Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

Câu 1

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 24 SBT Lịch sử 10

Câu 1. Điền vào chỗ trống các thông tin cho sẵn để làm rõ khái niệm văn hóa, văn minh.

văn hóa lịch sử phát triển cao

dã man, nguyên thủy vật chất và tinh thần văn minh

Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I trang 25 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử. Văn hóa có trước văn minh, phát triển đến một trình độ nào đó thì văn minh mới ra đời.

Văn minh là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. Văn minh xuất hiện dựa trên quá trình tích lũy sáng tạo những văn hóa, văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển. Trái với văn minh là dã man, nguyên thủy.

Quảng cáo

Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 24 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Em hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây để phân biệt văn hóa và văn minh.

Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

Phương pháp giải:

- Bước 1: Dựa vào nội dung mục I trang 25 SGK Lịch sử 10

- Bước 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet về từ khóa “lịch sử văn minh nhân loại qua các giai đoạn”.

Toàn bộ lịch sử nhân loại chính xác là cấu thành từ cuộc đấu tranh của nhân loại để nâng bản thân mình vượt lên trên mức độ loài vật. Cuộc đấu tranh dai dẳng này bắt đầu 7 triệu năm trước khi những tổ tiên dạng người của chúng ta lần đầu tiên đứng thẳng và có thể giải phóng bàn tay để lao động. Kể từ đó, những giai đoạn phát triển xã hội kế tiếp nhau đã nảy sinh trên cơ sở những thay đổi trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, hay nói cách khác là, sức mạnh của chúng ta trước tự nhiên.

Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

Khôi phục hình ảnh Homo Habilis

Xã hội loài người đã trải qua một chuỗi những giai đoạn có thể phân biệt một cách rõ ràng. Mỗi giai đoạn được đặt nền tảng trên một phương thức sản xuất xác định, cái đến lượt nó thể hiện bản thân nó ở một hệ thống quan hệ giai cấp xác định. Những quan hệ ấy tiếp đến lại thể thiện bản thân nó ở quan điểm xã hội, tâm lý, đạo đức, luật pháp và tôn giáo xác định.

Mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế của xã hội với kiến trúc thượng tầng (hệ tư tưởng, đạo đức, luật pháp, nghệ thuật, tôn giáo, triết học, v.v.) là không hề đơn giản và trực tiếp mà cực kỳ phức tạp và thậm chí mâu thuẫn. Những sợi dây vô hình kết nối lực lượng sản xuất với quan hệ giai cấp được phản chiếu trong đầu óc của con người một cách méo mó và mơ hồ. Những tư tưởng có nguồn gốc từ quá khứ sơ khai có thể đeo bám vào tinh thần tập thể trong một thời gian dài, nó vẫn bền bỉ sau khi cơ sở thực tại mà từ đó nó phát sinh đã biết mất. Tôn giáo là một ví dụ rõ ràng chứng minh điều này. Đó là mối tương quan biện chứng. Điều này được Marx giải thích một cách rõ ràng:

“Còn nói về những lĩnh vực tư tưởng lơ lửng ở cao hơn nữa trên không trung, như tôn giáo, triết học, v.v., thì chúng đã có một nội dung tiền sử, mà thời đại có sử sách đã thấy có sẵn và tiếp nhận, nội dung mà bây giờ chúng ta phải gọi là sự ngu xuẩn. Những quan niệm sai lầm muôn vẻ ấy về thiên nhiên, về sự cấu tạo của bản thân con người, về những thần linh, về những lực lượng bí ẩn v.v., phần lớn chỉ có một yếu tố kinh tế tiêu cực làm cơ sở, những quan niệm sai lệch về thiên nhiên là cái bổ sung cho trình độ phát triển thấp kém của thời kỳ tiền sử, nhưng phần nào cũng là điều kiện và thậm chí là nguyên nhân của trình độ thấp kém đó. Và mặc dù nhu cầu kinh tế là động lực chính, ngày càng lớn mạnh của sự hiểu biết ngày càng nhiều về thiên nhiên, nhưng chúng ta sẽ chỉ là thông thái rởm nếu cứ đi tìm những nguyên nhân kinh tế cho tất cả những điều ngu ngốc nguyên thủy đó.”
“Lịch sử của khoa học là lịch sử của sự gạt bỏ dần dần những điều ngu ngốc đó, hay là của sự thay thế những điều ngu ngốc đó bằng những điều ngu ngốc mới nhưng ngày càng ít phi lý hơn. Những người gánh trách nhiệm làm việc ấy cũng lại nằm trong những lĩnh vực riêng biệt của sự phân công lao động, và họ tưởng rằng họ làm việc trong một lĩnh vực độc lập. Và trong chừng mực họ là một nhóm độc lập trong sự phân công lao động xã hội thì những hoạt động sản xuất của họ, kể cả những sai lầm của họ, đều tác động trở lại vào toàn bộ sự phát triển của xã hội, và cả sự phát triển kinh tế nữa. Nhưng mặc dầu thế, họ cũng vẫn phải chịu ảnh hưởng chi phối của sự phát triển kinh tế” (Thư và trích thư, Marx-Engels , tr736-7)

Và một lần nữa.

