Tại sao Cu không tác dụng với H2SO4

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 9 hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng?

A. Cu.

B. Al.

C. Mg.

D. Fe.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Cu.

Giải thích:

- Dung dịch H2SO4loãng phản ứng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa.

- Vậy kim loại Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4loãng.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về kim loại nhé!

Kiến thức tham khảo về kim loại

1. Kim loại là gì?

- Kim loại là nguyên tố phong phú nhất trong bảng tuần hoàn và một số là nguyên tố phong phú nhất trong vỏ trái đất. Một số trong số chúng thường được tìm thấy trong tự nhiên với độ tinh khiết ít nhiều, mặc dù hầu hết chúnglà một phần khoáng chất của lòng đấtvà chúng phải được con người tách ra trước khi có thể sử dụng.

- Kim loại có các liên kết đặc trưng được gọi là "liên kết kim loại". Trong loại liên kết này, các nguyên tử kim loại liên kết với nhau theo cách mà hạt nhân và các điện tử hóa trị của chúng [các điện tử ở lớp vỏ điện tử cuối cùng, các điện tử ngoài cùng] kết hợp với nhau tạo thành một loại "đám mây" xung quanh nó. Do đó, trong liên kết kim loại, các nguyên tử kim loại ở rất gần nhau và tất cả đều "nhúng" vào các điện tử hóa trị của chúng, tạo thành cấu trúc kim loại.

- Hơn nữa,kim loại có thể tạo liên kết ion với phi kim[như clo và flo] để tạo thành muối. Loại liên kết này được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion có dấu hiệu khác nhau, trong đó kim loại tạo thành ion dương [cation] và phi kim loại tạo thành ion âm [anion]. Khi các muối này hòa tan trong nước, chúng sẽ phân hủy thành các ion của chúng.

- Ngay cả hợp kim của một kim loại này với một kim loại khác [hoặc với một phi kim loại] vẫn là một vật liệu kim loại, giống như thép và đồng, mặc dù chúng là một hỗn hợp đồng nhất.

2. Phân loại kim loại

- Kim loại có 4 loại, mỗi loại có cấu tạo và ứng dụng khác nhau, phục vụ cho mục đích sản xuất khác nhau.

- Kim loại cơ bản

+ Là những kim loại dễ dàng phản ứng với môi trường bên ngoài, tạo nên sự ăn mòn, oxi hóa. Ngoài ra, chúng có có phản ứng hóa học với HCl [axit clohydric dạng loãng]. Một số kim loại cơ bản điển hình là sắt, chì, kẽm… Riêng đồng, mặc dù nó không có phản ứng hóa học với axit clohidric nhưng lại dễ bị oxy hóa nên cũng được phân vào nhóm kim loại cơ bản.

- Kim loại hiếm

+ Ngược lại với kim loại cơ bản, những kim loại thuộc nhóm hiếm ít bị ăn mòn bởi oxi và axit, giá trị của chúng cũng cao hơn nhiều so với các loại kim loại còn lại. Một số kim loại hiếm như: vàng, bạc, bạch kim…

- Kim loại đen

+ Là những kim loại có chứa sắt [Fe] và có từ tính. Ví dụ như gang, thép và các hợp kim từ sắt khác, được tạo thành từ 2 nguyên tố chủ yếu là sắt và carbon. Kim loại đen rất phổ biến và là một trong những kim loại được tái chế nhiều lần.

+ Tuy có độ bền và độ linh hoạt trong gia công tạo hình nhưng đây là kim loại dễ bị rỉ sét, vì nó có thành phần từ sắt. Để loại trừ khuyết điểm này, các nhà luyện kim sẽ bổ sung một số nguyên tố hóa học nhưCrom, niken… để tăng khả năng chống ăn mòn. Vật liệu điển hình cho hợp kim này chính là thép không gỉ, hay còn gọi là inox.

- Kim loại màu

+ Kim loại màu là các kim loại còn lại không phải kim loại đen. Chúng không có màu đen, không phải sắt hay hợp kim từ sắt. Chúng có màu đặc trưng riêng và được sản xuất từ quặng màu nguyên sinh hoặc thứ sinh. Kim loại màu chống ăn mòn tốt hơn kim loại đen, dẫn nhiệt và dẫn điện khá tốt. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nên khả năng đúc dễ dàng hơn so với kim loại đen.

