Chuyển phôi thất bại bao lâu chuyển tiếp

Chuyển phôi thất bại là tình trạng không có thai sau nhiều chu kỳ thụ tinh ống nghiệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là đáp ứng kém với kích thích buồng trứng, chất lượng phôi kém, vợ lớn tuổi, bất thường tử cung…

Quá trình chuyển phôi diễn ra từ 3-6 ngày sau khi tinh trùng thụ tinh với trứng

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng và noãn [trứng] được thụ tinh và tạo phôi trong phòng thí nghiệm. Sau một khoảng thời gian nuôi cấy, phôi sẽ được chuyển vào tử cung để làm tổ và người phụ nữ có thể mang thai.

Một chu kỳ IVF thường bao gồm:

Chuyển phôi là quá trình phôi thai bám vào niêm mạc tử cung trong thời gian làm tổ của người phụ nữ. Nó diễn ra trong vòng 3-6 ngày sau khi tinh trùng thụ tinh với trứng. Đây là  là giai đoạn cuối cùng nhưng có vai trò rất quan trọng, vì chỉ cần sai sót nhỏ trong vấn đề kỹ thuật của người chuyển phôi là có thể dẫn đến kết quả không mong muốn.

Trước thời điểm chuyển phôi, bác sĩ sẽ xem xét kết quả phôi của bệnh nhân và tư vấn số lượng phôi được chuyển. Số lượng phôi được chuyển sẽ ảnh hưởng đến việc mang thai và tỷ lệ đa thai. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khuyến khích bệnh nhân chuyển một phôi. Những phôi có chất lượng phù hợp còn lại sẽ được trữ lạnh cho chu kỳ chuyển phôi trữ. Phôi không đủ điều kiện sử dụng sẽ bị loại bỏ.

Quá trình chuyển phôi được chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn trước khi chuyển phôi: gồm thời kỳ chuẩn bị của lớp nội mạc tử cung, sự phân tách phôi sớm và sự cấy ghép phôi thai vào tử cung.
  • Giai đoạn chuyển phôi: phôi bám vào niêm mạc tử cung.

Hầu hết phụ nữ không cảm nhận triệu chứng gì, tuy nhiên một số khác có thể cảm thấy một số dấu hiệu chuyển phôi thất bại sau đây: [1]

  • Đau vùng chậu mãn tính;
  • Tắc ruột;
  • Ra huyết kèm theo đau vùng bụng dưới;
  • Đau khi giao hợp;
  • Khô âm đạo…

Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong quá trình làm tổ của phôi có thể liên quan đến đáp ứng kém với kích thích buồng trứng, chất lượng phôi kém, vợ lớn tuổi, bất thường tử cung, niêm mạc tử cung của bệnh nhân, hoặc một số bệnh lý mạn tính.

Phôi thai được kết hợp từ trứng và tinh trùng. Nếu một trong hai nhân tố này có chất lượng kém thì sẽ tạo ra một phôi thai “yếu từ trong trứng”. Khi đó, hiện tượng chuyển phôi thất bại là điều dễ hiểu.

Chất lượng phôi thai được đánh giá trong quá trình nuôi cấy. Khi đó, bác sĩ sẽ quan sát tiến trình phát triển của phôi và đánh giá chất lượng khi phôi được 3 và 5 ngày tuổi.

  • Đối với phôi 3 ngày tuổi: bác sĩ sẽ dựa trên tiêu chí số lượng, kích thước tế bào và sự phân mảnh của phôi để đánh giá phôi tốt hay không. Phôi loại 1 là phôi tốt nhất, khả năng thành công cao. Phôi loại 2 là trung bình, loại 3 là kém, tỷ lệ thành công thấp.
  • Đối với phôi 5 ngày tuổi: tiêu chí đánh giá là độ lớn của xoang phôi nang. Phôi tốt sẽ có xoang lớn hơn so với các phôi khác [ở cùng thời điểm đánh giá]. Ngoài ra còn có số lượng, chất lượng tế bào trong các phần khác nhau của phôi. Những phôi tốt là phôi có nhiều tế bào, nén chặt và không bị phân mảnh.

