Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật máy đính bọ hsm-438-d

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÍNH CÚC Thành viên nhóm: 1.Cao Thị Vi 13109121 2.Bùi Thị Mai Trinh 13109115 3. Trần Thị Mai Xiêm 13109123 4. Võ Ngọc Yến Nhi 13109057 5. Nguyễn Khánh Ngọc 13109055 6. Võ Thị Phượng Hằng 13109021 GVHD: Nguyễn Ngọc Châu NỘI DUNG PHẦN I: MỘT SỐ MÁY ĐÍNH NÚT THƯỜNG GẶP PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ MÁY PHẦN III: CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁCH HIỆU CHỈNH MỘT SỐ CƠ CẤU TRONG MÁY ĐÍNH NÚT PHẦN IV: HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

  1. Một số máy đính cúc thường gặp 1. Máy đính cúc MB-1377: Đính các loại nút có chân, nút bọc, nút đồng, nút đính kết hợp được trang bị chuẩn cơ cấu gút chống tuột chỉ ở mũi may cuối làm cho đính nút đẹp hơn và chắc hơn. 2. Máy đính cúc Mitsuyin MY-8373: là loại máy 1 kim, máy

đính nút cơ, cam thẳng, loại motor rời, đính các loại nút có số lỗ 8/16/32, sử dụng cho vải mỏng và trung bình.

3. Máy đính nút Hikari HB-373: là loại máy một kim, máy đính nút cơ, cam thẳng, loại motor rời, sử dụng cho loại vải trung bình, bơm dầu bằng tay. 4.Máy đính cúc Brother BE348F:Máy đính nút điện tử Brother BE-438F tạo mũi may thắt nút với ổ đĩa trực tiếp và được thiết kế để may các nút phẳng [2, 3 và 4 lỗ], và nút có chân.

5.Máy MB372 của Nhật: Bàn cặp cúc thực hiện cả hai chuyển động: zíc zắc ngang và chuyển dọc để thực hiện chính xác 2 lỗ và 4 lỗ với đường may móc xích đơn. 6. Máy CS600 Hungari: sự chuyển động zíc zắc của trụ kim phối hợp với sự chuyển dịch dọc của bàn đẩy kẹp cúc để thực hiện đính cúc phẳng 2 lỗ hay 4 lỗ với đường may móc xích đơn. II. Giới thiệu chung về máy đính cúc. 1. Khái niệm về máy đính cúc. Máy đính cúc là loại máy may, dùng để gắn các chi tiết lên sản phẩm may, các loại cúc, móc, đai,… Các chi tiết cài khóa được gắn lên các sản phẩm may bằng đường may móc xích đơn. Đường may của máy đính cúc là đường may móc xích đơn do một chỉ của một kim tạo ra những móc xích và tự khóa lấy nhau ở dưới lớp nguyên liệu tạo thành đường may. Một số cúc và hình dạng đường đính cúc: Tùy theo hình dạng và yêu cầu sử dụng sản phẩm may, cúc được đính với những số mũi đính, kiểu đính và được

thực hiện trên các máy đính khác nhau. 2. Tác dụng và tính năng của máy đính cúc. - Máy đính nút dùng để liên kết nút với nguyên liệu may bằng một chỉ [dạng mũi may mắc xích đơn] hoặc hai chỉ [ dạng mũi may thắt nút ]. Nút được đính sát với nguyên liệu hoặc hở. Các loại nút dùng để đính là nút phẳng 2 lỗ, 4 lỗ, nút có chân. 3. Thông số kỹ thuật.

  1. Máy 1 chỉ [máy đính nút cơ MB-1377/1373]:
  1. Máy 2 chỉ [Máy đính nút điện tử Brother BE-438F]:

    Tốc dộ tố đa [v/p] 2700 Đường kính cúc [mm] 30 Nâng bàn ép [mm] 13 Trọng lượng máy [kg] 67 4. Phân loại.

    1. Máy một chỉ: thực hiện mũi may móc xích đơn; bộ tạo mũi đơn giản chiếm ít không gian, dùng một chỉ nên chỉ không bị giới hạn, độ bền kém dể bị tuột chỉ. Ví dụ: Juki MB1373, Hikari HB-373, Juki LK-1903A/BR35,…
  1. Máy hai chỉ: thực hiện mũi may thắt nút; bộ tạo mũi phức tạp chiếm nhiều không gian chỉ dưới bị giới hạn bởi thoi suốt, mũi may bền chặt khó bị tuột chỉ. Ví dụ: Brother BE438F III. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách hiệu chỉnh một số cơ cấu trong máy đính cúc.

