Tại sao bị khô môi

Tình trạng môi khô, nứt nẻ và bong tróc không chỉ thường xảy ra vào mùa đông, mà còn do nhiều “thủ phạm” cao tay khác nữa. Và hiển nhiên chúng chẳng ở đâu xa, mà nằm ngay trong chính cơ thể của bạn. Cùng tìm hiểu một số trường hợp gây khô môi quanh năm, và cùng chúng tôi áp dụng những biện pháp khắc phục hiệu quả, để chấm dứt tình trạng này nhé!

1. Nguyên nhân gây khô môi

Khô môi do thiếu nước: Một trong những nguyên nhân chính gây khô môi mà các nàng thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Trong khi đó, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen xấu này, chẳng mấy chốc tình trạng khô môi, bong tróc thậm chí nứt nẻ chảy máu sẽ còn đeo bám bạn thường xuyên hơn.

Khô môi do di truyền: Thường thì nguyên nhân này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà “xem nhẹ” trường hợp này. Hãy chăm sóc kỹ đôi môi của mình, để chúng không trở thành khuyết điểm khiến bạn trở nên thiếu tự tin nhé.

Bên cạnh đó, nếu bạn mắc phải một số bệnh về tuyến giáp, vảy nến, hay tiểu đường hoặc nặng hơn nữa là bệnh Perleche, thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ và tìm ra hướng điều trị kịp thời, để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhé. Bởi đây là những trường hợp bệnh không chỉ khiến bờ môi bạn khô ráp, nứt nẻ, bong tróc mà thậm chí còn gây lở loét, đau đớn.

Khô môi do môi trường: Nắng, nóng, bụi bẩn… cũng là một trong những do khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ xảy đến với bạn. Chưa kể, với tính chất công việc thường xuyên ngồi phòng lạnh, bờ môi của bạn cũng từ đó dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, vào mùa lạnh thời tiết hanh khô, bạn nên thoa kem dưỡng môi để cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi.

Khô môi do thiếu vitamin: Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ “ghé đến”, nhất là khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B2 khiến cho môi của bạn không chỉ bị lột da, mà còn gay ngứa ngáy.

Tại sao bị khô môi

Thiếu hụt vitamin B2 sẽ dẫn đến tình trạng khô môi, nứt nẻ

Khô môi do thực phẩm nạp vào: Các loại trái cây như quýt, cam, chanh, cà chua khi tiếp xúc với da môi sẽ làm cho tình trạng khô môi, nứt nẻ càng trở nặng thêm. Cho nên, bạn hãy hạn chế để chúng chạm vào môi nhé. Thay vào đó, nếu muốn thưởng thức chúng bạn có thể dùng ông hút nhé.

Khô môi do mỹ phẩm: Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng son môi, hoặc đã trải qua quá trình xăm môi. Tốt nhất, bạn nên dành chút thời gian để chăm dưỡng cho bờ môi của mình, và đừng quên tẩy trang cho môi thật sạch sau mỗi lần sử dụng nhé.

Khô môi do thói quen liếm môi thường xuyên: Cuối cùng, nguyên nhân mà dần đi vào thói quen của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ cũng đã “lộ diện”.

Chỉ cần liếm môi nhiều lần trong 1 ngày, cũng đủ làm tình trạng khô môi thêm trở nặng. Bởi chúng không cung cấp độ ẩm cho môi như bạn nghĩ đâu, thậm chí tuyến nước bọt của bạn còn lấy đi độ ẩm còn lại trên môi, do có chứa thức ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với ô xy. Hãy từ bỏ “thói quen xấu” này ngay hôm nay, bạn nhé!

Sau khi tìm hiểu cặn kẽ những nguyên nhân khiến cho tình trạng da môi của bạn trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc. Bạn cần tìm ngay cách khắc phục chúng, để sở hữu một bờ môi căng mọng, mịn màng hơn. Có như vậy, gương mặt bạn mới thật sự mang một nét đẹp hoàn hảo hơn bao giờ hết.