“Thế nhưng, là một lĩnh vực nhất định của sự phân công lao động, triết học của mỗi thời đại phải có một số vật tư tư tưởng nào đó do các triết học trước đó truyền lại, làm xuất phát điểm. Đó là lẽ tại sao những nước lạc hậu về kinh tế lại có thể giữ vai trò đi đầu trong triết học.” (nđd, tr738)

Tất cả ý thức hệ, truyền thống, đạo đức, tôn giáo, v.v., đều đóng vai trò quan trọng trong định hình niềm tin của con người. Chủ nghĩa Marx không từ chối sự thật hiển nhiên này. Đối lập với những gì mà những nhà duy tâm tin vào, nhận thức của con người về tổng quan là cực kỳ bảo thủ. Hầu hết mọi người không thích thay đổi, đặc biệt là những hay đổi đột ngột và mạnh mẽ. Họ sẽ bám vào những gì họ biết và đã quen thuộc: tư tưởng, tôn giáo, thiết chế, đạo đức, lãnh đạo và đảng phái trong quá khứ. Thói quen và phong tục tất cả đều như khối chì đè nặng lên vai của nhân loại. Vì tất cả những lý do đó nhận thức bị tụt lại về phía sau các sự kiện.

Thế nhưng, ở những giai đoạn nhất định những sự kiện lớn lao buộc con người phải đặt câu hỏi cho những niềm tin và nhận định cũ của họ. Họ bị bật nảy khỏi sự lười biếng uể oải cũ kỹ, khỏi sự thờ ơ vô cảm rồi buộc phải chấp nhận thực tại. Trong những thời kỳ như vậy, ý thức có thể thay đổi một cách mau lẹ. Nó cho thấy thế nào là một cuộc cách mạng. Và con đường phát triển xã hội, cái có thể duy trì tính bằng phẳng và không thay đổi trong những giai đoạn lâu dài, đã bị gián đoạn bởi cách những cuộc cách mạng cái làm động lực cần thiết cho tiến bộ nhân loại.

Cách mạng Đồ Đá

Nếu chúng ta nhìn vào toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại và vào thời kỳ tiền sử, điều đầu tiên làm kinh ngạc chúng ta là giống loài của chúng ta đã phát triển một cách chậm chạp khủng khiếp. Quá trình tiến hóa dần dần của loài người hoặc của vượn hình nhân để thoát khỏi tình trạng loài vật và tiến tới tình trạng con người thật sự đã diễn ra trong hàng triệu năm. Bước nhảy quyết định đầu tiên là sự chia tách của loài vượn người đầu tiên khỏi những tổ tiên loài khỉ.

Quá trình tiến hóa, tất nhiên, là mù lòa – nói vậy nghĩa là, nó không dính dáng gì đến một mục tiêu hay mục đích xác định nào cả. Thế nhưng, tổ tiên vượn người của chúng ta, đầu tiên bằng cách đứng thẳng, tiếp đến bằng cách sử dụng bàn tay để tạo ra công cụ và cuối cùng sản xuất ra những công cụ ấy, đã tìm thấy một chỗ thích hợp trong môi trường cụ thể giúp thúc đẩy họ tiến lên phía trước.

Mười triệu năm trước loài khỉ góp phần vào những loài thống trị trên hành tinh. Chúng đã tồn tại một cách đa dạng – sống ở trên cây, sống dưới mặt đất và những hình thức sống trung gian khác. Chúng sinh sôi nảy nở trong những điều kiện khí hậu chiếm ưu thế mà đã tạo ra một môi trường nhiệt đới hoàn hảo. Thế rồi tất cả mọi thứ đã thay đổi. Khoảng bảy hoặc tám triệu năm trước hầu hết các loài tiêu vong. Lý do cho sự tiêu vong này vẫn chưa được biết.

Trong một thời gian dài cuộc tìm kiếm nguồn gốc của nhân loại bị rối loạn bởi những thành kiến duy tâm cứ khăng khăng cho rằng, do sự khác biệt chủ yếu giữa người và khỉ là não bộ, những tổ tiên sơ khai của chúng ta phải là loài khỉ có não bộ lớn. Thuyết “não bộ lớn” hoàn toàn thống trị ngành nhân loại học. Họ tiêu tốn nhiều thập kỷ để tìm kiếm được – nhưng không thành công – một “mắt xích còn thiếu”, mà họ bị thuyết phục rằng đó sẽ là một bộ xương hóa thạch với não bộ lớn.

Bị thuyết phục đến nỗi mà cộng đồng khoa học hoàn toàn bị lừa gạt bởi một trong những trò lừa đảo vĩ đại trong lịch sử khoa học. Vào ngày 18 Tháng 12 năm 1912, những mảnh xương của một hộp sọ hóa thạch và xương hàm được coi chính là “mắt xích còn thiếu – Người Piltdown (Piltdown Man)”. Nó được ca ngợi là một khám phá vĩ đại. Nhưng vào năm 1953 một nhóm nhà khoa học người Anh đã chỉ ra Người Piltdown là một trò bịp có chủ tâm. Thay vì có một triệu năm tuổi, người ta thấy những mảnh xương đó chỉ có 500 năm tuổi, và cái hàm thực ra là hàm của một con orang-utan.