3. Tính chất vật lý, hóa học của kim loại

a. Tính chất vật lý

* Tính dẻo

- Khi tác dụng cơ học đủ mạnh lên kim loại, nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do các lớp mạng tinh thể kim loại trượt lên nhau. Nhưng các lớp mạng tinh thể này không tách rời nhau mà vẫn liên kết với nhau nhờ các electron tự luôn luôn di chuyển qua lại giữa các lớp màng tinh thể. Do vậy, kim loại có tính dẻo.

- Những kim loại có tính dẻo hơn cả là Au, Al, Cu, Ag, Sn,… Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micrô [1 micrô =1/1000 mm] và ánh sáng có thể đi qua được.

*Tính dẫn điện

- Kim loại có tính dẫn điện

- Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau là do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.

+ Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…

+ Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt

*Tính dẫn nhiệt

- Đốt nóng một đây kim loại, những electron tự do ở đây di chuyển nhanh hơn. Trong quá trình chuyển động, những electron này truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, vì vậy kim loại dẫn nhiệt được.

- Nói chung những kim loại nào dẫn điện thì dẫn nhiệt tốt.

- Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt không giống nhau. Thí dụ tính dẫn nhiệt của các kim loại giảm theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe,…

* Ánh kim

- Hầu hết kim loại đều có ánh kim, vì các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được

- Tóm lại, những tính chất của kim loại nói trên là do electron tự do trong kim loại ra

b. Tính chất hóa học

-Tác dụng với phi kim

+ Kim loại [trừ Au, Ag, Pt] tác dụng với oxi tạo bazơ.

Ví dụ:

3Fe + 2O2 →Fe3O4

2Al + 3O2→2Al2O3

+ Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua [trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường]

Ví dụ:

2Na + S → Na2S

Fe + S→FeS

Hg + S → HgS

- Tác dụng với axit

Cu + 4HNO3[đặc] → Cu[NO3]2+ 2NO2+ 2H2O

- Tác dụng với dung dịch muối

Cu + 2AgNO3→ Cu[NO3]2+ 2Ag

- Tác dụng với nước

Mg + 2H2O→Mg[OH]2+ H2

H2SO4 không tác dụng với chất nào

  • Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
  • Tính chất hóa học của kim loại
    • 1. Tác dụng với phi kim
    • 2. Tác dụng với axit
    • 3. Tác dụng với dung dịch muối
    • 4. Tác dụng với nước
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Hóa 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại. Thông qua nội dung câu hỏi cũng như trả lời, giúp củng cố nâng cao kiến thức bài học, từ đó giúp bạn đọc vận dụng làm các bài tập liên quan.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:

  • Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là
  • Axit H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm
  • Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc 98 thu được Oleum có công thức dạng
  • Axit sunfuric đặc nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng
  • Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng

A. Cu.

B. Al.

C. Mg.

D. Fe.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa.

2Al + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Vậy kim loại Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án A

Tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với phi kim

a. Với oxi

Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.

3Fe + 2O2

Fe3O4

Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi

b. Với lưu huỳnh

- Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua [=S]

2Al + 2S Al2S3

c. Phản ứng với clo

Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua [-Cl]

2Fe + 3Cl2 2FeCl3

2. Tác dụng với axit

  • Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng [chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng]

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

  • Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.

Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau

M + HNO3 → M[NO3]n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O] + H2O

Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí

M + H2SO4 → M2[SO4]n + {S, SO2, H2S} + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước

Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.

2Al + 3FeSO4 → Al2[SO4]3 + 3Fe

4. Tác dụng với nước

Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

R + nH2O → H2 + R[OH]n

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba[NO3]2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là chất nào?

A. dung dịch NaCl

B. dung dịch AgNO3

C. dung dịch NaOH

D. quỳ tím

Xem đáp án

Đáp án D

Để nhận biết 3 dung dịch trên ta sử dụng quỳ tím

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

Hai dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: HCl, H2SO4

Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là Ba[NO3]2

Sử dụng dung dịch Ba[NO3]2 đã nhận biết được trước đó làm thuốc thử:

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì dung dịch ban đầu là axit H2SO4

Ba[NO3]2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3

Mẫu thử không có hiện tượng gì là HCl.

Câu 2. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu[OH]2.

B. Fe[OH]2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.

C. CaCO3, Cu, Al[OH]3, MgO, Zn.

D. Zn[OH]2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3

Xem đáp án

Đáp án B

Fe[OH]2 + H2SO4 → 2H2O + FeSO4

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

2NH3 + H2SO4 → [NH4]2SO4

Câu 3. Dãy chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng mà không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?