Dựa vào kết quả phân tích chất lượng phôi, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận phôi có đủ chất lượng để tiến hành chuyển phôi hay không. Nếu phôi có chất lượng kém thì chu trình IVF sẽ tạm hoãn để chờ phôi tốt.

Niêm mạc tử cung là lớp mỏng bao quanh bề mặt phía bên trong tử cung, có vai trò quan trọng đối với quá trình thụ thai. Nó sẽ thay đổi kích thước [dày lên hoặc mỏng đi] vào từng thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều có khả năng cản trở quá trình thụ thai. Độ dày 7-8mm của niêm mạc tử cung được xem là lý tưởng cho việc thụ thai. Nếu niêm mạc tử cung tại thời điểm chuyển phôi có độ dày < 7mm thì tỷ lệ thất bại sẽ rất cao.

Ngoài kích thước, một số yếu tố làm giảm khả năng tiếp nhận của niêm mạc tử cung bao gồm:

  • Tình trạng viêm niêm mạc tử cung mãn tính [CE]
  • Những bất thường trong khoang tử cung, chẳng hạn như polyp, vách ngăn tử cung hoặc dính buồng tử cung
  • Quá trình chuyển phôi xảy ra sớm [trước thời gian làm tổ] hoặc muộn [sau thời gian làm tổ].

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật, liệu pháp tiên tiến giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung. Trong đó, sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là phương pháp hiện đại đang được áp dụng tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Hệ thống

BVĐK Tâm Anh [IVFTA]. Phương pháp này sẽ tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF cho những trường hợp có nguy cơ thai khó làm tổ do niêm mạc tử cung mỏng hay giảm khả năng chấp nhận của niêm mạc tử cung.

Viêm nhiễm niêm mạc tử cung, bất thường trong lòng tử cung là yếu tố nguy cơ của thất bại chuyển phôi nhiều lần

Đôi khi, nguyên nhân của chuyển phôi thất bại đến từ những bất thường không liên quan gì đến hệ thống sinh sản nữ, chẳng hạn như:

  • Tăng huyết áp – tiền căn của rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ sảy thai nhiều lần cũng như thất bại trong quá trình chuyển phôi.
  • Rối loạn miễn dịch: Tình trạng này khiến phôi bị hệ thống miễn dịch của người mẹ từ chối tiếp nhận, ngăn không cho phôi thai tự làm tổ trong tử cung của người phụ nữ.

Khi được bác sĩ thông báo quá trình chuyển phôi đã thất bại, không có nghĩa là mọi chuyện đã chấm hết và vợ chồng bạn không thể có con. Bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành một số kỹ thuật để giúp tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi. Các kỹ thuật đó là:

Để tạo cơ hội tốt cho việc phôi thai làm tổ, tất cả các bất thường trong lòng tử cung như dính buồng tử cung, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, u xơ tử cung… đều cần được xử lý [các bất thường này cũng là nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp]. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi buồng tử cung hoặc mổ hở – tùy tình trạng bệnh. Trong trường hợp phẫu thuật cũng không thể giải quyết được các bất thường tử cung, bác sĩ có thể tính tới phương án nhờ người mang thai hộ.

Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5 cao hơn gấp 1,35 lần so với chuyển phôi ở giai đoạn phôi sớm. Phôi ngày 5 phản ánh chất lượng tốt, vì chỉ có phôi tương đối tốt trở lên mới có thể phát triển đến ngày 5. Chuyển phôi ngày 5 sẽ hợp với sinh lý hơn, khả năng bám vào niêm mạc tử cung làm tổ cao hơn. Nuôi phôi ngày 5 kết hợp sàng lọc phôi sẽ loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng cơ hội có con khỏe mạnh. Chuyển phôi ngày 5 cũng giúp hạn chế khả năng đa thai vì mỗi lần chuyển phôi ngày 5, bác sĩ sẽ chỉ chuyển 1-2 phôi.
Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ [PGT] sàng lọc bất thường NST

Nghiên cứu cho thấy nhiều bệnh lý di truyền có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ sau. Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ [PGT] nhằm xác định lệch bội của nhiễm sắc thể, căn nguyên gây ra các bệnh lý di truyền, chẳng hạn như hội chứng Patau [trisomy 13], hội chứng Edward [Trisomy 18], hội chứng Down [Trisomy 21]…

Tình trạng lệch bội nhiễm sắc thể ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Trong số các ca sảy thai được ghi nhận, số ca do hiện tượng phôi/thai lệch bội lên đến 70%. PGT giúp sàng lọc lựa chọn các phôi nguyên bội để chuyển cho bệnh nhân, ngăn ngừa tình trạng thai nhi bị bệnh lý di truyền.

Các yếu tố đông máu cũng như các tiền chất của nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Em bé lớn lên nhờ được cung cấp chất dinh dưỡng cũng như một số kháng thể quan trọng từ mẹ thông qua nhau thai. Do đó, nếu trong máu của mẹ có các chất đông máu, quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để quản lý tình trạng đông máu, bác sĩ thường kê đơn aspirin và heparin. Đây là phương pháp rất hiệu quả để giúp quá trình chuyển phôi diễn ra thuận lợi và thai kỳ tiến triển tốt, thường được tiến hành trước khi mang thai và tiếp tục cho đến khi em bé ra đời.

Phân tích độ nhạy cảm niêm mạc tử cung [xét nghiệm ERA] là một công cụ chẩn đoán phân tử, cho phép kiểm tra tình trạng liên kết giữa một tập hợp các gen với niêm mạc tử cung. Nói cách khác, ERA cung cấp cho chúng ta thông tin về khả năng thụ cảm của niêm mạc tử cung chỉ qua sinh thiết. [2]

Không chỉ vậy, ERA còn có thể phát hiện những bất thường trong tử cung. Nếu tìm thấy bất thường, bệnh nhân được khuyến cáo trữ lạnh phôi nang. Việc chuyển phôi IVF sẽ được hoãn lại cho đến khi niêm mạc tử cung của họ dễ tiếp nhận phôi hơn.

Màng trong suốt [Zona pellucida – ZP] là lớp màng bảo vệ bên ngoài bao quanh noãn. Sau khi tinh trùng xâm nhập vào noãn và bắt đầu quá trình thụ tinh, phôi thai sẽ phát triển trong giới hạn của ZP trong khoảng thời gian 5-7 ngày. Sau đó, ZP từ từ mỏng dần, phôi nở rộng và bị đẩy từ từ ra khỏi ZP. Nhờ vậy phôi mới có cơ hội bám vào thành tử cung để làm tổ. Tuy nhiên, đối với các trường hợp phôi đông lạnh, ZP bị dày hoặc cứng lên khiến phôi khó thoát màng. Do đó, một kỹ thuật trong phòng thí nghiệm đã được phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho phôi bị đẩy ra khỏi ZP và được gọi là quá trình hỗ trợ phôi thoát màng.

Hỗ trợ phôi thoát màng [assisted hatching – AH] là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt, giúp phôi dễ thoát ra ngoài và làm tổ vào tử cung hơn.

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng thường được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ lớn tuổi, ít phôi, chất lượng kém;
  • Bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần;
  • Bệnh nhân bị tăng FSH;
  • Bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh;
  • Bệnh nhân thực hiện kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm [IVM];
  • Bệnh nhân có phôi có màng ZP bất thường, dày, không đều.