1. Quy trình đính cúc: - Cúc phẳng hai lỗ và bốn lỗ: Kim đâm xuống vị trí thứ nhất của cúc sau đó rút lên và đâm xuống vị trí thứ hai của lỗ cúc, lần lượt như vậy cho đến đủ số mũi may cần thiết. Với các loại cúc hai lỗ: sau khi đính đủ số mũi chồng khít lên nhau, kim lên xuống tại một lỗ của cúc hai đến ba lần tạo mũi khóa tránh tuột chỉ. Với cúc bốn lỗ, sau khi đính đủ số mũi hai lỗ khuyết đầu vật liệu và cúc được bàn kẹp đẩy về phía công nhân và thực hiện đính hai lỗ tiếp theo, sau đó thực hiện mũi khóa. Thực hiện xong cúc và vật liệu được đưa về vị trí ban đầu và dừng lại. - Cúc có chân: Quá trình đính cúc có chân giống như đính cúc phẳng hai lỗ, ở đây phải sử dụng bộ gá chuyên dụng, bộ gá này khác với bàn kẹp cúc. Cúc được đặt nằm nghiêng trên NLM đầy tiên kim đâm xuống và rút lên tại chân cúc, mũi tiếp theo đâm xuống và rút lên ở sát thành ngoài chân cúc tạo nên mũi chỉ liên kết với vật liệu. Cứ lần lượt như vậy kim thực hiện đủ số mũi quy định. Chuyển động may của kim và móc tạo thành mũi may móc xích đơn 2. Nguyên lý làm việc của một số cơ cấu trong máy đính cúc. Để tạo thành mũi may đính cúc với những yêu cầu kỹ thuật ở trên, máy đính cúc gồm có những cơ cấu chính sau: - Cơ cấu chuyển động tịnh tiến lên xuống của kim - Cơ cấu móc chỉ quay. - Cơ cấu cặp cúc. -

Cơ cấu dịch chuyển qua lại của bàn kẹp cúc.

  1. Cơ cấu kim và cần giật chỉ. Xích truyền động của cơ cấu kim và cơ cấu cần giật chỉ gồm hai cơ cấu đòn mắc nối tiếp: - Cơ cấu bốn khâu bàn lề. - Cơ cấu bốn khâu bản lề -trượt
  2. Cơ cấu móc chỉ.
  3. Cấu tạo bên ngoài. 3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đính cúc MÁY ĐÍNH NÚT GỒM NHỮNG BỘ:  BỘ ĐỘNG LỰC  BỘ THÂN NẮP  BỘ CĂNG DẪN CHỈ  BỘ ĐIỀU ĐỘNG BÀN CẶP NÚT CHUYỂN DỌC  BỘ ÉP GIỮ SẢN PHẨM  BỘ DỪNG MÁY CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA TỪNG BỘ  Gồm một động cơ không đồng bộ ba pha/380v, với công suất 0,35kw, tốc độ 1390 vòng/phút, tuyền mô men cho trực chính quay thông qua đai tròn a.Bộ động lực:

b.Bộ tân nắp: Gồm thân máy, bệ máy, đế máy, nắp máy, tấm kim  Nắp máy gồm: nắp trên, nắp trước, nắp bên, nắp dưới. - Thân máy để đỡ các chi tiết, để máy dùng để dỡ thân máy và có thể để thân máy xoay với đế máy nhờ một bản lề, các nắp máy dùng để che chở, bảo vệ, gắn các chi tiết.  Nắp máy trên được gắn 2 cụm đồng tiền, cụm chính và cụm phụ, đồng thời có cơ cấu đánh trùng chỉ và các mấu dẫn chỉ, giữ chỉ.  Nắp bên che toàn bộ cơ cấu biện quay kếp, có ống dẫn cho cơ cấu đo.  Nắp dưới che chắn cho nắp chỉ, càng gạt chỉ để khi đính cúc sản phẩm không bị cuốn, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tai nạn lao động CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA TỪNG BỘ

  1. Bộ căng dẫn chỉ: SƠ ĐỒ CƠ CẤU KIM CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA KIM KIM CHUYỂN ĐỘNG THÔNG QUA 2 CƠ CẤU CHUYỂN ĐỘNG ZICH ZẮC CƠ CẤU MÓC CHỈ VÀ CÀNG GẠT CHỈ CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA TỪNG BỘ CÀNG GẠT CHỈ
  2. Bộ điều động bàn kẹp cúc chuyển động dọc: CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA TỪNG BỘ