“Thiếu gì, bù nấy” là một trong những cách khắc phục tình trạng khô môi hiệu quả nhất, mà bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ. Bằng cách tích cực bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, các chất dinh dưỡng từ trái cây, rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, đậu nành, hạnh nhân, sữa trứng, khoai lang, cà rốt.

Bên cạnh đó, đừng quên tẩy tế bào chết cho môi để loại bỏ các lớp tế bào da chết, giúp da môi hấp thụ tốt các chất dưỡng từ son dưỡng môi. Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp dưỡng môi từ nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, đường, dưa chuột, hoa hồng nhé! Chúc bạn luôn xinh đẹp, và có bờ môi “thu hút” mọi ánh nhìn của đối phương.

Tin liên quan

Tại sao bị khô môi

Cảm giác khô da đã đủ khiến bạn thấy bực bội, nhưng đôi môi nẻ toác, thậm chí chảy cả máu còn tồi tệ hơn. Thời tiết, gió và tiếp xúc không khí hanh khô làm cho đôi môi của bạn dễ khô và nứt nẻ.

Sau đây là 10 nguyên nhân phổ biến làm nứt nẻ đôi môi mà bạn nên biết để có thể phòng tránh:

1. Liếm môi

Khi cảm thấy đôi môi khô và nứt nẻ, phản xạ là bạn muốn liếm môi. Nhưng ngay sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn, vì vậy bạn lại liếm môi và cứ thế. Chu trình này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi.

Chẳng bao lâu sau, có một lớp thượng bì thô ráp và teo tách ra khỏi lớp ẩm phía dưới môi. Cắn và nhai đôi môi của bạn có thể tạo ra hiệu ứng tương tự. Vì vậy nếu bạn thấy mình thường xuyên làm điều này, hãy cố gắng từ bỏ thói quen xấu này.

2. Mất nước

Môi không chứa các tuyến tạo dầu như da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Trên thực tế, khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc. Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.

3. Không dưỡng môi

Đừng quên bảo vệ đôi môi của bạn bằng cách dưỡng môi và chống nắng cho làn môi. Hãy tìm một son dưỡng môi có kem chống nắng để bảo vệ làn môi, hoặc chỉ cần thoa nhẹ một chút kem chống nắng trên môi của bạn trước khi bạn ra khỏi nhà.

Giữ ẩm cho đôi môi của bạn suốt cả ngày với vaseline hoặc sáp ong để có làn môi căng mọng, nhất là trong những ngày thời tiết mùa đông và khô lạnh.

Tại sao bị khô môi

Dưỡng ẩm môi để có làn môi đẹp

4. Do thở miệng

Do thói quen ngủ thở miệng hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc phải thở bằng miệng, thở miệng làm cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn và làm môi khô nhanh chóng. Những người ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường thở miệng và thường xuyên thức dậy với đôi môi khô và nứt nẻ. Trong những tình huống này, tốt nhất là để giữ cho đôi môi của bạn ẩm suốt cả ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và trao đổi với bác sĩ để chữa trị các vấn đề rắc rối tiềm ẩn này.

5. Kem đánh răng

Nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate, và nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ do kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi kem đánh răng khác.

6. Các axit trong trái cây họ cam quýt

Các axit trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng môi. Nước sốt cà chua cũng có thể gây khó chịu và đau đớn khi bạn đang bị nẻ môi. Cinnamates, một chất được sử dụng trong bánh kẹo, kẹo cao su và kem đánh răng cũng có thể có tác dụng tương tự như axit trong trái cây họ cam quýt.

7. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A

Nếu bạn đang tiêu thụ quá nhiều vitamin A, hoặc đang dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin A, có thể gây ra tình trạng khô môi. Nếu bạn dùng hơn 25.000 IU vitamin A mỗi ngày, nghĩa là bạn đang tiêu thụ quá nhiều vitamin A.

8. Dị ứng

Có nhiều loại dị ứng có thể gây ra khô môi, trong đó có dị ứng với coban và niken. Nếu bạn dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin B12, nó có thể gây ra dị ứng với coban, dẫn tới khô môi và bong tróc môi.