A. BaCl2, KOH, Zn.

B. NH3, MgO, Ba[OH]2.

C. Fe, Al, Ni.

D. Cu, S, C12H22O11

Xem đáp án

Đáp án D

Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

C12H22O11 + 24H2SO4 → 12CO2 + 24SO2 + 35H2O

Câu 4. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là

A. Na2SO3, CaCO3, Zn.

B. Al, MgO, KOH.

C. BaO, Fe, CaCO3.

D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.

Xem đáp án

Đáp án A

A.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

B.

2Al + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2↑

H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4

H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4

→ Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí

C.

BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4

CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + CaSO4

→ Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí

D.

H2SO4 + Zn → H2 + ZnSO4

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

→ Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí

Câu 5. Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg, Zn, Ag, Cu.

B. Mg, Zn, Fe, Cu.

C. Zn, Fe, Al, Mg.

D. Al, Cu, Fe, Ag.

Xem đáp án

Đáp án C

Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al, Mg.

Axit không tác dụng với Cu, Ag và Au.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.

B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.

C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.

D. Khi pha loãng axit sunfuric chỉ được cho từ từ nước vào axit.

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc là

Nguyên tắc pha loãng: Rót axit sunfuric [H2SO4] vào nước chứ không làm ngược lại.

Thao tác pha loãng: Cho nước tinh khiết vào cốc thí nghiệm. Cho axit sunfuric vào một cốc khác. Tỷ lệ axit/nước bao nhiêu phụ thuộc vào độ loãng của dung dịch.

Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của H2SO4 đặc?

A. tính háo nước

B. Tính axit

C. Tính oxi hóa

D. Tính khử

Xem đáp án

Đáp án D

H2SO4 đặc không có khử

Câu 8. Người ta sử dụng Axit sunfuric đặc làm khô các chất khí ẩm. Loại khí nào sau đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?

A. Khí SO2.

B. Khí H2S.

C. Khí NH3.

D. cả A và B đúng.

Xem đáp án

Đáp án A

Axit sunfuric đặc được sử dụng làm khô các chất khí ẩm. Loại khí có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc là khí không tác dụng được với H2SO4 đặc => SO2

Câu 9.Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Fe, Cu, Mg

B. Zn, Fe, Cu

C. Zn, Fe, Al.

D. Fe, Zn, Ag

Xem đáp án

Đáp án C

Cu, Ag không tác dụng với axit loãng.

Câu 10. Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Zn, Fe2O3, Ba[OH]2.

B. Ag, CuO, Cu[OH]2.

C. K2O, Fe[OH]2, K2CO3.

D. MgO, MgCO3, Mg[OH]2

Xem đáp án

Đáp án B

Oxit bazo, bazo và một số muối tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng

=> Đáp án: B vì có Ag đứng sau H2 không tác dụng được với H2SO4

Câu 11.Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây?

A. Al

B. Fe.

C. Mg.

D. Ag

Xem đáp án

Đáp án D

Ag là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H2SO4 loãng

Câu 12. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể hoà tan hoàn toàn chất rắn?

A. Cho hỗn hợp Cu, CuO vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Cho hỗn hợp Cu, Fe, Sn vào dung dịch FeCl3.

C. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

D. Cho hỗn hợp Na, Mg vào H2O.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 13. Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất H2SO4, Na2SO4, NaOH

A. Dung dịch BaCl2

B. Quỳ tím

C. Dung dịch Ba[OH]2

D. Zn

Xem đáp án

Đáp án B

Các chất cần nhận biết là H2SO4, Na2SO4, NaOH thuộc 3 loại chất khác nhau: axit, muối, bazơ.

Sự dụng chỉ thị là quỳ tím

Nhận biết được H2SO4: làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ

Nhận biết được NaOH: làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh

Còn lại sẽ nhận biết được Na2SO4 không làm quỳ tím chuyển màu

Câu 14.Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 đặc nguội phản ứng được với Al, Fe

C. H2SO4 có tính axit mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. H2SO4 loãng phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

B. H2SO4 đặc, nóng phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

C. HCl phản ứng với tất cả kim loại giải phóng khí H2.

D. HCl và HNO3 phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

Xem đáp án

Đáp án B

H2SO4 đặc, nóng phản ứng với nhiều kim loại [trừ Cu, Ag, Au…] giải phóng khí H2.

Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.

C. H2SO4 có tính axit mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 17. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 18. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ NaOH tạo 2 muối nào?

A. Na2S2 và NaHS

B. Na2S2 và Na2S

C. Na2S và NaHS

D. NaS và NaHS

Xem đáp án

Đáp án C

Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ sinh ra muối trung hòa hay muối axit

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

..............................

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãngtới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề