Song chi là ai

Tốt nghiệp lớp đạo diễn Trường Đại học Điện ảnh Việt Nam tại TPHCM, khóa 1988-1992 [cùng Nguyễn Tường Phương, Lê Phương Nam, Vinh Hương, Lâm Lê Dũng...], rồi làm báo, sau đó lại tiếp tục theo học cao học hai năm, khóa 1994-1996 tại Viện Điện ảnh-Truyền hinh Ấn Độ, đạo diễn Song Chi tự nhận mình là người luôn “đi chậm, đến sau” trên con đường nghệ thuật vốn không bằng phẳng.

-  PV: Sau bộ phim “Phố Hoài” đầy chất thơ vùng phố cổ Hội An, chị lại chuyển sang “gu” gai góc hơn về số phận những người phụ nữ qua phim “Nữ bác sĩ” cũng do TFS sản xuất?

Đạo diễn Song Chi: Không hẳn, vấn đề không phải là thể loại mà là đề tài. Mỗi đề tài luôn chất chứa những khía cạnh riêng của cuộc đời. Đề tài về y học, về bác sĩ đã được lên phim nhiều, nhưng nét riêng về khoa sản, về bác sĩ khoa sản, về chuyện sinh con của người phụ nữ... chắc là mới được nhà biên kịch Thanh Bình đặt ra đầu tiên và có tính bao quát. Tôi rất thú vị khi bắt gặp nhiều cảnh đời đằng sau công việc của các nữ bác sĩ.