Tại sao cộng đồng khoa học lại có thể dễ dàng bị đánh lừa như vậy? Bởi vì họ được cho xem cái mà họ mong đợi sẽ tìm thấy: một hộp sọ hình người sơ khai với não bộ lớn. Thực tế là, dáng đứng thẳng (đi bằng hai chân), và không phải kích cỡ bộ não, đã giúp giải phóng bàn tay để lao động, đó là bước ngoặt quyết định trong sự tiến hóa nhân loại.

Điều này đã được dự báo trước bởi Engels và tác phẩm xuất sắc của ông về nguồn gốc của loài người, Lao động trong quá trình Vượn biến thành Người. Nhà cổ sinh vật học nổi tiếng người Mỹ Stephen Jay Gould đã viết rằng thật đáng tiếc khi các nhà khoa học không thèm để ý tới những gì Engels viết, vì điều đó có thể giúp họ tránh khỏi một trăm năm sai lầm. Việc phát hiện ra Lucy, một bộ xương hóa thạch của một phụ nữa trẻ thuộc về một loài mới Australopithecus Afarensis, chứng tỏ Engels đã đúng. Cấu trúc cơ thể của vượn hình nhân cổ đại là giống như chúng ta (xương chân, hông, v.v.) do vậy chứng tỏ là loài đi bằng hai chân. Nhưng kích cỡ của não bộ không lớn hơn nhiều so với tinh tinh.

Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

Fridrich Engels

Tổ tiên xa xôi của chúng ta có kích thước nhỏ và di chuyển chậm so với các sinh vật khác. Họ không có móng vuốt và răng khỏe. Hơn nữa, một đứa trẻ, sinh ra chỉ một lần trong một năm, là hoàn toàn bất lực tại lúc được sinh ra. Cá heo khi sinh ra đã có thể bơi lội, gia súc và ngựa có thể đi lại sau vài giờ sinh và sư tử mới sinh có thể chạy sau 20 ngày.

Hãy so sánh điều đó với một đứa trẻ thì thấy nó cần hàng tháng trời chỉ để ngồi được mà không cần sự trợ giúp. Mất vài năm để một đứa bé có thể phát triển những kỹ năng cao cấp khác như chạy, nhảy. Với tư cách là một loài, do vậy, chúng ta có bất lợi đáng kể so với bao nhiêu là đối thủ cạnh tranh khác ở những savana ở Đông Phi. Lao động chân tay, cùng với tổ chức xã hội có tính hợp tác và ngôn ngữ, cái gắn liền với nó, là nhân tố quyết định trong sự tiến hóa nhân loại. Việc sản xuất ra các công cụ bằng đá mang lại cho tổ tiên của chúng ta một lợi thế tiến hóa sống còn, giúp kích thích sự phát triển của bộ não.

Thời kỳ đầu tiên này, Marx và Engels gọi là thời kỳ mông muội, đặc trưng bởi mức độ phát triển cực kỳ thấp trong phương tiện sản xuất, sản xuất dùng công cụ bằng đá, và hình thức sinh sống bằng săn bắn–hái lượm. Do vậy lộ trình phát triển này vẫn gần như bằng phẳng trong một thời gian dài. Hình thức sản xuất bằng săn bắn hái lượm thể hiện tình trạng chung của nhân loại thủa ban đầu. Những tàn dư còn sót lại, cho đến thời gian mới đây, có thể quan sát được ở những nơi nhất định trên thế giới, cung cấp cho chúng ta những manh mối và hiểu biết về lối sống từ lâu đã bị lãng quên.

Không đúng, chẳng hạn, khi cho rằng con người bản chất là ích kỷ. Nếu điều đó là sự thật, thì loài người chúng ta đã có thể bị tuyệt chủng từ hai triệu năm trước. Chính bởi ý thức hợp tác mạnh mẽ giúp gắt kết những nhóm người với nhau để đối mặt với tai ương. Họ chăm sóc những đứa trẻ, những người mẹ và họ kính trọng những thành viên lớn tuổi trong bộ lạc những người đã bảo tồn trong trí nhớ của họ tri thức và niềm tin tập thể. Tổ tiên xa xưa của chúng ta không biết đến sở hữu tư nhân là gì, như Anthony Burnett chỉ ra:

“Sự tương phản giữa con người và những loài khác là sáng tỏ như nhau nếu chúng ta so sánh hành vi dánh dấu địa bàn ở loài vật với hành vi nắm giữ của cải ở con người. Địa bàn được duy trì bởi những dấu hiệu chính thức, chung cho cả loài. Mỗi cá thể trưởng thành hoặc nhóm của mỗi loài nắm giữ một địa bàn. Con người không thể hiện tính đồng nhất như vậy: thậm chí bên trong một cộng đồng đơn lẻ, một người có thể sở hữu những khu vực rộng lớn, trong khi đó những người khác thì không có gì cả. Thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn quan hệ sở hữu ở nhiều người. Nhưng ở một số đất nước sở hữu tư nhân bị giới hạn ở tài sản cá nhân. Ở một vài nhóm bộ lạc thậm chí những tài sản thứ yếu được nắm giữ chung. Thực tế ở con người ‘bản năng sở hữu tài sản’ cũng không hơn gì ‘bản năng ăn trộm’. Cứ cho là như vậy, người ta dễ dàng nuôi dạy những đứa trẻ để chúng trở nên hám lợi; và trong chừng mực xã hội cho phép, hình thức của tính hám lợi này rất da dạng từ nước này sang nước khác, cũng như từ thời kỳ lịch sử này sang thời kỳ lịch sử khác” (Anthony Burnnet, The Human Species, tr.142)