9. Do thuốc

Một số loại thuốc kê theo toa, như Accutane để trị mụn trứng cá hay giảm nếp nhăn, thuốc huyết áp propranolol, hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine cũng có thể gây khô môi.

10. Do một số bệnh lý

Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và trở nên nứt nẻ. Bệnh tuyến giáp và vẩy nến cũng có thể gây khô môi. Bệnh Perleche, hoặc viêm môi góc cạnh, hay bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới làn da xung quanh miệng bị khô.


Môi quá khô có thể là tổ hợp của nhiều yếu tố như liếm môi, hoặc ăn đồ ăn nhiều muối, hoặc cũng có thể là những tình trạng đáng lo ngại hơn như cháy nắng, dị ứng, hoặc ung thư da. Và đôi khi, bong tróc môi cũng có thể là do các loại mỹ phẩm.

Nhưng tóm lại, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra khô môi và bong tróc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phân biệt được giữa tình trạng khô môi do những điều thông thường hay là dấu hiệu của một vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn.

Vì sao môi tôi lại bong tróc nhiều như vậy?

Có thể đó không phải điều gì bạn phải quá lo lắng cả. Môi không có tuyến bã nhờn, vì vậy nên môi không giữ được độ ẩm và luôn khô tự nhiên (đó là lý do vì sao môi không bao giờ có mụn!). Không có tuyến bã nhờn đồng nghĩa với việc da môi không thể tự sản sinh các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) hoặc các yếu tố giữ cho lớp ngoài của da được bảo vệ.

Thực tế, da môi gần như không có lớp bên ngoài. Không giống như các vùng da khác trên cơ thể, da môi gần như không có lớp da chết trên cùng. Lớp da này giống như một lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể, cấu thành bởi mỡ, protein và da chết. Lớp áo giáp này giúp bảo vệ khi da bị khô và cũng là một lớp "áo" chống nắng tự nhiên.

Vì vậy, trước khi bạn tự thuyết phục bản thân rằng bạn đang gặp phải vấn đề gì đó ngiêm trọng thì hãy nhớ rằng da môi vốn nhạy cảm hơn các vùng da khác trên cơ thể. Sử dụng son dưỡng môi có thể giúp cải thiện tình trạng môi khô và bong tróc.

Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khác có thể gây khô và bong tróc môi, từ chế độ ăn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng điểm qua các yếu tố đó nhé.

  1. Chế độ ăn có nhiều đồ ăn mặn và cay

Tại sao bị khô môi

Bạn là một fan cuồng của snack khoai tây và bánh quy mặn? Đó có thể là lý do khiến bạn luôn bị khô môi. Những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đặc biệt là đồ ăn được phủ muối bên ngoài, sẽ khiến muối dính lên môi. Muối giữ nước, vì vậy muối có thể hấp thụ nước từ da môi, khiến môi khô hơn. Bên cạnh đó, đồ ăn cay cũng có thể làm da bị kích ứng và gây mất nước cho da.

Hãy thử: Tránh các loại đồ ăn quá nhiều muối trong một thời gian và sử dụng son dưỡng môi có chứa sáp paraffin.

Chắc hẳn khi môi bị khô, ta thường có thói quen liếm môi nhiều hơn phải không nào? Tuy nhiên, điều này lại khiến môi càng khô hơn. Nước bọt có chứa các enzyme có tác dụng phân giải chất béo, protein và carbohydrate, và cũng chính là các thành phần cấu thành da môi. Về cơ bản, bạn đang “tiêu hóa” dần lớp da môi của mình mỗi khi liếm môi.

Hãy thử: Kiểm soát việc liếm môi. Hãy mang theo mình một thỏi dưỡng môi để bôi mỗi khi bạn có ý định liếm môi.

