Tại sao chủng ta phải nhân giống cho vật nuôi

Trả lời:

– Nhân giống thuần chủng là hình thức giao phối giữa con đực và con cái được chọn lọc. Đàn con khi sinh ra sẽ mang đặc điểm, gen giống hoàn toàn với bố và mẹ.  

– Mục đích: Đối với những giống vật nuôi, thủy sản đang dần mất đi hay bị lai tạp quá nhiều. Người nuôi muốn giữ lại được giống gốc ban đầu thì nên nhân giống thuần chủng để bảo vệ chúng.

– Số lượng cá thể gốc ban đầu sẽ được tăng lên. Hơn nữa, các thế hệ sau sẽ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, năng suất hơn.

– Nhân giống bằng cách này sẽ giữ được toàn bộ những ưu điểm, thế mạnh vượt trội của cá thể gốc.

Qua ví dụ sau, người nuôi sẽ hiểu rõ hơn về hình thức nhân giống phổ biến này. Bước đầu chọn heo mẹ và heo bố [cả hai chung 1 giống] cho giao phối. Kết quả nhận lại là đàn heo con có hầu hết các đặc điểm, hình dáng của con bố và mẹ. Cụ thể con bố và mẹ lông màu đen rậm dày, dáng to mập thì lợn con cũng giống như vậy.

Nên xem:   Nuôi Dế - Nghề mang lại lợi nhuận cao

Nhân giống thuần chủng bao gồm 3 loại:

  • Nhân giống thuần chủng vật nuôi ngay tại địa phương.
  • Nhân giống thuần chủng vật nuôi có lai tạp [nhập ngoại].
  • Nhân giống thuần chủng vật nuôi mới tạo nên

Trong chăn nuôi chim trĩ đỏ hay heo rừng bà con cũng thường thực hiện hình thức nhân giống này để bảo vệ, giữ được nòi giống gà và heo gốc ban đầu. Bên cạnh ưu điểm như đã phân tích trên thì hình thức này có thể để lại hậu quả không tốt. Nếu người nuôi chọn con giống cùng thế hệ [cận huyết, đồng huyết]. Thế hệ chim trĩ đỏ và heo rừng con có nguy cơ bị dị tật cao, chậm sinh trưởng và phát dục… Từ đó dẫn đến khả năng sinh sản kém, năng suất thấp.

Xem thêm: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản

Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống?

Trả lời:

Khác với nhân giống thuần chủng, lai giống vật nuôi là quá trình kết hợp nhiều cá thể khác biệt giao phối với nhau. Thông qua phương pháp này, thế hệ đàn con sẽ sở hữu nguồn gen đa dạng, cực kỳ phong phú.

Nhờ vào hình thức lai giống mà trên thị trường hiện nay, các vật nuôi, thủy sản, cây trồng… xuất hiện nhiều giống mới “độc lạ”.

Người dân biết tận dụng ưu thế của việc lai khác giống từ đó tạo nên loài mới mang nhiều gen trội, đặc điểm nổi bật.

Tuy nhiên, để con giống mới có thể sống khỏe mạnh, dễ dàng thích nghi với môi trường. Bà con cần biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý. Xây dựng chuồng trại cần phải đảm bảo kỹ thuật, đồng thời biết cách phòng chữa bệnh khoa học.

Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:

Trả lời:

Lai kinh tế [tận dụng ưu thế của con lai F1] là phương pháp lai cố định, người nuôi sử dụng con đực và con cái không chung giống giao phối với nhau để tạo con mới. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy vì mục đích chính của nó là kinh tế. Làm sao để vật nuôi mang lại năng suất hiệu quả cao [thịt, trứng, sữa…], bà con thu lợi nhuận như ý muốn.

Phương pháp này hiện nay được sử dụng khá rộng rãi ở lĩnh vực nuôi bò thịt.

  • Lai kinh tế hai giống: Cả hai đều thuần chủng
  • Lai kinh tế ba giống: Con cái có bố và mẹ thuần chủng lai với con đực khác giống [thuộc giống thứ 3].