Ngày nay có lẽ từ “mông muội” là không thích hợp lắm vì nó hàm chứa ý nghĩa tiêu cực mà nó đã mắc phải. Nhà triết học người Anh ở thế kỷ 17 Thomas Hobbes mô tả về cuộc sống của tổ tiên xa xưa của chúng ta như một “sự sợ hãi cứ nối tiếp và nguy cơ chết bất cứ lúc nào không biết, rồi cuộc sống của con người thì đơn độc, nghèo nàn, dơ dáy, thô lỗ và ngắn ngủi.” Không còn nghi ngờ gì nữa cuộc sống của họ rất gian khổ, nhưng những từ như vậy không hề công bằng với lối sống của tổ tiên chúng ta. Nhà nhân loại học và khảo cổ học Richard Leakey viết:

“Quan điểm của Hobbes cho rằng những người không làm nông nghiệp ‘không có xã hội’ và ‘đơn độc’ là khó có thể sai lầm hơn được. Để trở thành một người săn hắn-hái lượm là phải trải nghiệm một đời sống có tính xã hội mạnh mẽ. Còn đối với việc ‘không có nghệ thuật’ và ‘không có chữ viết’, thì đúng là những người lái lượm sở hữu rất ít ỏi hình thức văn hóa vật chất, nhưng điều đó chỉ đơn giản là hậu quả từ đòi hỏi họ phải có tính cơ động. Khi người !Kung di chuyển từ khu cắm trại này sang khu cắm trại khác, giống như những người săn bắn–hái lượm, họ mang theo tất cả những của cải của họ: tổng khối lượng thường là 12kg, chỉ nhỉnh hơn một chút so với một nửa khối lượng hành lý cho phép của hầu hết các hãng hàng không. Đó chính là sự xung đột không thể tránh khỏi khi lựa chọn giữa tính cơ động và một nền văn hóa vật chất, và do đó người !Kung mang theo văn hóa của họ ở trong đầu óc của họ, chứ không phải ở trên lưng của họ. Những bài ca, điệu nhảy, và những câu truyện hình thành một văn hóa cũng phong phú như văn hóa của bất cứ ai khác.” (Richard Leakey, The Making of Mankind, pp. 101-3)

Ông nói tiếp, “Richard Lee [nhà nhân loại học và tác giả của tác phẩm The !Khung San: Men, Women, and Work in a Foraging Society, 1979] cho rằng phụ nữ bản thân họ không có cảm giác bị bóc lột: ‘Họ có địa vị kinh tế và quyền lực chính trị, một vị thế mà đối với nhiều phụ nữ ở ’thế giới văn minh’ bị từ chối.” (nđd, tr103)

Trong những xã hội đó, người ta không biết đến giai cấp theo nghĩa hiện đại. Ở đó không có nhà nước hay tôn giáo có tổ chức và ở đó tồn tại một ý thức sâu sắc về trách nhiệm và sự chia sẻ cộng đồng. Cái tôi và tính vị kỷ được xem như là chống đối xã hội và xúc phạm đạo đức. Việc đề cao sự bình đẳng đòi hỏi một số nghi lễ nhất định phải được tôn trọng khi một cuộc đi săn thắng lợi quay trở về. Mục đích của những nghi lễ này là hạ thấp sự kiện nhằm ngăn cản tính kiêu ngạo và tự phụ: “Hành xử đúng mực của người thợ săn thành công”, Richard Lee giải thích, “là sự khiêm tốn và nhún nhường.”

Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

Người !Kung

Hơn nữa:

“Người !Kung không có thủ lĩnh và không có người lãnh đạo. Những rắc rối trong xã hội của họ hầu như đã được giải quyết rất sớm trước khi chúng biến thành cái gì đó đe dọa sự hài hòa của xã hội. (…) Đối thoại giữa mọi người là thuộc tính chung, và bất đồng được tháo gỡ thông qua những câu bông đùa của mọi người. Không có ai ra lệnh cũng không có ai phải tuân lệnh. Richard Lee có lần hỏi /Tw!gum là người !Kung có tù trưởng không. Anh ta trả lời ‘Tất nhiên chúng tôi có tù trưởng; mỗi người trong chúng tôi là một tù trưởng của chính mình!’ /Tw!gum coi câu hỏi và câu trả lời dí dỏm của anh ta là một sự bông đùa.” (nđd tr. 107)

Nguyên tắc cơ bản dẫn dắt mọi khía cạnh của đời sống là sự chia sẻ. Giữa những người !Kung khi một con vật bị giết thịt, một quá trình tỉ mỉ để chia sẻ thịt tươi bắt đầu theo quan hệ huyết thống, đồng minh và theo sự bắt buộc. Richard Lee nhấn mạnh điểm này:

“Chia sẻ thâm nhập sâu rộng vào ứng xử và giá trị của những người !Kung hái lượm, bên trong gia đình và giữa các gia đình, và nó được mở rộng tới những biên giới của xã hội rộng lớn. Nếu như nguyên tắc lợi nhuận và lý trí là cối lõi đối với đạo đức tư bản, thì chia sẻ là cốt lõi cho quy tắc ứng xử trong đời sống tập thể ở các xã hội hái lượm” (sđd)

Tính khoe khoang không được tán thành, tính kiêm tốn được khích lệ, như thấy trong trích đoạn sau:

“Một người đàn ông !Kung mô tả như sau: ‘Chẳng hạn có một người đàn ông đi săn. Anh ta không trở về nhà và tuyên bố như một kẻ khoác lác, ’Tôi vừa giết được một con rất to trong bụi cây!’ Anh ta đầu tiên phải ngồi xuống trong im lặng cho đến khi có một ai đó đến bên chỗ đốt lửa của anh ta và hỏi ‘Hôm nay anh nhìn thấy gì?’ Anh ta trả lời một cách lặng lẽ, ‘À tôi không giỏi đi săn. Tôi không nhìn thấy gì cả…Có lẽ chỉ là một con bé xíu.’ Rồi tôi tự cười nhủ vì tôi biết anh ta đã giết được một con to. ’Giết được con mồi càng lớn, thì lại càng phải hạ thấp nó xuống (…) Nói đùa và nói giảm đi là phải được tuân theo một cách nghiêm ngặt, hơn nữa không chỉ nó được thực hành bởi người người !Kung mà bởi cả nhiều nhóm lái lượm khác, và kết quả là mặc dù có một vài người chắc chắn sẽ giỏi săn bắn hơn những người khác, không có ai tích lũy một uy tín hoặc một địa vị khác thường chỉ vì tài năng của anh ta” (Leakey, tr106-7)

Nguyên tắc ứng xử này không đóng kín trong cộng đồng người !Kung; đó là đặc tính chung của những người săn bắn–hái lượm. Thế nhưng, cách cư xử ấy không hề tự phát sinh; giống như hầu hết cách cư xử của nhân loại, nó phải được dạy dỗ từ khi còn bé. Mọi đứa trẻ sinh ra có thể dung chứa cả hành vi chia sẻ lẫn hành vi ích kỷ, Richard Lee nói. “Hành vi được nuôi dưỡng và phát triển là hành vi mà xã hội xem là có giá trị nhất.” Với ý nghĩa đó, những giá trị ứng xử của những xã hội ban đầu ấy ưu việt hơn nhiều so với xã hội tư bản ở đó người ta dạy con người trở nên tham lam, ích kỷ và chống đối xã hội.

Tất nhiên, không thể nói một cách chắc chắn rằng đấy chính xác là bức tranh về xã hội loài người thời sơ khai. Nhưng những điều kiện tương tự có xu hướng sản sinh ra những kết quả tương tự, và có thể quan sát được những xu hướng tương tự ở nhiều nền văn hóa khác nhau có cùng mức độ phát triển kinh tế. Như Richard Lee nói:

“Chúng ta không được phép hình dung đây chính xác là lối sống của tổ tiên của chúng ta. Nhưng tôi tin rằng những gì chúng ta thấy được ở người !Kung và những người có lối sống hái lượm những hình mẫu trong hành vi ứng xử có tính quyết định đối với sự phát triển của nhân loại thuở sơ khai. Trong số một vài loài vượn người sống 2 đến 3 triệu năm trước, một loài trong đó – trực hệ mà cuối cùng dẫn tới chúng ta – đã mở rộng nền tảng kinh tế bằng cách chia sẻ lương thực và bổ sung nhiều thịt hơn vào chế độ ăn. Sự phát triển của nền kinh tế dựa trên săn bắn và hái lượm là một động lực mãnh liệt biến chúng ta trở thành nhân loại.” (Leakey trích dẫn, tr108-9.)

Khi so sánh giá trị của các xã hội săn bắn–hái lượm với giá trị của thời đại chúng ta, chúng ta không phải bao giờ cũng có những giá trị tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, chỉ cần so sánh gia đình hiện tại, với đầy trường hợp lạm dụng vợ con, trẻ sơ sinh, mại dâm, với việc thực hành nuôi dưỡng trẻ em trong cộng đồng suốt hầu hết thời gian trong lịch sử; đó là, trước khi có sự xuất hiện của sự sắp xếp xã hội kỳ lạ mà người ta thích gọi đó là văn minh:

“Một người Anh-điêng nói với một người truyền giáo, ‘Người da trắng các anh chỉ yêu trẻ con của chính các anh. Chúng tôi yêu trẻ con của bộ lạc. Chúng thuộc về tất cả mọi người, và chúng tôi chăm sóc chúng. Chúng là xương của xương của chúng tôi, là thịt của thịt chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều là cha là mẹ của chúng. Người da trắng thật man rợ; họ không yêu trẻ con. Nếu trẻ con bị mồ côi, người ta phải được trả tiền để chăm sóc chúng. Chúng tôi không hề biết đến những ý nghĩ dã man đó.’” (M. F. Ashley Montagu, ed., Marriage: Past and Present: A Debate Between Robert Briffault and Bronislaw Malinowski, Boston: Porter Sargent Publisher, 1956, p48.)