-  Chị có thể giới thiệu thêm một chút về phim “Nữ bác sĩ”, nhân ngày 8-3, phụ nữ được tôn vinh?Thực tế phim vừa đóng máy, đang chờ giai đoạn hậu kỳ, chúng tôi chưa dám nói gì nhiều hơn. Nội dung phim xoay quanh ba nhân vật chính là ba nữ bác sĩ đều có tên Hà [do diễn viên Xuân Hòa, Ngọc Diệp, Đinh Y Nhung đóng]. Trong phim, ngoài những câu chuyện đời của họ còn là biết bao hoàn cảnh, số phận của những người mẹ, người vợ về chuyện sinh con, hiếm muộn, vô sinh và cả những thiếu nữ bị lầm lạc... Bi kịch và hạnh phúc đan xen trong nhiều cuộc đời các nhân vật. Bộ phim rất hân hạnh khi chúng tôi được một số bác sĩ chuyên khoa tham gia làm cố vấn. Một số bác sĩ, y tá chịu nhập vai đóng thật cho cảnh phim rất thực. Nhưng cũng sẽ bất ngờ rất vui khi có vị vốn là bác sĩ nổi tiếng ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định lại vào vai... một luật sư. Về bối cảnh bệnh viện Âu Cơ trong phim được quay tại ba bệnh viện: Từ Dũ, Hùng Vương và An Sinh.-  “Nữ bác sĩ” xem ra có khả năng được xác lập kỷ lục về người viết kịch bản, người chỉ đạo diễn xuất, người đóng vai chính đều là nữ. Nhưng khi làm phim, công việc của một nữ đạo diễn có thuận lợi?Phụ nữ thường tinh tế hơn các ông trong nhiều cách ứng xử tâm lý hoặc phân tích tình huống nào đó có phần cẩn trọng khi làm phim. Nhiều người cho rằng hơi cầu toàn hoặc quá kỹ tính! Nhưng thực lòng mà nói, khi một nữ đạo diễn làm phim quả là vất vả hơn một nam đạo diễn nhiều lắm. Chúng tôi luôn bị áp lực từ nhiều phía. Có khi thuộc về hoàn cảnh gia đình, phải chăm sóc con cái; có khi thuộc về sức khỏe, nữ không có sức khoẻ bằng nam; hoặc phim đang thực hiện bỗng căng thẳng trở ngại về bối cảnh, thời tiết nắng mưa. Chắc chắn sẽ gặp nhiều sức ép về kinh phí, tài chính v.v... Còn, nếu nói về động cơ nào để một nữ đạo diễn không ngại khó khăn, theo tôi, có lẽ là nhờ lòng đam mê nghề, yêu nghề mới khiến người ta vượt qua gian khổ, cay đắng trong nghề làm phim!-  Một chút nhận xét của chị về tình hình phim truyện hoặc chuyện làm phim Việt Nam hiện nay?Theo cảm nhận riêng, tôi vẫn băn khoăn về chuyện làm phim điện ảnh, truyền hình của mình. Nhìn đi, nhìn lại điện ảnh Việt Nam vẫn còn lẹt đẹt, còn lâu lắm mới đuổi bắt nổi nền công nghệ điện ảnh của các nước trên thế giới. Không kể những bộ phim nổi tiếng đình đám về đề tài chính trị, lịch sử, nhiều phim hay của họ có khi tuy đụng đến sex, đến đồng tính nhưng vẫn bộc lộ được tầm văn hóa, tính nhân văn thực sự. Họ không sa vào thị hiếu thấp của người xem. Nếu nói riêng về đề tài trong phim, về cách thức thể hiện, về thể loại dù là phim nghệ thuật hay phim giải trí gì chăng nữa, theo tôi, cũng đòi hỏi cần có sự đồng bộ nâng tầm văn hóa của người xem và người làm phim.Về phim truyền hình, thuộc dạng phim mang tính quảng đại quần chúng nên tính giáo dục trực tiếp càng cao. Nếu chỉ nói riêng về cách làm phim, thể loại phim truyền hình, tôi cho rằng còn nhiều chuyện để bàn. Ví dụ, phim truyền hình có nhiều thể loại: phim truyện, sitcom, phim ngắn, phim nhiều tập... Cách thức làm phim truyền hình hiện nay cũng thay đổi với điều kiện phát triển công nghệ, máy móc. Phim có thể quay nhiều góc máy, bối cảnh phim trường đầy đủ, chính xác hơn. Tuy nhiên, sức ép làm phim truyền hình hiện nay cũng là một vấn đề khi có sự đánh đồng, cào bằng kinh phí, thời gian làm phim. Phim chỉ có thể hay trong điều kiện thực hiện đúng, phù hợp, không vì chạy theo số lượng để đánh mất chất lượng.-  Hiện tại, trong khi chờ đợi làm phim mới, chị có thêm hoạt động nghệ thuật nào khác?Tôi vẫn luôn làm thêm nhiều việc [tất nhiên, bên cạnh chuyện làm phim truyện, tôi phải làm phim dịch vụ, quảng cáo, chạy theo cơm áo gạo tiền để nuôi mẹ, nuôi con]. Hiện tại, tôi đã có 2 dự án làm phim. Phim thứ nhất dài 20 tập, dựa vào 8 bút ký trong “Đồng cỏ chát” của Võ Đắc Danh; kịch bản phim do nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc chuyển thể. Dự án thứ hai là bộ phim 30 tập, thuộc thể loại phim hình sự, tạm thời có tên “Đằng sau những vụ án”. Phim dựa vào những tác phẩm của nhà văn Bùi Anh Tấn [kịch bản cũng do anh chuyển thể]. Nhìn chung, về nội dung hai bộ phim trên, dẫu ở thể loại hành động hay tâm lý xã hội, tôi vẫn chú ý đến số phận của con người là trọng tâm.

-  Xin cảm ơn đạo diễn Song Chi.

