần cuối.
    • Phần mở và kết truyện nên hô ứng với nhau, thể hiện rõ chủ đề của truyện.
    • Thống nhất về giọng điệu ở phần đầu và phần kết

Câu 2:

a) Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị), đoạn văn đó thuộc phần nào của "truyện ngắn" mà bạn học sinh định viết? 

  • Đoạn trích trên là đoạn văn tự sự vì:
    • Có yếu tố tự sự: có nhân vật, chi tiết, sự việc
    • Có yếu tố miêu tả và biểu cảm phụ trợ
  • Đoạn văn đó thuộc phần thân bài - phần phát triển của "truyện ngắn" mà học sinh định viết.

b) Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở những nội dung nào, nội dung nào bạn còn phân vân và để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó (dấu ba chấm) để cùng bạn hoàn chỉnh đoạn văn định viết.

  • Thành công của đoạn văn:
    • Kể sự việc: chị Dậu đã được giác ngộ cách mạng, được cử về vùng Đông Xá vận động bà con vùng lên → rất sinh động
  • Nội dung còn phân vân: 
    • Tả cảnh (phần bỏ trống thứ nhất)
    • Tả diễn biến tâm trạng của nhân vật (phần bỏ trống thứ 2)
  • Gợi ý một vài chi tiết:
    • Tả cảnh: ánh sáng rực rỡ, chói chang, xua tán bóng tối thăm thẳm của màn đêm.
    • Tâm trạng của chị Dậu: chị Dậu ứa nước mắt. Chị như thấy lại trước mắt bao hoàn cảnh cay đắng ngày nào. Đó là cái ngày nắng chang chang, chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng cái Tí lầm lũi theo sau để sang bán cho nhà Nghị Quế thôn Đoài. Cái lần chị phải cõng anh Dậu ốm ngất ở ngoài đình về. Rồi việc chị xô ngã tên cai lệ, cả lần chị vùng thoát khỏi tay tên tri phủ Tư Ân và địa ngục nhà lão quan cụ. Nhưng những cảnh đau buồn đó đã tan đi trước niềm vui , niềm tin vào cuộc sống hiện tại. Những giọt nước mắt của chị không phải dành cho khổ đau ngày cũ mà vì niềm vui trước sự đổi thay của dân tộc, khí thế cách mạng đã sôi sục.

Câu 3: Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.