Nhưng chúng ta không được có cái nhìn lý tưởng hóa về quá khứ. Cuộc sống của tổ tiên chúng ta vẫn là một cuộc đấu tranh gian khó, một cuộc chiến thường trực chống lại sức mạnh của tự nhiên để sinh tồn. Bước tiến diễn ra cực kỳ chậm chạp. Những người thuở sơ khai bắt đầu làm ra công cụ bằng đá 2.6 triệu năm trước. Những công cụ đá lâu đời nhất, được biết đến là Oldowan tiếp tục tồn tại khoảng một triệu năm cho đến khoảng 1.76 triệu năm trước, khi người nguyên thủy bắt đầu đẽo những miếng đá lớn và rồi tiếp tục định hình chúng bằng cách dùng những miếng đá nhỏ hơn gọt xung quanh các cạnh, kết quả là một loại công cụ mới ra đời: chiếc rìu tay. Công cụ này và những công cụ cắt gọt với kích cỡ lớn khác trở thành đặc trưng của văn hóa Achelean. Những công cụ cơ bản này, bao gồm cả sự đa dạng cả về hình thức lõi đá, tiếp tục được làm ra trong một thời kỳ dài bất tận – kết thúc ở nhiều khu vực khác nhau vào khoảng từ 400.000 đến 250.000 năm trước.

Cách mạng Đồ Đá Mới

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, quá trình này diễn ra thật chậm chạp, như Thời báo Kinh tế nhận xét vào lúc giao thời sang thiên niên kỷ mới:

“Gần như toàn bộ lịch sử nhân loại, tiến bộ về kinh tế diễn ra thật chậm chạp đến mức không thể cảm nhận được trong vòng một đời người. Hàng thế kỷ rồi lại hàng thế kỷ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm tròn đến một con số sau dấu thập phân, là số không. Khi tăng trưởng thực sự có diễn ra thì nó cũng chậm chạp tới mức nó là vô hình đối với những người sống ở lúc đó – và thậm chí nó cũng không có vẻ như giúp tăng mức sống (ngày nay cái đó mới được coi là tăng trưởng), thì chỉ là sự tăng trưởng một chút về dân số. Sau hàng thiên niên kỷ, tiến bộ, cho tất cả chứ không phải cho thành phần tinh hoa, dẫn đến kết quả là: dần già ngày càng có nhiều người hơn có thể sinh sống, với phương tiện sinh sống ở mức độ đơn sơ nhất” (Thời bao Kinh tế, 31 Tháng 12, 1999)

Tiến bộ của nhân loại bắt đầu tăng tốc khi nó là kết quả của một trong những cuộc cách mạng đầu tiên và quan trọng nhất đó là sự chuyển tiếp từ hình thức săn bắn–hái lượm sang sản xuất nông nghiệp. Nó đặt nền tảng cho lối sống định cư và nảy sinh những thị trấn đầu tiên. Đây là giai đoạn Marx gọi là dã man, tức là, giai đoạn giữa thời kỳ cộng sản nguyên thủy và thời kỳ xã hội có giai cấp sơ khai, khi mà các giai cấp bắt đầu hình thành và cùng với chúng là nhà nước.

Thời kỳ cộng sản nguyên thủy lâu dài, giai đoạn phát triển đầu tiên của nhân loại, ở đó không tồn tại giai cấp, sở hữu tư nhân, và nhà nước, đã nhường chỗ cho một xã hội có giai cấp ngay khi con người có khả năng sản xuất ra dư thừa so với nhu cầu sinh tồn hàng ngày. Ở thời điểm đó, sự phân chia xã hội thành giai cấp trở thành khả thi về mặt kinh tế . Thời kỳ man rợ nảy sinh từ sự tan rã của công xã cổ xưa. Ở đây lần đầu tiên xã hội bị chia cắt bởi quan hệ sở hữu, và giai cấp và nhà nước đang trong quá trình hình thành, mặc dù những thứ ấy dần dần phát sinh, thoát khỏi giai đoạn trứng nước, và cuối cùng củng cố nó thành xã hội có giai cấp. Giai đoạn này bắt đầu khoảng từ 10.000 đến 12.000 năm trước.

Theo đường nét lớn của lịch sử, sự nảy sinh của xã hội có giai cấp là một hiện tượng cách mạng, ở chỗ nó giải phóng một bộ phận đặc quyền trong dân chúng – giai cấp thống trị – khỏi gánh nặng lao động chân tay trực tiếp, cho phép họ có thời gian cần thiết để mà phát triển nghệ thuật, khoa học và văn hóa. Xã hội có giai cấp, cho dù có bóc lột tàn nhẫn và bất bình đẳng, là con đường mà nhân loại cần phải trải qua để xây dựng những tiền đề vật chất cần thiết cho một xã hội không giai cấp trong tương lai.