Hãy nhớ rằng, da môi không có lớp da ngoài cùng có chức năng chống nắng. Vì vậy, khi bạn ra ngoài dưới trời nắng mà không sử dụng dưỡng môi có chỉ số chống nắng thì rất có khả năng môi sẽ bị khô. Ánh nắng mặt trời làm do nước bốc hơi khỏi da, khiến da khô hơn. Hơn nữa, viêm da do cháy nắng có thể làm môi vốn khô còn bị bong tróc do da đang cố gắng thay mới.

  1. Các loại thuốc làm cho da môi khô hơn

Một vài loại thuốc điều trị bệnh có thể làm cho môi bị khô, đặc biệt là các loại thuốc trị mụn. Một trong những tác dụng phụ của thuốc trị mụn chính là làm môi khô nứt nẻ, vì vậy bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng dưỡng môi thường xuyên trong thời gian sử dụng thuốc trị mụn.

Bạn có khớp cắn ngược? Hoặc bạn bị chảy dãi khi ngủ? Những yếu tố này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm (và có thể gây nấm miệng). Loại nhiễm trùng này có thể làm cho da quanh miệng bị khô và bong tróc, thậm trí có thể bị nứt quanh khóe môi.

Hãy thử: Đi khám da liễu để được bác sĩ kê đơn các loại thuốc điều trị nhiễm trùng do nấm.

Khi bị viêm môi ánh sáng, da môi bị tổn thương mạn tính do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không còn khả năng tự chữa lành. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi.

Loại tổn thương lâu dài này và tình trạng da môi bị viêm chính là các yếu tố có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Ở những vùng da bị khô và nứt nẻ rất dễ xuất hiện ung thư da. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy ở người lớn tuổi xuất hiện ở môi dưới. Viêm môi ánh sáng đặc trưng bởi sự khô ráp và bong tróc, đặc biệt là ở môi dưới.

Hãy thử: Điều trị viêm da ánh sáng thường sử dụng liệu pháp tại chỗ hoặc hiệu pháp quang động học ánh sáng để kích thích các phản ứng miễn dịch loại bỏ các tế bào chết. Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ trước để được làm sinh thiết trước khi điều trị.

Tại sao bị khô môi

Thiếu hụt một vài loại vitamin nhóm B có thể dẫn đến da khô, nứt nẻ và tấy đỏ, thường đi kèm với những nốt giống như nổi mẩn quanh miệng.

Hãy thử: Đi xét nghiệm máu để xác định loại vitamin thiếu hụt và để bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên về việc bổ sung vitamin cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống.

  1. Bị dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc

Phản ứng dị ứng không thể gây bong tróc mà còn làm sưng đỏ quanh môi. Thông thường, dị ứng ở môi có thể là do những thành phần trong mỹ phẩm, đồ dưỡng da hay thậm chí là trong kem đánh răng. Ví dụ như cinnamic acid hoặc dẫn xuất từ quế là một trong những thành phần dễ gây dị ứng có trong kem đánh răng, có thể làm người dùng bị kích ứng.

Ngược lại, viêm da tiếp xúc xảy ra khi có tác động ma sát vào môi, thường gây ra bởi niềng răng hoặc các chất liệu cấy ghép nha khoa khác. Niềng răng bằng kim loại hoặc các chất liệu cấy ghép từ composite có thể là nguyên nhân gây khô môi mạn tính.

Hãy thử: Các loại thuốc bôi có chứa steroid hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, cần đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Lichen phẳng là một tình trạng viêm da thường biểu hiện dưới dạng những những nốt mẩn ngứa và tím trên cơ thể. Tuy nhiên những nốt này cũng có thể xuất hiện trên môi dưới dạng những mảng bong tróc nâu hoặc tím.

Vậy trong lúc này tôi có thể làm gì?

Một trong những tiêu chí chính để chống lại khô môi chính là phục hồi lại lớp bảo vệ cũng như giữ nước cho vùng da môi. Bạn có thể làm ẩm môi trước (không phải bằng nước bọt!) sau đó sử dụng những loại dưỡng ẩm có kết cấu dày để phủ lên môi, đặc biệt những loại có chứa sáp paraffin.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 loại thành phần có trong son dưỡng môi có thể gây kích ứng