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quy trình hỗ trợ phôi thoát màng được thực hiện vào ngày chuyển phôi trữ với tuổi phôi ngày 3. Quá trình thực hiện kỹ thuật này cần sự hỗ trợ của kính hiển vi và các dụng cụ chuyên dụng. Sau khi rã đông, màng trong suốt phôi được làm mỏng bằng tia laser. Sau đó, phôi được chuyển trở lại tủ nuôi cấy cho đến khi thực hiện chuyển phôi.

Đây là giải pháp tốt nhất cho các trường hợp làm tổ thất bại nhiều lần, trong khi tử cung và nội mạc tử cung không phát hiện bất thường. Nhờ sử dụng trứng hiến tượng, chất lượng phôi cao hơn đáng kể, giúp tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi.

Tương tự, chất lượng tinh trùng kém cũng có thể ảnh hưởng đến việc cấy phôi. Vì vậy, IVF hiến tinh trùng sẽ là giải pháp cho các cặp vợ chồng gặp thất bại chuyển phôi liên tiếp mà nguyên nhân xuất phát từ phía người chồng.

Bên cạnh việc thực hiện các kỹ thuật hiện đại, để tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi trong lần kế tiếp, bạn cần: [3]

Biết được nguyên nhân chính xác của việc chuyển phôi không thành công sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để sớm có tin vui.

Việc chuyển phôi thất bại liên quan đến các vấn đề miễn dịch có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc. Nếu nguyên nhân là do các vấn đề về tử cung, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể.

Nếu sự thất bại trong quá trình chuyển phôi là do các vấn đề về phôi thai, phương pháp điều trị bao gồm:

  • Chuyển phôi từ 3 đến 6 ngày sau khi thụ tinh.
  • Xét nghiệm di truyền thể dị bội [PGT-A] để chuyển phôi không có bất thường nhiễm sắc thể.
  • Hỗ trợ phôi thoát màng

Tìm hiểu được nguyên nhân chuyển phôi thất bại sẽ giúp tìm được phương pháp khắc phục hiệu quả, giúp vợ chồng sớm đón con yêu

Thụ tinh ống nghiệm IVF là một chặng đường dài mà nếu vợ chồng bạn không kiên trì, sẽ rất khó để đi đến tận cùng. Do đó, chuẩn bị tâm lý để “chiến đấu” lâu dài là bước vô cùng quan trọng. Quá hy vọng hay quá lo lắng, nóng vội, căng thẳng khi bắt đầu hoặc suy sụp, chán nản khi thụ tinh một lần không thành công là những rào cản trong hành trình tìm con bằng IVF.

Nguyên nhân phổ biến của thất bại trong chuyển phôi là tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng và chất lượng trứng, tinh trùng. Vì thế, trước khi bước vào quá trình thụ tinh ống nghiệm, vợ chồng bạn nên cải thiện sức khỏe bằng cách hạn chế chất kích thích, thức uống có cồn như cà phê, rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cần thiết và thiết lập giờ giấc sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, stress; tập thể dục đều đặn, đi du lịch để thư giãn tinh thần.

Tại Việt Nam, hiện có gần 30 trung tâm hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thành công và giá thành hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào trang thiết bị máy móc, trình độ của bác sĩ, phác đồ điều trị, tay nghề kỹ thuật viên, quy trình kiểm soát chất lượng…

IVFTA sở hữu phòng Lab ISO 5 siêu sạch đầu tiên tại Đông Nam Á. Tại đây, các chuyên gia phôi học có thể thực hiện được tất cả các kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình hỗ trợ sinh sản như hỗ trợ phôi thoát màng [AH], sàng lọc di truyền tiền làm tổ [PGS], nuôi phôi ngày 5, trữ lạnh phôi, noãn và tinh trùng… Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh còn có sự phối hợp liên khoa IVF – Nam học – Sản Phụ khoa – Sơ sinh, giúp chăm sóc toàn diện cho cả mẹ và bé từ lúc còn trong giai đoạn phôi thai đến khi mẹ tròn con vuông, chăm sóc trẻ những năm tháng đầu đời.

Video liên quan

Chủ Đề