Đây là thời kỳ phôi thai sản sinh ra những thị trấn và thành phố (như Jericho, khoảng 7.000 năm TCN), chữ viết, công nghiệp và mọi thứ khác đặt cơ sở cho những gì mà chúng ta gọi là văn minh. Thời kỳ dã man hình thành một giai đoạn lớn trong lịch sử nhân loại, và được chia thành một vài giai đoạn phân biệt. Nói chung nó được đặc trưng bởi sử chuyển tiếp từ hình thức săn bắn–hái lượm sang hình thức sản xuất du mục và nông nghiệp, tức là từ thời kỳ mông muội Đồ Đá Cũ, đi qua thời kỳ dã man Đồ Đá Mới đến thời kỳ dã man Đồ Đồng, thời kỳ đứng trước ngưỡng cửa văn minh.

Bước ngoặt quyết định, mà Gordon Childe gọi là cuộc cách mạng Đồ Đá Mới, thể hiện một bước nhảy vọt tiến lên phía trước trong sự phát triển của năng lực sản xuất của nhân loại, và kéo theo đó là văn hóa. Đây là những điều Childe muốn nói: “Món nợ của chúng ta đối với thời kỳ dã man chưa có chữ viết thật là nặng nề. Mọi thực vật được trồng trọt sử dụng làm thức ăn ở bất cứ tầm quan trọng nào đều được khám phá bởi xã hội dã man khuyết danh nào đó.” (G. Childe, What Happened in History, p.64)

Trồng trọt bắt đầu ở Trung Đông khoảng 10.000 năm trước, nó đại diện cho một cuộc cách mạng xã hội và văn hóa nhân loại. Điều kiện sản xuất mới mang lại cho con người nhiều thời gian hơn – thời gian để mà tư duy phân tích phức tạp. Nó phản chiếu ở hình thức nghệ thuật mới chứa đựng những hình mẫu hình học – một ví dụ đầu tiên về nghệ thuật trừu tượng trong lịch sử. Điều kiện mới sản sinh ra thế giới quan mới về cuộc sống, về quan hệ xã hội và những quan hệ giúp gắn kết con người với thế giới tự nhiên và vũ trụ, mà những bí ẩn của chúng được nghiên cứu theo cách thức mà trước đây nằm mơ cũng không thấy. Tri thức về tự nhiên trở nên cần thiết bởi nhu cầu làm nông nghiệp, rồi dần dần phát triển tới mức độ mà con người học được cách thực sự chinh phục và chế ngự những thế lực thù địch trong tự nhiên – thông qua lao động tập thể ở quy mô lớn.

Sự xuất hiện và phát triển văn minh văn hóa năm 2024

  1. Gordon Childe

Cuộc cách mạng trong văn hóa và tôn giáo phản ánh cuộc cách mạng xã hội vĩ đại – vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại tính cho đến tận bây giờ – đã dẫn tới sự tan rã của công xã nguyên thủy và hình thành sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất. Mà phương tiện sản xuất bản thân nó là phương tiện của cuộc sống.

Trong nông nghiệp, việc đưa vào sử dụng những công cụ bằng sắt đã đánh dấu một bước tiến lớn. Nó cho phép tăng trưởng về dân số và cho phép quy mô cộng đồng lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Hơn hết, nó tạo ra thặng dư lớn hơn có thể bị chiếm đoạt bởi nhưng gia tộc đứng đầu trong cộng đồng. Đặc biệt là khi bắt đầu dùng sắt đã đánh dấu sự thay đổi về chất trong quá trình sản xuất, bởi vì sắt hiệu quả hơn rất nhiều so với đồng và đồng thau, cả khi làm công cụ lẫn khi làm vũ khí. Nó cũng sẵn có hơn nhiều so với những kim loại cũ khác. Ở đây lần đầu tiên vũ khí và chiến tranh trở thành dân dã. Vũ khí quan trọng nhất của thời đại là kiếm sắt, xuất hiện lần đầu ở Anh khoảng 5000 năm TCN. Bất cứ người đàn ông nào cũng có thể mang kiếm. Chiến tranh do vậy không còn tính chất quý tộc và trở thành chuyện của quần chúng.

Việc sử dụng rìu và liềm sắt làm biến đổi nông nghiệp. Sự biến đổi này được minh họa bởi thực tế là một acre đất trồng trọt giờ đây có thể duy trì sự sống cho gấp đôi số lượng người trước đó. Thế nhưng, vẫn chưa có tiền tệ, và đó vẫn là một nền kinh tế đổi chác. Thặng dư tạo ra không được tái đầu tư, vì không có cách nào để thực hiện điều đó. Một phần thặng dư bị chiếm đoạt bởi tù trưởng và gia đình của ông ta. Một phần bị sử dụng hết cho lễ hội, hoạt động đóng vai trò then chốt trong xã hội ấy.