CƠ CẤU

  1. Bộ ép giữ sản phẩm: SƠ ĐỒ ĐỘNG BỘ ÉP GIỮ: CƠ CẤU CẮT CHỈ CƠ CẤU NÂNG HÀM CẶP CÚC
  2. Bộ dừng máy: CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA TỪNG BỘ CƠ CẤU DỪNG MÁY 4. Một số thông số hiệu chỉnh máy đính cúc MB-373
  3. Độ cao của trụ kim Vạch khắc trên được điều chỉnh tương ứng với mặt đáy của bạc. Khi đó trụ kim ở vị trí thấp nhất Khi vạch khắc trên trụ kim tương ứng với mặt đầu của bạc, mặt phẳng chứa điểm mũi của móc trùng với đường tâm kim. Khe hở giữa kim và móc: 0,05-0,1mm Khe hở giữa kim và cữ kim: 0,05-0.1mm
  4. Vị trí của kim và móc
  5. Vị trí của cữ kim
  6. Độ cao của bàn cặp cúc Khoảng cách giữa mặt dưới của bàn cặp cúc 1 và mặt trên của tấm kim 2 là 12mm
  7. Lực ép bàn cặp cúc Lực ép của bàn cặp cúc khi làm việc bình thường thì khoảng cách giữa cuối của đai ốc và điểm cuối vít hãm trục điều chỉnh lực ép 2 từ 4-5 mm.
  8. Độ mở của kẹp cúc.
  9. Điều chỉnh đính cúc 2 hoặc 4 lỗ. Khoảng cách giữa hai lỗ cúc và khoảng cách ngang và thẳng của 4 lỗ cúc: Khoảng cách theo chiều dài

Đẩy cữ điều chỉnh khoảng cách 1 và đặt ở vị trí 0 khi đính cúc 2 lỗ và điều chỉnh lên các vạch tưởng ứng khoảng cách cho đính cúc 4 lỗ. Khoảng cách ngang Vặn đai ốc 2 và dịch cữ 3 một khoảng tương ứng với chiều ngang của cúc trên bảng chia sau đó vặn chặt đai ốc 2 lại.

  1. Đặt số mũi đính. 4. Một số thông số hiệu chỉnh máy đính cúc MB-373
  2. Cắt chỉ tự động. Khoảng cách giữa đầu móc 2 và đầu cắt 1 là 0,5-0,7 mm Điều chỉnh khoảng cách giữa mặt đầu của đòn nâng bàn cặp cúc 1 và đầu vít 2 là 0,5 mm. Sau đó cố định bằng đai ốc hãm 3. Lắp cần nâng chữ L:
  3. Puly
  4. Cơ cấu nâng hạ bàn kẹp cúc ở vị trí dừng máy 5. Sử dụng và bảo dưỡng  Sử dụng: - Sử dụng đúng loại cúc phù hợp với máy và dạng của máy kẹp cúc. - Sử dụng đúng thao tác hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. - Kiểm tra mũi đính cúc trên loại vật liệu và độ dày vật liệu trước khi đính cúc vào sản phẩm thật. - Đặt cúc đính đúng vị trí lỗ, tránh chệch lỗ gây gãy kim.  Bảo dưỡng: - Tắt máy khi ra khỏi máy. - Lau sạch sẽ máy sau ca làm việc. - Che đậy máy khi không sử dụng máy.

- Khi máy có sự cố không tự ý mở máy ra sửa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI MÁY ĐÍNH CÚC IV. HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 1. Gãy kim Thay kim mới, điều chỉnh đưa con trượt 41 lại gần tâm quay của trục cần lắc 39… 2. Nút bị vỡ Giảm sức ép chân vịt và tốc độ của máy… 3. Dầu bị văng ra sản phẩm Châm dầu vừa đủ… 4. Chỉ đính nút vào sản phẩm không đều,bị rối, bị đứt chỉ Giảm sức căng của chỉ,chỉnh kim đúng hướng,thay kim khi kim bị cong,cùn hoặc sướt,sửa chữa đường dẫn chỉ, làm trơn đường dẫn chỉ… 5. Máy không vận hành khi cắm điện Kiểm tra lại dây điện, môtơ… 6. Nút đính vào sản phẩm không chặt,sai vị trí Tăng độ nén của lò xo nén hàm kẹp cúc… 7. Bàn kẹp nút dao động lắc ngang không hoạt động Xiết chặt các ốc trục nối giữa cam đẩy dọc và cam đẩy ngang…

Chủ Đề