Ngoài ra còn có lai kinh tế bốn giống: Lấy con cái từ lai kinh tế 3 giống x với con đực thuần chủng. Đây hình thức lai khá phức tạp nên nó không được phổ biến.

Bà con chú ý, lai kinh tế toàn bộ vật nuôi mục đích chính chỉ để lấy thịt, trứng, sữa, lông… Không dùng để làm giống.

Nên xem:   Mô hình nuôi gà ác - Kỹ thuật nuôi gà ác an toàn sinh học

Xem thêm: Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?

Trả lời:

– Lai gây thành [tạo con giống mới] là phương pháp lai được ứng dụng ngày càng phổ biến ở nhiều trang trại hiện nay. Bởi, chúng mang lại nhiều ưu điểm về vật nuôi. Hơn nữa, có thể lai tạo thành giống mới hưởng các gen trội nổi bật. Để thực hiện cách nhân giống này, người ta dùng 2 giống vật nuôi trở lên để giao phối cùng nhau. Thế hệ đàn con khi sinh ra sẽ hội tụ tất cả ưu điểm mà những phẩm giống đó có. Thậm chí còn tốt hơn cả cá thể bố và mẹ. Ví dụ như con to khỏe mạnh, năng suất cao [trứng, thịt, sữa…].

Xem thêm: Cách nuôi heo thịt nhanh lớn dành cho nhà nông

Như vậy, nếu bà con muốn sở hữu một con giống mới “độc – lạ” hay muốn nâng cao năng suất vật nuôi thì nên áp dụng phương pháp này.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 34: Nhân giống vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 91 sgk Công nghệ 7]: Em hãy lấy ví dụ khác và ghi vào vở bài tập:

    – Chọn phối cùng giống:

    – Chọn phối khác giống:

    Trả lời:

    – Chọn phối cùng giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái với lợn cái Móng Cái sẽ được thế hệ sau là những lợn Móng Cái.

    – Chọn phối khác giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái và lợn Cái Ba Xuyên được thế hệ sau là lợn lai Móng Cái – Ba Xuyên.

    [trang 92 sgk Công nghệ 7]: Em hãy đánh dấu X vào các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng sau vào vở bài tập sao cho phù hợp với phương pháp chọn phối:

    Phương pháp chọn giống Phương pháp nhân giống
    Con đực Con cái Thuần chủng Lai tạo
    Gà Lơ go Gà Lơ go
    Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái
    Lợn Móng Cái Lợn Ba Xuyên
    Lợn Lan đơ rat Lợn Lan đơ rat
    Lợn Lan đơ rat Lợn Móng Cái

    Trả lời:

    Phương pháp chọn giống Phương pháp nhân giống
    Con đực Con cái Thuần chủng Lai tạo
    Gà Lơ go Gà Lơ go X
    Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái X
    Lợn Móng Cái Lợn Ba Xuyên X
    Lợn Lan đơ rat Lợn Lan đơ rat X
    Lợn Lan đơ rat Lợn Móng Cái X

    Câu 1 trang 92 sgk Công nghệ 7: Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.

    Lời giải:

    – Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

    – Ví dụ: Phối lợn đực Ỉ với lợn cái Ỉ là phối cùng giống, Phối gà trống giống Rốt với gà mái giống Ri là phối khác giống.

    Câu 2 trang 92 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.

    Lời giải:

    – Mục đích: Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.

    – Phương pháp: Chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.

    Câu hỏi: Mục đích của nhân giống thuần chủng là:

    A. Phát triển về số lượng.

    B. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.

    C. Cả A và B đều đúng.

    D. Cả A và B đều sai.

    Lời giải:

    Đáp án:C. Cả A và B đều đúng.

    Giải thích:Mục đích của nhân giống thuần chủng là: Phát triển về số lượng. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống

    Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về Nhân giống vật nuôi nhé

    I. Chọn phối

    1. Thế nào là chọn phối?

    Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

    Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.

    2. Các phương pháp chọn phối

    Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn con đực với con cái cùng giống.