KIM ỬNG

Đạo diễn Song Chi: 15 năm, 2 bộ phim

“Có kịch bản mình ưng ý nhưng không được duyệt, cũng có nhiều kịch bản được giao làm nhưng mình lại không thấy thú vị nên đành gác lại và làm những công việc khác để mưu sinh” - Song Chi cho biết

Ai cũng biết đạo diễn là người chịu trách nhiệm cao nhất về sự thành bại của một bộ phim nhưng mấy đạo diễn đủ dũng khí nói rằng: "Nếu phim dở, lỗi hoàn toàn thuộc về tôi". Song Chi-đạo diễn phim Phố Hoài và Nữ bác sĩ [đang phát sóng trên HTV9 lúc 18 giờ chủ nhật, thứ hai, thứ ba] - là một trong những người hiếm hoi đủ can đảm để nói được câu nói ấy. Từ viết báo đến làm phim Nếu đã từng gặp Song Chi có lẽ khó ai hình dung chị đang theo đuổi công việc đạo diễn-cái nghề mà nhiều người luôn hình dung đến hình ảnh một người chẳng chăm chút vẻ bề ngoài, mặt mũi luôn đăm chiêu, miệng “hét ra lửa”, tả xung hữu đột trên trường quay điều khiển mấy chục người trong đoàn phim. Song Chi ngoài đời trông như một viên công chức mẫn cán, một nhà giáo mực thước. Trên trường quay, chị cũng thế, luôn mềm mỏng, nhẹ nhàng [kiểu con gái Huế] trong giọng nói lẫn cách cư xử, không hề quát tháo cho dù ở hiện trường vai trò của chị đường đường là một “nữ hoàng”. Trò chuyện với Song Chi trong lúc Nữ bác sĩ mới là khúc dạo đầu [4 tập] trên sóng truyền hình, tôi nhận ra vẻ ngại ngùng nhưng không che giấu niềm vui của chị. Vui vì phim nhận được nhiều phản hồi tích cực nhưng ngại vì “Người ta làm nhiều phim mà còn chưa nói gì, đằng này mình mới làm được phim thứ hai đã lên báo nói nhiều quá”. Song Chi là vậy, khiêm tốn, kín tiếng và kỹ tính trong mọi chuyện. Tốt nghiệp đạo diễn Trường Điện ảnh VN tại TPHCM, chị lập gia đình và bận rộn với những công việc của một người mẹ trẻ, không cho phép chị xa nhà thời gian quá lâu để làm phim nên Song Chi đành chuyển sang công việc làm báo. Những kiến thức thu được từ ghế nhà trường đã giúp ích cho Song Chi khá nhiều khi phụ trách mảng điện ảnh ở một tờ báo lớn tại TPHCM. Nhiều bài viết phê bình phim sâu sắc, súc tích của chị đã gây được khá nhiều tiếng vang trong làng báo hơn 10 năm về trước. Tuy vậy, trong sâu thẳm trái tim chị, ngọn lửa đam mê dành cho điện ảnh vẫn âm ỉ cháy. Năm 1996, Song Chi sang Ấn Độ theo học cao học điện ảnh tại Viện Điện ảnh-Truyền hình Ấn Độ bởi “điều kiện đào tạo ngành điện ảnh trong nước dù sao cũng còn nhiều hạn chế, mà mình thì muốn được học về nghề nhiều hơn”. Cả nước lúc ấy chỉ có chị và đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng là hai người giành được học bổng này. Hai năm sống ở nước bạn, điều khó khăn nhất mà nữ đạo diễn trẻ này phải đối diện không phải là rào cản ngoại ngữ hay áp lực thi cử, bài vở mà chính là nỗi nhớ con. Trái tim người mẹ lúc nào cũng khắc khoải nghĩ về cô con gái bé bỏng mới 4 tuổi gửi lại bà ngoại nơi quê nhà. Mưu sinh bằng phim quảng cáo