Trong một lễ hội có thể phục vụ từ 200 đến 300 người ăn. Trong di tích của một trong những lễ hội đó người ta thấy xương của 12 con bò và của một số lượng lớn cừu, lợn và chó. Những lần tụ họp ấy không chỉ là dịp để tiêu thụ thức ăn đồ uống dư thừa – chúng còn đóng vai trò xã hội và tôn giáo quan trọng. Trong những nghi lễ ấy, người ta cảm ơn thượng đế vì sự dư thừa lương thực. Họ cho phép sự hòa trộn giữa các bộ lạc và giải quyết các công việc trong cộng đồng. Những lễ tiệc thịnh soạn như vậy cũng đem lại cho các thủ lĩnh cách thức để phô bày sự giàu có và quyền lực và do vậy tăng cường uy thế của thị tộc hoặc bộ tộc liên quan.

Từ những nơi tụ họp như vậy dần già đã phát sinh thành cơ sở cho việc định cư dài hạn, chợ búa và thị trấn nhỏ. Tầm quan trọng của tài sản tư nhân và sự giàu có tăng lên cùng với sự tăng lên của năng suất lao động và sự gia tăng thặng dư trở thành mục tiêu cướp bóc hấp dẫn. Từ thời kỳ Đồ Sắt đã là một giai đoạn chiến tranh, thù hận, cướp bóc liên miên, những vùng định cư thường được bảo vệ bằng những công trình bằng đất khổng lồ, như lâu đài Maiden ở Dorset và Danebury ở Hampshire.

Hậu quả của chiến tranh là có một số lượng lớn tù nhân chiến tranh, nhiều người trong số họ bị đem bán làm nô lệ, và – ở giai đoạn sau – họ bị trao đổi như hàng hóa với người La Mã. Nhà địa lý học Strabo nhận xét “Người ta sẽ đổi cho bạn một người nô lệ để đổi lấy một vò rượu vang.” Do đó trao đổi bắt đầu diễn ra ở ngoại vi các xã hội này. Thông qua trao đổi với nền văn hóa tiến bộ hơn (Rome), tiền dần dần được đưa vào sử dụng, những đồng xu sớm nhất dựa trên mẫu đồng xu La Mã.

Sự thống trị của tài sản tư nhân (tư hữu) nghĩa là lần đầu tiên có sự tập trung của cải và quyền lực vào trong tay một nhóm thiểu số. Điều này gây ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ giữa người đàn ông và đàn bà với thế hệ con cháu của họ. Vấn đề thừa kế giờ đây bắt đầu trở thành vô cùng quan trọng. Chính vì vậy chúng ta thấy sự xuất hiện của những lăng mộ hoành tráng. Ở Anh, những ngôi mộ như vậy xuất hiện vào khoảng 3,000 năm TCN. Chúng biểu thị cho lời tuyên bố về quyền lực của tầng lớp cai trị hoặc đẳng cấp. Chúng cũng là khẳng định quyền sở hữu một khu vực đất đai nhất định. Có thể thấy điều tương tự ở những nền văn hoá sơ khai khác, chẳng hạn, ở những đồng bằng của người Anh-điêng ở Bắc Mỹ, mà chi tiết minh chứng còn tồn tại vào thế kỷ 18.

Ở đây chúng ta lần đầu tiên thấy ví dụ tuyệt vời về sự tha hóa. Tồn tại thiết yếu của con người trở nên xa lạ (tha hóa) với bản thân anh ta theo hai hay ba tầng lớp ý nghĩa. Đầu tiên, sở hữu tư nhân nghĩa là sự tha hóa trong sản phẩm của anh ta, cái đã bị người khác tước đoạt. Thứ hai, anh ta bị tước đoạt khả năng kiểm soát cuộc đời và số phận bản thân mình bởi nhà nước với hiện thân là vua và Pha-ra-ông. Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, là sự tha hóa này còn được mang theo từ đời này sang đời khác – nội tâm (“tâm hồn”) của con người bị tước đoạt bởi những vị thần của thế giới khác, thiện chí của họ phải được tiếp nối bằng cách cầu nguyện và hiến tế. Và cũng như sự phục tùng trước chế độ quân chủ hình thành cơ sở cho sự giàu có của tầng lớp trên của quan lại và quý tộc, thì sự hiến tế cho thần linh hình thành cơ sở cho sự giàu có và quyền lực của giới tăng lữ tức tầng lớp đứng giữa con người và thần thánh. Ở đây chúng ta thấy nguồn gốc của tôn giáo có tổ chức.

Cùng với sự lớn mạnh trong sản xuất và năng suất trở nên khả thi được bởi cách thức kinh tế mới của lao động, là những thay đổi mới trong tín ngưỡng và phong tục. Ở đây, tồn tại xã hội quyết định nhận thức. Từ chỗ thờ cúng tổ tiên và những lăng mộ bằng đá cho những cá nhân và gia tộc của họ, chúng ta thấy những thể hiện tín ngưỡng tham vọng hơn rất nhiều. Việc xây dựng các vòng tròn bằng đá với kích cỡ kinh ngạc khẳng định sự tăng trưởng ấn tượng về dân số và về sản xuất, là khả thi bởi sử dụng một cách có tổ chức lao động tập thể ở quy mô lớn. Những gốc rễ của văn minh do vậy bắt nguồn chính ở thời kỳ dã man, và còn hơn thế nữa, ở thời kỳ nô lệ. Sự phát triển của thời kỳ dã man kết thúc ở chế độ nô lệ hoặc ở chế độ khác mà Marx gọi là “phương thức sản xuất Á châu”.