    - Ví dụ chọn phối cùng giống: chọn phối heo Móng Cái đực với heo Móng Cái cái sẽ được cá thể là heo Móng Cái thuần chủng.

    Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau.

    - Ví dụ chọn phối khác giống: Chọn gà trống giống Rốt [sức sản xuất cao] với gà mái Ri [thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sinh sản thấp] sẽ được cá thể có ưu điểm của cả hai.

    II. Nhân giống thuần chủng

    1. Nhân giống thuần chủng là gì?

    Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.

    đánh dấu [x] để chọn các cặp phối hợp cho trong bảng sau thuộc phương pháp nhân giống phù hợp:

    Chọn phối

    Phương pháp nhân giống

    Con đực

    Con cái

    Thuần chủng

    Lai tạo

    Gà lơgoGà lơgox
    Lợn Móng CáiLợn Móng Cáix
    Lợn Móng CáiLợn Ba Xuyênx
    Lợn LanđơratLợn Lanđơratx
    Lợn LanđơratLợn Móng Cáix

    2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?

    Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.

    Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.

    Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.

    III. Bài tập có đáp án

    Câu 1:Phát biểu nào dưới đây là đúng về chọn phối, trừ:

    A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.

    B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.

    C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.

    D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.

    Đáp án: C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước

    Giải thích:Phát biểu sai là: Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời

    Câu 2:Có mấy phương pháp chọn phối?

    A. 2

    B. 3

    C. 4

    D. 5

    Đáp án: A. 2

    Giải thích:Có 2 phương pháp chọn phối:

    - Chọn phối cùng giống

    - Chọn phối khác giống

    Câu 3:Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

    A. Có sức sản xuất cao.

    B. Thịt ngon, dễ nuôi.

    C. Cả A và B đều đúng.

    D. Cả A và B đều sai.

    Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

    Giải thích:Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

    - Có sức sản xuất cao.

    - Thịt ngon, dễ nuôi

    Câu 4:Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?

    A. Chọn phối cùng giống.

    B. Chọn phối khác giống.

    C. Chọn phối lai tạp.

    D. Tất cả đều sai.

    Đáp án: A. Chọn phối cùng giống.

    Giải thích:Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp chọn phối cùng giống

    Câu 5:Phát biểu nào dưới đây là đúng về nhân giống thuần chủng, trừ:

    A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.

    B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

    C. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.

    D. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.

    Đáp án: B.Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

    Giải thích:Phát biểu sai là: Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

    Câu 6:Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng:

    A. Gà Lơ go x Gà Ri.

    B. Lợn Móng Cái x Lợn Lan đơ rát.

    C. Lợn Móng Cái x Lợn Ba Xuyên.

    D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.

    Đáp án:D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.

    Giải thích:Phương pháp nhân giống thuần chủng là: Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái

    Câu 7:Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm ngoại hình của Gà Ri?

    A. Da vàng hoặc vàng trắng.

    B. Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…

    C. Mào dạng đơn.

    D. Tất cả đều đúng.

    Đáp án:D. Tất cả đều đúng.

    Giải thích:Đặc điểm ngoại hình của Gà Ri là:

    - Da vàng hoặc vàng trắng.

    - Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…

    - Mào dạng đơn

    Câu 8:Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm:

    A. Thể hình dài.

    B. Thể hình ngắn.

    C. Cả A và B đều đúng.

    D. Cả A và B đều sai.

    Đáp án:A. Thể hình dài.

    Giải thích:Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm thể hình dài

    Câu 9:Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ:

    A. Phải có mục đích rõ ràng.

    B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

    C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.

    D. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.

    Đáp án:B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

    Giải thích:Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ: Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia

    Câu 10:Ước tính khối lượng lợn theo công thức:

    A. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 87.

    B. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 87,5.

    C. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 97.

    D. m [kg] = Dài thân x〖[vòng ngực]〗^2 x 97,5.

    Đáp án:B. m [kg] = Dài thân x 〖[vòng ngực]〗^2 x 87,5.

    Giải thích:[Ước tính khối lượng lợn theo công thức: m [kg] = Dài thân x 〖[vòng ngực]〗^2 x

    Video liên quan

    Chủ Đề