Ba năm sau khi nhận tấm bằng loại khá của Viện Điện ảnh-Truyền hình Ấn Độ, một ngày tình cờ Song Chi đọc được truyện ngắn Phố Hoài của nhà văn Quế Hương, cảm xúc dâng trào, chị tìm cách liên lạc với tác giả để xin chuyển thể truyện thành phim. [TFS sản xuất]. Phố Hoài có cái tứ nhẹ nhàng như một bài thơ, làm lay động tình cảm không chỉ những khán giả vốn là người phố cổ Hội An. Phim cũng giới thiệu đến người xem hai gương mặt trẻ: Hoàng Minh, Hương Thảo. Dường như chị khá có duyên trong việc phát hiện, lăng xê những diễn viên mới. Song Chi tâm sự: “Nguyên tắc hàng đầu của tôi khi chọn diễn viên là phải hợp vai, biết diễn xuất”. Chính vì vậy mà trong Nữ bác sĩ, dù không ít những tên tuổi đến thử vai nhưng rốt cuộc một số vai quan trọng của phim lại thuộc về những người mới toanh: Quý Bình, Lục Diệp, Lan Phương... Bên cạnh nguyên tắc lựa chọn diễn viên, đạo diễn Song Chi còn đặt ra cho mình một nguyên tắc khác khi làm phim: “Mỗi khi bắt tay vào phim mới, tôi thường cùng biên kịch bàn bạc, trao đổi với nhau về đường dây câu chuyện, tính cách nhân vật... ngay từ đầu thậm chí khi kịch bản mới ở dạng ý tưởng, đề cương. Có như vậy mình mới có thời gian “ngấm” nhân vật, nội dung câu chuyện đồng thời tránh được mâu thuẫn về sau thường xảy ra giữa biên kịch với đạo diễn”. Sự kỹ tính của đạo diễn Song Chi còn thể hiện trong cả chuyện đặt hàng nhạc sĩ viết nhạc phim. Song Chi cho rằng: “Người làm phim truyền hình hiện nay chịu nhiều sức ép về thời gian, mình phải kỹ trước thì mới mong những người khác kỹ theo. Bởi một khi lên phim rồi đạo diễn chẳng thể đổ thừa ai”. Chẳng thế mà gần 10 năm sau khi học ở Ấn Độ về trong khi nhiều đạo diễn khác tất bật nhận hết phim này đến phim khác thì Song Chi vẫn chỉ cho ra đời được mỗi 2 phim. “Có kịch bản mình ưng ý nhưng không được duyệt, cũng có nhiều kịch bản được giao làm nhưng mình lại không thấy thú vị nên đành gác lại và làm những công việc khác có liên quan như phim quảng cáo, phim tài liệu để mưu sinh” - Song Chi cho biết. Hiện tại chị đang bắt tay vào một bộ phim liên quan đến cảnh sát hình sự, một đề tài khá hóc búa đối với một đạo diễn nữ. Vẫn với bản tính cẩn trọng vốn có, đạo diễn Song Chi chưa chịu tiết lộ gì về tên phim cũng như những chi tiết liên quan đến bộ phim, ngoại trừ việc thời điểm bấm máy sẽ là sang năm và đảm trách viết nhạc cho phim vẫn là nhạc sĩ Võ Thiện Thanh.

Sinh trưởng trong gia đình không có ai làm nghệ thuật, thế nhưng từ nhỏ, cô bé Song Chi đã thích thú với việc viết văn, làm thơ. Ít ai biết, bài thơ Hôm nay mẹ trực đêm với những dòng chữ chứa chan tình cảm dành cho mẹ “Hôm nay mẹ trực đêm, bữa cơm chiều ăn vội/Đèn đường chưa kịp lên/Mẹ đã ra đi rồi” là của Song Chi viết lúc mới 13 tuổi. Bài thơ đã đoạt ngay giải nhất cuộc thi thơ thiếu niên và nhi đồng do Báo Khăn Quàng Đỏ tổ chức và sau này được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc. Mê văn thơ nhưng chị lại theo học khoa đạo diễn [Trường Điện ảnh VN tại TPHCM, nay là Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM]. Những bạn cùng lớp với Song Chi ở khóa 1 [1988-1992] ngày ấy đều là những đạo diễn tên tuổi hiện nay như Tường Phương, Phương Nam, Vinh Hương, Tống Thành Vinh...

Hương Nhu

Video liên quan

Chủ Đề